Vùng đất những ngôi nhà sàn cổ xưa thơm sực nức mùi gỗ pơ mu
Những ngôi nhà sàn cổ chất liệu 100% bằng gỗ pơ mu, có tuổi đời gần 100 năm thậm chí hơn thế, bất chấp mưa nắng, gió bão vẫn đứng vững trước thời gian trên cao nguyên Ngọc Chiến ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Ngày nay, chúng không có chỉ có giá trị về tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Thái ở Ngọc Chiến mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách thăm quan, trải nghiệm và khám phá…
Nhà sàn gỗ pơ mu, mái lợp pơ mu là một trong nhưng nét nổi bật trong văn hóa nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến không nơi nào có được. Nét đặc trưng này vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay, là điểm nhấn trong phát triển du lịch (ngành công nghiệp không khói) của Ngọc Chiến.
Những ngôi nhà sản ở Ngọc Chiến làm bằng gỗ pơ mu, kể cả mái.
Pơ mu là loại gỗ rất bền và chắc có khả năng chống mối mọt và các loại ruồi nhặng, trong thân gỗ có dầu và gỗ rất thơm, nhất là khi đem gỗ đốt lửa, tỏa ra mùi hương thơm bay rất xa quyện vào sương khói núi rừng. Loại gỗ này có thể ngâm trong nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm mà không bị mục.
Theo bà con dân bản Ngọc Chiến kể lại, nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu của họ được làm từ rất lâu, từ đời ông, đời bố đến bây giờ.
Những ngôi sàn này được làm 100% bằng gỗ pơ mu, hầu như không pha trộn với các loại gỗ khác. Điều khác biệt là phần mái của những ngôi nhà sàn ở đây được lợp hoàn toàn bằng những tấm ván gỗ pơ mu, mà không nơi nào có. Chúng có độ bền, chắc chắn hơn cả ngói và tấm lợp proximăng…
Nhà lợp ván gỗ pơ mu trông mái nhà gồ gề, không phẳng phiu như nhà lợp bằng ngói nhưng chúng rất kín gió, dù có mưa bão nhà vẫn không bị dột.
Không chỉ kín khi mưa gió, vào mùa hè, nhà lợp bằng pơ mu làm không khí trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu, không cần dung đến máy điều hòa khi trời nắng nóng.
Video đang HOT
Ngôi nhà của ông Quàng Văn Sớm, bản Pom Mèn (Ngọc Chiến) đã dựng hơn 60 năm nay, ngôi nhà vẫn vững trãi, chắc chắn, phần mái vẫn còn nguyên, gỗ không hề bị mục, hư hỏng.
Ông Sớm kể rằng, ngôi nhà sàn pơ mu này là do bố ông để lại, ngôi nhà bố ông đã từng bỏ nhiều công sức mới làm được, đến nay đã ngót hơn 60 năm. Cũng giống nhà tôi hầu hết bà con ở trong bản, xã Ngọc chiến này hầu như đều làm nhà sàn mái lợp hoàn toàn bằng pơ mu. Loại gỗ này rất bền và chắc, trông bề ngoài chúng mà đen nhưng không hề bị mục, ông Sớm nói.
Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: Ở Ngọc Chiến có rất nhiều ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, trong đó cả còn đến 50% ngôi nhà sàn làm bằng gỗ pơ mu và mái lợp bằng ván gỗ pơ mu.
Được biết, trước đây Ngọc Chiến nổi tiếng là vùng đất của những cánh rừng pơ mu xanh bạt ngàn đi vài ngày đường không hết được rừng, những cây pơ mu cổ thụ to đến vài người ôm.
Vì pơ mu là thứ gỗ tốt nên người Thái ở Ngọc Chiến sử dụng làm nhà và nó đã khiến nhiều cánh rừng pơ mu bị chặt phá gần đến cạn kiệt. Vì để làm được ngôi nhà sàn phải mất hàng chục m3 khối gỗ pơ mu.
Ngày ngay, người dân Ngọc Chiến không phá rừng lấy gỗ làm nhà nữa, ngược lại cùng nhau bảo vệ, giữ rừng để rừng pơ mu tái sinh trở lại. Những ngôi nhà pơ mu được bà con lưu giữ để làm nơi cho du khách đến thăm quan, trãi nghiệm, góp phần đưa ngành du lịch ở địa phương phát triển.
Những ngôi nhà gỗ pơ mu nằm lấp ló sau những vườn cây trái
Mặc dù mưa nắng, gió bão nhưng những ngôi nhà sàn gỗ mái pơ mu vẫn chắc chắn không hề bị hư hỏng
Với những ngôi nhà cổ làm bằng gỗ pơ mu, ngày nay Ngọc Chiến mang trong mình một thế mạnh, sự cuốn hút đối với khách du lịch.
Theo Danviet
Thực hư thông tin mó nước chữa bách bệnh tại Sơn La
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội và dư luận người dân ở Sơn La đang rộ lên thông tin tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Ngọc Chiến và Chiềng Muôn, huyện Mường La có một mó nước có khả năng chữa bệnh, nhiều người dân đã đến đây lấy nước, thậm chí dựng lán để ở lại đây trong thời gian dài.
Khu vực "mó nước thần," được người dân cho là có thể chữa được nhiều bệnh như đau dạ dày, bệnh gan, bệnh ngoài da... nằm sâu dưới chân núi, ngay cạnh một dòng suối lớn. Tại đây, mỗi ngày có hàng chục lượt người đến lấy nước để chữa bệnh.
Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay, lượng người đến đây lấy nước để uống đã tăng gấp nhiều lần so với trước kia, có thời điểm lên đến gần 300 người.
Theo người dân, mó nước này đã có từ lâu nhưng những năm gần đây, khi Nhà máy thủy điện Nậm Chiến được xây dựng, đường vào khu vực này đã thuận lợi hơn nên lượng người đến đây ngày càng nhiều.
Ông Lầu A Nủ ở bản Chom Khâu, xã Ngọc Chiến cho biết trước kia, không ai biết đến nơi này, sau đó những người đánh cá đã uống nước ở khu vực này và thấy người khỏe hơn nên kể lại. Sau đó, người dân các xã Chiềng Muôn, Ngọc Chiến đã đến đây lấy nước về uống.
Mó nước được người dân cho là có thể chữa được bệnh gồm 4 mạch nước ngầm nhỏ chảy ra từ vách núi. Nhiều người cho rằng khi tắm, rửa hoặc uống loại nước này, nhiều căn bệnh sẽ khỏi mà không cần thuốc; uống càng nhiều nước ở đây thì càng nhanh khỏi bệnh. Chính vì vậy, một số người đã ở lại khu vưc này trong nhiều ngày để chữa bệnh.
Không chỉ người dân ở Sơn La, người dân các tỉnh lân cận như Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai khi nghe tin mó nước có thể chữa bệnh cũng đổ về đây lấy nước uống. Những người đến đây cho biết bằng cảm quan, những mạch nước ngầm này hơi mặn, có mùi tanh của bùn, khi uống vào cảm giác giống đồ uống có gas.
Theo đánh giá ban đầu của chính quyền địa phương, đây là nguồn nước có một số loại vi chất, khoáng chất chứ không thể chữa được bách bệnh như người dân đồn thổi thời gian qua.
Người dân dựng nhà và lán tạm để ở tại khu vực gần mó nước. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên đến khu vực này để lấy nước uống khi cơ quan chức năng chưa công bố kết quả kiểm nghiệm; tránh tình trạng uống nước có thể bị dị ứng, ngộ độc...
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường La Nguyễn Văn Bắc cho biết sau khi nhận được thông tin, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã, Công an huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện tăng cường quản lý, nắm tình hình nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành lấy mẫu để phân tích, xét nghiệm các vi chất, khoáng chất có trong nguồn nước tại đây. Khi có kết quả, cơ quan chức năng sẽ công bố rộng rãi.
Theo Hữu Quyết (Vietnamplus)
Năm 2017 - năm kỷ lục của thiên tai Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích (tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8.000 nhà bị đổ, sập; Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng. Các chuyên gia về khí tượng thủy văn nhận xét, 2017 là năm của những kỷ lục về thiên...