Vùng đất ví như “Miền cổ tích” nơi rẻo cao Tây Bắc, khách đến nhớ từ cái cổng bản cho tới món cá suối nướng
Từ cái cổng bản đến cái bóng đèn thắp sáng, cái lọ hoa, lọ đựng bàn chải răng… cũng đậm chất núi rừng; để khách đến, khách đi đều nhớ về Ngọc Chiến như một miền cổ tích…
Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là bước sang năm mới nhưng ông Lò Văn Pháng và vài người giúp việc vẫn đang loay hoay khoan đục mấy cái ống bương trước sân Homestay giữa trung tâm xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
Ông Pháng bảo: Khách đến với Ngọc Chiến là để tham quan miền cổ tích nơi rẻo cao nên mọi thứ ở đây cũng phải có nét riêng của miền cổ tích…
“Ngọc Chiến phải xứng đáng là viên ngọc”
Vừa rót chén trà nóng mời khách, ông Pháng vừa tranh thủ lồng bóng đèn điện vào trong cái ống bương vừa khoan mấy chục lỗ, rồi treo lên ngắm thử. Ánh sáng điện xuyên qua những lỗ khoét trên ống bương tạo ra thứ ánh sáng lỗ chỗ như mảnh vải hoa trên vách nhà.
Hàng chục cọn nước đã được nông dân Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) tạo dựng trên nhiều cánh đồng ở các bản làng, thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Bùi Tiến Sỹ)
Tạm bằng lòng với kết quả sáng tạo của mình, ông Pháng giao lại cho người giúp việc rồi quay sang tôi, phân trần: Ngọc Chiến bây giờ thành điểm đến của nhiều du khách, cả trong nước và người nước ngoài.
Du khách đến với chúng tôi là bởi họ thích ngủ nhà sàn, tường gỗ, thích ngắm núi cao, xem nước chảy nơi suối sâu; ăn cơm lam, cá nướng than củi…
Vì thế, đến cái bóng đèn thắp sáng, cái lọ hoa, lọ đựng bàn chải răng… mình cũng phải sáng tạo hơn cho nó đậm chất núi rừng. Chứ nhà cao tầng, bê tông cốt thép, điện cao áp thì thành phố thiếu gì, còn rực rỡ hơn vùng cao nhiều lần ấy chứ.
Tại Ngọc Chiến, với sự đóng góp công sức đầy tính sáng tạo, nhiều khu vui chơi, giải trí đã được đầu tư xây dựng, làm du khách thích thú khi đặt chân đến miền quê này. (Ảnh: Kiều Thanh Tâm)
Rồi ông kể: Ngọc Chiến vốn là xã vùng 3 của huyện nghèo Mường La (Sơn La). Nói cách khác, Ngọc Chiến là xã nghèo của một trong 62 huyện nghèo của cả Nước.
Với độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, lại cách xa trung tâm huyện tới 30km. Bà con các dân tộc ở đây sống bằng nghề nông là chính….Bởi thế, nhiều năm qua, Ngọc Chiến chỉ được người ta biết đến là bởi cái tiếng: Xã đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Ngọc Chiến từng được biết tới là nơi nghèo khó đến mức, hàng năm, cứ sau mỗi dịp tết cổ truyền là bản làng nơi đây im ắng hẳn bởi hàng trăm nam thanh nữ tú trong xã lại rời quê hương, lên đường đi làm thuê, làm mướn nơi xa. Quê nhà không gánh nổi giấc mơ giản đơn mà thiết thực: Thoát nghèo.
Nhưng 5 năm trở lại đây, như các anh đã thấy, Ngọc Chiến đã thay da đổi thịt. Người ta bắt đầu biết đến Ngọc Chiến với một cái thương hiệu mới: Miền cổ tích nơi rẻo cao Tây Bắc.
Du khách thích thú khi đến với Ngọc Chiến bởi họ được trải nghiệm những cung đường gian nan đủ làm hưng phấn các phượt thủ, nhất là đèo Sam Xíp nổi tiếng với 30 con dốc và cua tay áo nối tiếp nhau.
Những chiếc cổng bản được xây dựng kì công từ thứ vật liệu sẵn có như: Đá, cá, sỏi… lấy từ ven suối, ruộng nước của Ngọc Chiến (ảnh: Bùi Tiến Sỹ)
Người ta sẽ được thấy những chiếc cọn nước xoay vần – biểu tượng nền văn minh nông nghiệp cổ xưa của ông cha mình. Thấy những cối gạo giã bì bộp bằng sức nước; thấy những vườn hoa trăm sắc trải dài trên những lối đi.
Họ được ăn thứ cốm xanh Mường Chiến do các thiếu nữ xinh đẹp giã cốm bằng chày tay trong những cối đá xanh cổ xưa; được nếm vị cá suối nước lạnh dưới chân đại ngàn Hoàng Liên hùng vĩ; được ngắm những công trình bằng đá có mặt ở khắp nơi hay chiêm ngưỡng thần cây Sa Mu cả ngàn năm tuổi…
Tự bàn tay ta làm nên cổ tích
Nghe ông Pháng nói, tôi lại chợt nhớ tới những câu chuyện lúc chiều, khi làm việc cùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Chiến – ông Lò Văn Phới: Nông dân Ngọc Chiến tuy nghèo nhưng đầy lòng hiếu khách, luôn sẵn tinh thần sẻ chia cộng đồng và giàu tính sáng tạo.
Các anh có thể đến với bất cứ bản nào trong xã, dù là bản người Thái, người La Ha hay bản người Mông… cũng sẽ cảm nhận được rõ nét những tinh thần ấy.
Nhiều kì công bằng đá sỏi đã được dựng nên ở Ngọc Chiến, tạo sự khác biệt với những miền quê khác nơi rẻo cao Tây Bắc. (Ảnh: Bùi Tiến Sỹ)
Trước chiếc cổng đá dẫn vào khu nhà thờ thần cây Sa Mu ngàn năm tuổi ở bản Nà Tâu, ông Phới không giấu vẻ tự hào: Các anh đến đây là đã đi qua nhiều bản làng và đã thấy bà con chúng tôi chung tay xây dựng bản làng như thế nào rồi đấy.
Từ những chiếc cọn nước bên cánh đồng lúa, tới những bình rượu cần khổng lồ hay cổng bản ốp đá, những cung đường bê tông rộng rãi, những nhà văn hoá bản… đều do sự đóng góp công sức của người nông dân nơi đây.
Các chi hội Nông dân ở NGọc Chiến luôn là lực lượng sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ… xây dựng quê hương thành miền cổ tích. (Ảnh: Bùi Tiến Sỹ).
Các chi hội nông dân ở đây góp phần rất tích cực vào quá trình xây dựng Nông thôn mới cũng như chung tay làm nên miền cổ tích Ngọc Chiến này.
Chỉ nói riêng cái cổng đá khu nhà thờ này, bà con đã gom từng ý tưởng hay, góp cả trăm ngày công; lựa chọn từng viên đá, đãi từng hạt cát dưới suối sâu mang về chung tay xây dựng.
Chính vì sự chung tay vô điều kiện của bà con nơi đây nên nhiều người vẫn gọi những dự án đầu tư xây dựng ở Ngọc Chiến này là “Những dự án không đồng”. Chúng tôi tự hào về điều đó.
Hàng chục km đường giao thông, cầu, cống, mương phai dẫn nước; khu vui chơi, giải trí, văn hoá tâm linh… ở Ngọc Chiến đã được các cán bộ, đảng viên, người dân nơi đây chung tay xây dựng.
Xác thực những tâm sự của Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) với chúng tôi, ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng uỷ xã Ngọc Chiến, bảo: Tất cả là công sức của cán bộ, đảng viên và người dân Ngọc Chiến. Tôi rất cảm phục và trân trọng những đóng góp của người dân Ngọc Chiến; đặc biệt là những cán bộ, hội viên Hội Nông dân, trong hành trình xây dựng miền cổ tích trên rẻo cao này.
Quảng Trị: Bỏ đời làm thuê về quê nuôi bò vỗ béo, con nào cũng to đẹp, anh nông dân lãi 300 triệu/năm
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp, anh Đỗ Quốc Hoài (sinh năm 1990), ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã đầu tư xây dựng và bước đầu thành công với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ.
Thành công của mô hình nuôi bò vỗ béo chính là động lực để anh Đỗ Quốc Hoài, thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo của anh Đỗ Quốc Hoài, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).- Ảnh: M.L
Học xong trung học phổ thông, Hoài nghỉ học ở nhà đi làm thuê và buôn bán tại địa phương. Tuy nhiên, từ khi COVID-19 xảy ra, việc làm ăn của anh gặp nhiều khó khăn.
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu tại địa phương, anh tìm cách chuyển hướng sang làm nông nghiệp với ý định xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò vỗ béo.
Để thực hiện kế hoạch này, anh dành nhiều thời gian lên mạng internet tìm hiểu thông tin, kiến thức về các mô hình nông nghiệp sạch và tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi hiệu quả ở địa phương.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện xây dựng mô hình mới, với 2 sào đất sẵn có của gia đình cùng với số vốn tích góp được và vay thêm vốn ngân hàng được 2 tỉ đồng, anh xây dựng chuồng trại quy mô để nuôi bò vỗ béo, lựa chọn những con giống chất lượng cao mua về nuôi.
Ban đầu, anh thí điểm nuôi gần 10 con bò. Sau một thời gian ngắn, thấy bò thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường ở Tân Long và phát triển tốt, anh tiếp tục mua thêm đất đai, mở rộng chuồng trại, đồng thời đầu tư trồng thêm chuối, cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò.
Với mô hình chăn nuôi khép kín theo hướng hữu cơ nên gia trại anh Hoài vừa có chuối trái để bán vừa tận dụng thân cây chuối làm thức ăn cho bò. Nhờ nguồn thức ăn sạch cùng với nắm vững kỹ thuật chăn nuôi nên đàn bò của anh ít dịch bệnh, phát triển nhanh, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Từ gần 10 con bò ban đầu, đến nay, mô hình của anh Hoài đã phát triển lên gần 40 con, năm 2021 anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
Sẵn sàng chấp nhận thử thách và tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của quê hương, vừa qua anh tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi lợn với quy mô 22 lợn nái, 100 con lợn thịt. Đàn lợn của anh hiện đang phát triển tốt và sẽ xuất bán lứa đầu tiên trong dịp tết Nguyên đán sắp đến.
Anh Hoài chia sẻ: "Khi mới bắt tay vào xây dựng mô hình này, tôi thực sự rất lo lắng bởi đầu tư đến 2 tỉ đồng để làm một mô hình hoàn toàn mới trong khi kinh nghiệm chăn nuôi chưa có. Tuy nhiên, được sự động viên, ủng hộ tích cực của gia đình, tôi quyết tâm phải làm bằng được.
Sau một thời gian nỗ lực, hiện tại mô hình chăn nuôi hữu cơ của tôi đã có bước phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định.
Đây sẽ là động lực để tôi tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương và giải quyết việc làm cho nhiều lao động".
Trước đây, nỗi lo lớn nhất của người nuôi bò như anh Hoài là vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng phân nhiều và mùi hôi khó chịu.
Với quy trình nuôi bò theo hướng hữu cơ, anh Hoài không chỉ thu được lợi nhuận từ việc bán bò thịt, bò giống mà còn biết xử lý phân bò để bán cho các nhà vườn.
Điều này vừa giúp anh Hoài giải quyết được vấn đề môi trường trong chăn nuôi bò vừa có thêm một nguồn thu đáng kể, có lúc cung không đủ cầu.
Có thể thấy, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ, khép kín của anh Hoài đã góp phần đa dạng hóa mô hình chăn nuôi hiệu quả ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).
Là một thanh niên dám mạnh dạn chuyển đổi phương thức làm ăn, tìm tòi thử nghiệm những mô hình mới, cách làm hay, anh Hoài đã xây dựng thành công mô hình kinh tế hiệu quả vừa mang lại nguồn thu nhập khá, vừa không ảnh hưởng đến môi trường.
Điện lực miền Bắc đặt mục tiêu khởi công 97 dự án điện 110 kV Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho hay, trong năm 2022, các đơn vị quản lý dự án phấn đấu hoàn thành khởi công 97 dự án và đóng điện 81 dự án lưới điện 110 kV; nâng cao chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình. Thí nghiệm định kỳ máy biến áp trên địa bàn tỉnh Phú...