“Vùng đỏ” Covid-19: Cách người Ý sống trong điều kiện cách ly
Ở Ý, các biện pháp kiểm dịch cách ly đã được mở rộng do sự lây lan dịch bệnh virus corona (Covid-19).
Cư dân ở các khu vực khác nhau của đất nước này đã chia sẻ với Sputnik cảm xúc của họ về cuộc sống trong bối cảnh mới.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố rằng quy định hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác do bùng phát coronavirus sẽ được mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ đất nước.
Tương ứng với những biện pháp mới, tất cả các quán bar và nhà hàng ở Ý cần đóng cửa vào lúc 6 giờ chiều. Trong những giờ ban ngày, việc phục vụ ở các cơ sở này chỉ có thể được thực hiện với yêu cầu giữ khoảng cách cần thiết giữa các vị khách. Việc giảng dạy học tập trong các trường phổ thông và đại học ngừng cho đến ngày 3 tháng 4. Cấm tiến hành mọi nghi lễ, kể cả đám cưới, đám tang và lễ thánh trong giáo đường. Nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng và các trung tâm tập luyện thể dục thể thao không hoạt động.
Cuộc sống trong điều kiện cách ly
Nữ cư dân Milan, chị Yulia Nikolaenko kể với Sputnik về cách người Ý sống trong hoàn cảnh cách ly.
“Thành phố bây giờ trông giống như hoang mạc. Các quán bar, nhà hàng trống rỗng. Trên khắp nước Ý, toàn bộ trường mẫu giáo, trường phổ thông và đại học, các Câu lạc bộ thể hình, phòng tập thể thao đều đóng cửa, huỷ bỏ mọi sự kiện công cộng đại chúng. Nhiều cơ sở giáo dục đã tổ chức việc dạy trẻ em học trực tuyến. Cả việc làm kiếm sống cũng thế. Nhiều cơ sở sản xuất bị đóng cửa, điều mà mọi người thấy không hài lòng vì phải chịu mất thu nhập. Chiều qua đã xảy ra cuộc náo loạn trong các nhà tù, tù nhân đập phá phản đối vì người thân của họ không thể đến thăm nuôi, họ đòi được thả ra”, chị Yulia Nikolaenko nói.
Xét theo góc độ quan điểm tâm lý học, tình hình thật chẳng giản đơn, chị nhận xét. “Khi xuất hiện những thông tin đầu tiên về những bệnh nhân, bắt đầu cơn hoảng loạn, xếp hàng rồng rắn trong các siêu thị và mọi người quét sạch mọi thứ. Vợ chồng tôi đợi vài ngày rồi sau đó chúng tôi bình tĩnh mua hàng, mọi thứ đã được nhập về đầy đủ. Cơn thần kinh hoảng loạn kế tiếp xảy ra khi có công bố Lombardia (vùng phía bắc nước Ý với thủ phủ là Milan) bây giờ là vùng cách ly, mọi người nháo nhào tháo chạy về miền nam: xe lửa đông chật, không có vé bán nữa. Hôm qua Chính phủ ra lệnh cấm di chuyển trong nước, và hôm nay lại hoảng loạn trở lại, bão vét hàng trong các siêu thị… Tôi nhận được thông báo rằng ga tàu điện ngầm ở Milan có dàn cảnh sát đeo mặt nạ phong tỏa, họ xét giấy tờ và hỏi bạn là định đi đâu, chị Yulia Nikolaenko cho biết.
Video đang HOT
Chị Olga Tarasova sống ở vùng ngoại ô Milan kể trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng ở đó thực hiện các biện pháp cách ly giống như trong thành phố.
“Tất cả đóng cửa, huỷ mọi sự kiện. Từ hôm nay, toàn bộ nước Ý là “vùng đỏ”. Cho đến 3 tháng 4, mà lúc đó cũng có thể gia hạn tiếp. Cấm di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, chỉ được đi vì công việc và theo lý do chính đáng. Tuy nhiên tôi không thấy sự hoảng loạn trong thành phố, những người đeo khẩu trang ngoài đường có thể đếm trên đầu ngón tay”, chị Olga Tarasova thông báo.
Các cư dân Rome cho đến gần đây vẫn cố gắng giữ thái độ tích cực, nhưng khi vừa có tin trong thành phố đã xuất hiện người bệnh thì tâm thế cộng đồng thay đổi rất nhanh, chị Anna Sidorina cư dân ở đây cho biết.
“Mọi người cư xử bình tĩnh, nhưng bầu không khí khá ngột ngạt căng thẳng”, chị nói thêm trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
“Trường phổ thông, mẫu giáo và đại học đều đóng cửa từ ngày 5 tháng 3, còn từ hôm qua có lời kêu gọi dân chúng đừng rời khỏi nhà nếu không thật cần thiết, chỉ đến bệnh viện và đi mua đồ ăn. Nhiều người chuyển sang chế độ làm việc tại nhà hoặc là bắt buộc nghỉ phép không theo kế hoạch. Tôi là chuyên viên trong phòng thí nghiệm của bệnh viện, và chúng tôi phải đến chỗ làm. Mặc dù một số người vẫn ở lại nhà vì không có ai trông nom con cái khi các trường học đều đóng cửa. Trong gian căng-tin tại chỗ làm, những cái bàn được kê lại, đặt cách xa nhau để tăng khoảng cách giữa mọi người lúc dùng bữa. Trong các bản tin thời sự buổi sáng liên tục nói về virus, hô hào cư dân không nên hoảng sợ và tuân thủ các biện pháp an toàn, thế nhưng khi cứ nói liên hồi về virus thì có vẻ lại càng gây hoang mang”, chị Anna Sidorina nhận xét.
Anh Ilya Sokolov sống ở Catanzaro – đây là điểm cực nam của nước Ý, trong khu vực Calabria. Khi được Sputnik đề nghị cho lời bình luận, anh giải thích rằng các biện pháp cách ly ở đó cũng chính xác y như tại các khu vực khác của đất nước.”Trường học và vườn trẻ đóng cửa, một số nơi công cộng với các cửa hiệu, nhà hàng cũng đóng. Và, tất nhiên, do tình trạng này, nhiều người thành ra mất việc. Ở những nơi vẫn mở thì ban hành chế độ an toàn bắt buộc: nhân viên cũng như các vị khách nhất thiết phải giữ khoảng cách không dưới 1m. Thế nhưng cũng chỉ một vài điểm công cộng có thể hoạt động với những nghĩa vụ như vậy”, anh Ilya Sokolov nói.
Tại Ý ghi nhận hơn 9.100 trường hợp nhiễm chủng coronavirus mới, 720 người đã hồi phục, có 460 ca tử vong.
Theo danviet.vn
Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19
Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh.
Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Trong nhiều trường hợp, họ cũng tiêu hủy tiền. Những tờ tiền này chủ yếu đến từ khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, như bệnh viện.
Bảo tàng Louvre của Pháp tuần này cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. Họ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng, nhằm giúp nhân viên yên tâm trở lại làm việc, AP cho biết.
Trong khi đó, từ ngày 21/2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã cách ly số đôla từ châu Á trong 7 - 10 ngày. Họ sau đó sẽ xử lý và đưa chúng trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính.
Tiền tệ các nền kinh tế trên thế giới. Ảnh: Reuters
Mối lo về khả năng lây bệnh của tiền mặt ngày càng tăng khi hơn 100.000 người trên thế giới đã nhiễm, chủ yếu ở Trung Quốc. Dịch bệnh có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử - công nghệ vốn từ lâu vẫn không được chuộng bằng tiền mặt tại Mỹ, theo hãng nghiên cứu IDC.
Thanh toán di động và không chạm như Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay đang là các lựa chọn thay thế tiền mặt. Người mua chỉ cần điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng. "Cũng dễ hiểu vì sao họ muốn dùng điện thoại hay thẻ, vì không cần ký và không cần chạm vào thiết bị", Aaron Press - nhà nghiên cứu tại IDC cho biết.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chính sách để giảm tiếp xúc với bề mặt. Starbucks ngừng sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ. Instacart cũng ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà, nhằm giảm tiếp xúc người với người.
"Chúng ta đang phát tán vi sinh vật thông qua tiền mặt", Paul Matewele - Giảng viên Đại học London Metropolitan cho biết trên CNN, "Các nghiên cứu chỉ ra ở đây hiện diện những thứ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới".
Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học New York chỉ ra có nhiều loại vi sinh vật sống trên tiền mặt, kể cả virus gây các bệnh tương tự cúm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay sau khi cầm tiền và đặc biệt trước khi ăn cơm.
Trên thực tế, thẻ tín dụng cũng không thực sự vệ sinh hơn. Vi sinh vật vẫn có thể truyền sang thẻ tín dụng khi chuyền tay và sử dụng máy quẹt thẻ.
Press cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tiếp xúc bằng cách không yêu cầu ký khi thanh toán. Với các giao dịch giá trị thấp, như ly cà phê và sandwich, việc ký để tránh lừa đảo không có mấy ý nghĩa.
Trung Quốc vốn đang tiến tới xã hội không tiền mặt, từ trước khi dịch bệnh nổ ra. Theo eMarketer, gần 50% dân số nước này thanh toán di động trong quý II/2019. Một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần trước cho biết nước này sẽ tăng cường thanh toán di động để tránh tiếp xúc không cần thiết giữa người với người.
Dù nhiều người mua sẽ cảm thấy thoải mái hơn với hình thức thanh toán này, Matewele cho biết người dùng nên giữ vệ sinh cả điện thoại nữa. "Tôi cho rằng các dạng thanh toán điện tử sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, chúng ta cần vệ sinh điện thoại sau khi chạm vào các bề mặt khác", ông nói.
Theo VNE
Đại sứ Hàn mong Việt Nam không cách ly kỹ sư Samsung Đại sứ Park Noh-wan lo ngại Samsung có thể thiệt hại đến 10 tỷ USD nếu 1.000 chuyên gia Hàn Quốc tới Việt Nam bị cách ly nhằm ngăn nCoV. "Nếu các chuyên gia và kỹ sư của công ty Samsung vào Việt Nam và phải chịu cách ly, doanh nghiệp này có thể bị thiệt hại đến 10 tỷ USD", Đại sứ...