Vùng đất thiêng cấm phụ nữ và trẻ em
Núi Athos ở Hy Lạp là khu vực linh thiêng với 20 tu viện. Theo phong tục từ nghìn năm trước, chỉ nam giới mới được phép bước chân vào đây.
Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại những khung hình ấn tượng ở núi Athos, Hy Lạp, nơi phụ nữ, trẻ em và các động vật giống cái đều bị cấm.
Đây được gọi là núi thiêng, do có 20 tu viện Chính thống giáo phương Đông và 2.000 thầy tu sống.
Thành phố núi Athos nằm ở bán đảo thứ 3 và cũng là bán đảo đẹp nhất Halkidiki, có tên bán đảo Athos.
Lịch sử và truyền thống được duy trì nghiêm ngặt ở khu vực sinh sống của nam giới. Các thầy tu vẫn theo lối sống như của nghìn năm trước.
Một thầy tu già ngồi ở cửa vào tu viện Dochiariou cùng chú chó của ông.
Một con ngựa lang thang trên đường phố. Không chỉ phụ nữ và trẻ em không được phép tới đây, thậm chí các động vật giống cái cũng bị cấm.
Cuộc sống rất đơn giản, bình lặng. Trong ảnh là cảng của tu viện Vatoupedi.
Video đang HOT
Karyes, thị trấn chính và là trung tâm tôn giáo của khu vực này, trở thành điểm hành hương cho các tín đồ theo Chính thống giáo phương Đông.
Sân trong của tu viện Great Lavra có các ngôi nhà lộng lẫy, được trang trí bằng các màu sắc tươi sáng như vàng, xanh, tím.
Bức ảnh độc đáo này cho thấy một thầy tu mặc trang phục tối màu và để râu dài.
Đây không phải điểm du lịch thông dụng. Du khách có thể gặp khó khăn khi xin phép. Họ phải tuân thủ quy định về trang phục và một số luật lệ như không hút thuốc, chơi nhạc.
Ngọn núi này cao hơn 2.000 m, cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng cảnh biển tuyệt đẹp.
Các tín đồ tụ tập trò chuyện với thầy tu Chính thống giáo trên con phà tới Athos.
Biển chỉ đường tới tu viện Esphigmenou.
Các tu sĩ trẻ và một công nhân ngồi quanh thầy tu lớn tuổi ngoài tu viện Dochiariou.
Nhà thờ Vatoupedi được sơn màu đỏ và vàng nổi bật.
Các tín đồ và thầy tu chờ xuống phà ở núi Athos.
Từ Karyes, tín đồ có thể đi xe bus cỡ nhỏ tới các tu viện rải rác khắp bán đảo.
Chiếc Mercedes đời cũ đậu ở sân tu viện Lavra.
Xương rồng mọc tràn lan ở Athos. Đôi khi chúng được sử dụng làm thức ăn.
Theo Zing News
Ngọn núi thiêng nơi phụ nữ không được bén mảng ở Hy Lạp
Núi Athos là ngọn núi thiêng dành riêng cho tu sĩ nam ở Hy Lạp, cấm toàn bộ phụ nữ, động vật giống cái và thậm chí là cả đàn ông không có râu.
Núi Athos thuộc bán đảo vùng Halkidiki. Nơi đây được thành lập như một thế giới riêng của tu sĩ từ những năm 800 sau Công nguyên, dưới thời Byzatine.
Ngày nay, núi Athos trở thành nhà của hơn 2.000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận như Bulgaria, Serbia và Nga. Những tu sĩ sống cuộc đời khổ hạnh và gần như hoàn toàn cô lập với phần còn lại của thế giới.
Núi Athos. Ảnh: Odditycentral.
Mặc dù là một phần trong Liên minh châu Âu nhưng ngọn núi thánh được phép tự quản và không phụ thuộc vào nhà nước. Từ năm 1040, Hoàng đế Hy Lạp biến nơi đây thành vùng đất dành riêng cho tu sĩ nam theo đạo Thiên Chúa. Điều này kéo theo việc hạn chế quyền tự do đi lại của con người và hàng hóa trong vùng lãnh thổ, trừ khi xin được giấy phép chính thức.
Tại Athos, có nhiều quy định tồn tại từ thời Byzantine nhưng khá xa lạ với thế giới hiện đại. Ví dụ như một ngày của họ chỉ bắt đầu được tính vào lúc hoàng hôn, nhưng kỳ lạ nhất chính là lệnh cấm phụ nữ đặt chân vào bán đảo linh thiêng này.
Hơn 1.000 năm qua, phụ nữ bị cấm đặt chân lên núi. Trên thực tế, cả đàn ông không có râu hay tất cả động vật thuộc giống cái cũng không được phép. Chỉ có chim muông và côn trùng, do thuộc về bầu trời nên sẽ trở thành ngoại lệ.
Ngoài ra, nơi này chỉ cho phép những người đàn ông có đạo đức và vẻ ngoài tử tế đến thăm, tham dự các buổi lễ, ăn cơm trưa cùng tu sĩ và thậm chí ở lại qua đêm trong tu viện. Còn với du khách nữ, họ phải ở bên ngoài và thăm quan từ trên thuyền.
Mục đích duy nhất của những tu sĩ chính là để trở nên gần gũi với Chúa hơn, do đó họ cần phải tuân thủ một cuộc sống độc thân nghiêm ngặt. Phụ nữ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh. Ngoài ra, tu sĩ phải mặc quần áo dài, màu đen để phản ánh cái nhìn từ cõi chết ra thế giới bên ngoài. Họ phải cầu nguyện từng phút trong ngày. Sau tám tiếng phục vụ ở nhà thờ, tu sĩ trở về nhà và tiếp tục cầu nguyện một cách âm thầm.
Tu viện dành riêng cho nam tu sĩ. Ảnh: Odditycentral.
Người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở Athos là Đức mẹ đồng trinh Mary. Truyền thuyết kể rằng, Đức mẹ đã dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại những giáo lý đạo Thiên Chúa cho người dân sinh sống trên đảo.
Tuy nhiên, trước phong trào ngày càng lan rộng về sự bình đẳng giới cũng như quyền được theo đuổi tín ngưỡng, nhiều phụ nữ tham gia vận động hành lang phản đối lệnh cấm. Năm 2003, Quốc hội châu Âu ra nghị quyết lên án hành vi vi phạm bình đẳng giới và quyền tự do của phụ nữ.
Anna Karamanou, một thành viên trong nhóm phong trào "Cho phép phụ nữ đến thăm núi Athos" cho biết Công giáo luôn từ chối không công nhận đàn ông và phụ nữ có giá trị ngang nhau hay có quyền bình đẳng như nhau.
Nausicaa M. Jackson, một thành viên khác của nhóm, bày tỏ quan điểm: "Athos là nơi linh thiêng dành cho mọi tín đồ, họ thờ Đức mẹ đồng trinh nhưng lại ngăn cấm phụ nữ. Thực chất đó là hành động chống lại Thiên chúa giáo thì đúng hơn".
"Chúng tôi trả tiền thuế để xây dựng và tu bổ các tu viện. Tôi cũng bình đẳng như nam giới nên chẳng có lý do nào mà chúng tôi không được đến thăm núi Athos", giáo sư Eleni Chontodolou, người hoạt động cho phong trào nữ quyền Hy Lạp cho hay.
Nơi đây cấm tất cả phụ nữ, động vật giống cái và thậm chí cả đàn ông không có râu. Ảnh: Odditycentral.
Ngược lại, với các tu sĩ, họ không xem lệnh cấm là một vấn đề bất bình đẳng. Thay vào đó, nó thuộc về đức tin. Dositej Hilandarac, một tu sĩ từ tu viện Athonian Hilandar giải thích họ không có vấn đề gì phụ nữ. Lệnh cấm xuất phát từ các quy tắc Avaton, mà theo đó nghiêm cấm phụ nữ đi vào núi thánh.
Bất chấp những quy định nghiêm ngặt, núi Athos đã có một số trường hợp ngoại lệ. Phụ nữ và trẻ em luôn được chào đón trong thời điểm xảy ra chiến tranh hay dịch bệnh. Năm 1347, Nữ hoàng Serbia Jelena Kantakuzin phải lánh nạn tại núi thánh khi xảy ra bệnh dịch và công chúa Serbia Mara Brankovic được phép đến thăm để đóng góp cho việc tu bổ các tu viện trên núi Athos.
Theo VNExpress
Những chuyến bay thương mại ngắn nhất thế giới Với khoảng cách chỉ vài km, nhiều chuyến bay chỉ diễn ra trong vài phút, thậm chí là vài chục giây, chưa đủ để du khách đọc hết một bài báo. 1. Kegata tới Apowo, Indonesia (1,6 km - 1 phút 13 giây): Nằm sâu trong đất nước xinh đẹp này, hai ngôi làng nằm trên đỉnh núi cách nhau một thung lũng...