Vùng đất vàng của các nhãn hàng xa xỉ sau dịch
Sau dịch, Dubai trở thành nơi được các thương hiệu cao cấp như Dior, Chanel… quan tâm. Trong khi các khu vực khác phải đóng cửa vì dịch, nơi đây vẫn tiếp tục phát triển.
Vào ngày 1/12, tại cửa hàng Manolo Blahnik nằm trong Dubai Mall, ở UAE, nhiều phụ nữ đang thử giày từ bộ sưu tập đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập của thương hiệu cao cấp này, SCMP đưa tin.
Cuối tháng 11, Tiffany & Co. đã giới thiệu những món đồ độc nhất vô nhị bao gồm mẫu vòng cổ với viên kim cương Empire 80 carat tại một buổi dạ tiệc. Mẫu trang sức này là một trong những món đồ đắt nhất của nhãn hàng, được bán với mức giá hơn 20 triệu USD.
Các sự kiện trên đều hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng ở Dubai.
Thị trường sôi động trở lại
Samara Punjabi, Giám đốc điều hành của Times Square, công ty bán lẻ và phân phối các thương hiệu bao gồm Manolo Blahnik ở Trung Đông, cho biết: “Dubai đã trở lại và không chỉ giới hạn ở những trung tâm mua sắm nhộn nhịp. Hiện tại, bạn khó có thể đặt chỗ trước tại một nhà hàng bất kỳ thuộc Dubai. Giao thông ở đây cũng đang trở nên đông đúc hơn”.
Một thiết kế trong show diễn của Giorgio Armani tổ chức ở Dubai. Ảnh: SCMP.
Cô cho biết thêm tình hình kinh doanh của các thương hiệu cao cấp đang sôi động trở lại sau đại dịch Covid-19.
Tháng 11, Giorgio Armani tổ chức một show thời trang lộng lẫy mang tên One Night Only trong thành phố. Chanel tiếp đón hơn 1.000 khách tại Dubai Creek Harbour để giới thiệu bộ sưu tập mới. Trong khi đó, Dior mở một cửa hàng trên bãi biển Jumeirah, Dubai.
Alanoud Badr, người có ảnh hưởng tại Dubai với hơn một triệu lượt theo dõi trên trang cá nhân, tiết lộ lịch trình của cô đang bận rộn hơn bao giờ hết. Khi các thương hiệu dần trở lại, hàng loạt lời mời hợp tác đã tìm đến với Alanoud Badr. Mới đây, cô xuất hiện trong chiến dịch làm đẹp của thương hiệu Carolina Herrera.
Dior mở một cửa hàng trên bãi biển Jumeirah. Ảnh: Dior.
Video đang HOT
Fashionista người Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) nhận định: “Trong khi nhiều khu vực trên thế giới đang đóng cửa, Dubai vẫn tiếp tục phát triển”.
Từ trước đến nay, Dubai luôn được coi là kinh đô thời trang của Trung Đông. Trước khi đại dịch xảy ra, các thương hiệu quốc tế đã để mắt đến thành phố này. Tại đây, sức chi tiêu trên đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
Hơn 80% dân số của UAE đã được tiêm chủng đầy đủ vào giữa tháng 9. Điều này đồng nghĩa với việc nơi đây chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm hơn so với hầu hết nước trên thế giới. Do đó, mọi người bắt đầu đầu tư vào trang phục, phụ kiện để có ngoại hình chỉn chu hơn.
Bên cạnh đó, hàng loạt sự kiện đã được tổ chức tại đây để thúc đẩy khách hàng chi tiêu cho những mặt hàng xa xỉ.
Yasmin Al Mulla, nhà thiết kế người UAE thành lập thương hiệu YNM Dubai, cho biết thị trường mua sắm đang khởi sắc. Trong năm nay, Al Mulla đã hơp tác với nhiều thương hiệu lớn như Jimmy Choo, Dior và Rene Caovilla. Cô cho biết: “Tôi cảm thấy vui khi các thương hiệu đều hiểu và nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác với nhãn hàng trong khu vực”.
Theo Phòng Thương mại Dubai, doanh số bán lẻ ở UAE đang trên đà tăng trưởng trung bình 6,6%/năm, tính đến năm 2025.
Vẫn cần đến nhóm khách du lịch để phát triển
Giới siêu giàu ở UAE đang chi tiêu nhiều hơn sau đại dịch. Tuy nhiên, Dubai luôn phụ thuộc vào việc thu hút khách du lịch nước ngoài. Công ty tư vấn quản lý Bain & Co cho biết khách du lịch chiếm 60% chi tiêu của thị trường xa xỉ trước khi đại dịch xảy ra.
Triển lãm của Tiffany & Co. tại Dubai trưng bày loạt trang sức đắt tiền tại Dubai Expo 2020. Ảnh: Excite.
Giám đốc điều hành của Times Square, Samara Punjabi, nói: “Chúng tôi hy vọng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến mùa hè”. Dù tình hình kinh doanh của các thương hiệu đang tiến triển tốt, các nhãn hàng vẫn cần nhóm khách hàng quốc tế du lịch đến Dubai.
Đối với các nhãn hàng xa xỉ, khách du lịch Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu. Theo Reuters, số lượng du khách nước ngoài đến Dubai tăng 5,1%, lên 16,7 triệu lượt người vào năm 2019.
Khi đại dịch xảy ra, các nhà bán lẻ còn tồn kho một số lượng lớn các mặt hàng dành cho người châu Á. Bởi vậy, nếu các nước mở cửa trở lại, du khách sẽ trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cho những nhãn hàng cao cấp.
Bộ lịch 825 USD của Chanel bị chê đắt
Nhiều khách hàng cảm thấy thất vọng với sản phẩm đắt đỏ này của Chanel. Được bán với giá 825 USD, bên trong bộ lịch chỉ toàn sticker, móc chìa khóa.
Hàng loạt video đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội về bộ lịch Chanel Advent trị giá 825 USD. Nhiều khách hàng cảm thấy thất vọng khi mua sản phẩm này, New York Times đưa tin.
Advent calendar (lịch mùa Vọng) bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19. Khi đó, các gia đình đánh dấu từng ngày trong tháng 12 cho đến đêm Giáng Sinh bằng cách gạch phấn trên tường hoặc cửa sổ.
Sau nhiều năm, bộ lịch này được làm bằng giấy với hình hộp hoặc ô cửa, bên trong sẽ chứa các món quà. Đến nay, lịch mùa Vọng là một trong những sản phẩm không thể thiếu vào dịp Giáng Sinh. Nó trở thành biểu tượng quan trọng tương tự cây thông, thiệp và quà tặng.
Lịch mùa Vọng phiên bản chứa các sản phẩm làm đẹp xuất hiện lần đầu vào năm 2010. Từ đó đến nay, các thương hiệu luôn sử dụng bộ lịch này để quảng bá sản phẩm và kinh doanh vào cuối năm.
Lịch mùa Vọng của Chanel được bán với giá 825 USD. Ảnh: Chanel.
Sản phẩm gây thất vọng
Lịch mùa Vọng của Chanel chứa 27 hộp, được đánh số từ 5 đến 31. Mỗi hộp là một sản phẩm độc đáo như vòng tay, huy hiệu, kem dưỡng... Đây là năm đầu tiên thương hiệu Pháp cho ra mắt bộ lịch mùa Vọng để kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của Chanel N5.
Sau khi ra mắt, bộ lịch vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trái ngược với những người đánh giá cao ngoại hình của Chanel Advent calendar, một số khách hàng lại cho rằng các sản phẩm bên trong không xứng đáng với mức giá 825 USD.
Vào ngày 3/12, Elise Harmon (California) đăng tải một video quay cảnh mở hộp lịch của Chanel. Sau khi mở hết các hộp quà, Elise cảm thấy khó chịu. Cô nhận được nước hoa, móc chìa khóa, son môi, sơn móng tay, sticker... Hầu hết sản phẩm đều khiến Elise cảm thấy thất vọng.
Đến ngày 6/12, video của Elise thu hút hơn 50 triệu lượt xem. Đa số các bình luận đều nhấn mạnh việc chi tiền cho bộ lịch mùa Vọng của Chanel là không xứng đáng. Nhiều khán giả để lại bình luận trên trang cá nhân của thương hiệu Pháp nhằm yêu cầu lời giải thích.
Trên trang cá nhân, Elise Harmon cho biết cô đang bị tài khoản của Chanel chặn. Đại diện của Chanel không công khai giải quyết vấn đề liên quan đến bộ lịch mùa Vọng.
Đa số khách hàng cảm thấy thất vọng khi nhận được những món đồ không hữu dụng. Ảnh: Independent.
Thông tin về vấn đề này, Gregoire Audidier, Giám đốc chiến lược truyền thông quốc tế và trải nghiệm khách hàng tại Chanel Fragrance and Beauty, đã đề cập trong một email rằng: "Tin đồn gần đây về một khách hàng bị Chanel chặn trên mạng xã hội là không chính xác. Chúng tôi chưa bao giờ chặn quyền truy cập vào tài khoản của Chanel đối với bất kỳ ai".
Những bộ lịch đắt đỏ
Chanel không phải thương hiệu duy nhất cho ra mắt lịch mùa Vọng. Tuy nhiên, sản phẩm của nhà mốt Pháp là một trong những bộ lịch có mức giá cao nhất. Lịch mùa Vọng của Dior được bán với giá 550 USD, Armani 310 USD và Saint Laurent là 300 USD. Không có sản phẩm nào thuộc tầm giá rẻ. Bên trong mỗi bộ lịch đều chứa nhiều sản phẩm làm đẹp phiên bản mini - loại thường được tặng khi mua hàng. Ngoài ra, các thương hiệu sẽ tặng thêm một số mặt hàng fullsize, sản phẩm giới hạn.
Tính đến nay, bộ lịch mùa Vọng có giá cao nhất trên thị trường là phiên bản của Tiffany & Co. trị giá 150.000 USD.
Vậy tại sao bộ lịch của Chanel lại thu hút sự quan tâm của nhiều người như vậy? Xét cho cùng, các thương hiệu xa xỉ luôn tự tin rằng thứ mà khách hàng đang mua là giá trị thương hiệu. Một túi nhung dùng để bọc đồ có chữ Chanel sẽ đáng giá hơn loại thông thường, không có tên thương hiệu trên đó.
Bộ lịch mùa Vọng của Chanel lần đầu tiên ra mắt vào năm 2021, để kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của Chanel N5. Ảnh: Chanel, @yoyokulala.
Mặt khác, Chanel đã để rõ thông tin về các sản phẩm bên trong bộ lịch mùa Vọng trên trang web. Vì vậy, đây không phải là một chiêu trò lừa đảo.
Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên thương hiệu Pháp cho ra mắt bộ lịch mùa Vọng. Sản phẩm còn được làng mốt kỳ vọng lớn cùng hàng loạt khách hàng đặt trước để sở hữu. Cây bút của New York Times cũng cho rằng mức giá 825 USD là quá cao.
Chính những điều này trở thành một lý do khiến người mua thất vọng khi mở hộp lịch của Chanel.
Xu hướng sản xuất kim cương tái chế Kim cương tái chế dần được ưa chuộng nhờ tạo ra ít khí thải carbon trong quá trình sản xuất. Những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và nhận thức của khách hàng đang thúc đẩy sự phát triển thị trường kim cương tái chế. Xu hướng này càng được quan tâm hơn trong bối cảnh có các cuộc tranh luận trong...