Vùng đất người có “duyên nợ” với những phiến đá trắng lấp lánh
Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, dọc theo tỉnh lộ 185 đoạn xã Minh Quang ( huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) có một dãy núi đá kéo dài gần 1km. Những phiến đá đa phần có màu trắng lấp lánh.
Vì vậy mà người xưa đặt tên cho dãy núi ấy là núi Đá Tiên. Đá ở đây được chia làm 2 loại: Đá xanh và đá trắng. Loại đá này phù hợp với việc chế tác đá và đây cũng là nơi duy nhất ở tỉnh Tuyên Quang có loại đá này…
Duyên nợ với nghề
Mặc dù tuyến đường ấy tôi đã đi qua không biết bao nhiêu lần, nhưng phải đến khi anh bạn đồng nghiệp giới thiệu tôi mới biết người dân tộc Tày ở đó có nghề đục đá và được coi như nghề truyền thống. Theo chân anh Ma Ngọc Khoa, Trưởng thôn Nà Giàng đến chân núi Đá Tiên, có rất nhiều điều thú vị xung quanh nghề đục đá làm tôi muốn khám phá. Theo lời anh Khoa giới thiệu, đá ở chân núi Đá Tiên mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhiều người trong xã làm giàu nhờ kinh doanh các sản phẩm từ đá.
Anh Ma Văn Hải thôn Nà Trình, xã Minh Quang (Chiêm Hóa)thực hiện công đoạn đốt đá trước khi đục tạo hình.
Khi được hỏi về sự ra đời của nghề đục đá, ông Ma Công Thiện, thôn Nà Trình người làm lâu năm nhất chia sẻ, không ai biết nghề đục đá có từ khi nào, chỉ biết rằng những người thợ ở đây đều tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và sự sáng tạo của bản thân để có thể duy trì và phát triển nghề.
Để có thể sống được bằng nghề, đòi hỏi người thợ đá phải có sự kiên trì, óc thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo tạo ra những sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Ông Đại tâm sự, ngày trước ông cũng trải qua nhiều nghề, nghề nào cũng có nỗi vất vả riêng, tuy nhiên ông lựa chọn gắn bó với nghề đục đá. Ban đầu, đối với ông đó chỉ là sự lựa chọn theo hoàn cảnh, nhưng lâu dần mỗi sản phẩm được ông làm bằng sự chau chuốt, sáng tạo và đam mê chứ không còn đơn thuần vì cơm áo, gạo tiền như lúc bắt đầu nữa. Với bộ đồ nghề đơn giản chỉ gồm búa và mũi đục đủ kích thước, ông Ma Đức Đại, thôn Nà Han đã gắn bó với nghề gần 20 năm qua. Tiền công từ nghề đã giúp ông có thể lo cho gia đình và nuôi các con ăn học. Ngày công của một người thợ đục đá hiện nay dao động từ 200 – 300 nghìn đồng/ngày.
Từ một tảng đá thô sơ, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà người thợ dùng búa, đục rồi mài từng góc cạnh để tạo ra những đường cong mềm mại cho sản phẩm, sau đó vẽ hoa văn.
Video đang HOT
Mỗi nét chạm được người thợ tỷ mỷ từng chút, từng chút một, vì mỗi tảng đá có hướng vân khác nhau nên chỉ cần sơ suất một chút đưa mũi đục không đúng hướng hoặc dùng lực quá mạnh sẽ khiến đá bị vỡ. Chính vì vậy, đây được xem là khâu quan trọng nhất để sản phẩm thô trở thành tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.
Hướng đi đúng để phát triển
Thợ đục đá ở thôn Pù Đồn, xã Minh Quang (Chiêm Hóa) đang hoàn thiện sản phẩm.
Hiện nay, ở xã Minh Quang có 5 tốp thợ với hơn 20 người làm nghề đục đá dưới chân núi Đá Tiên. Ngoài ra, những lúc nông nhàn số lượng người tăng lên và nhiều người vận chuyển đá về tại gia đình để làm.
Ông Ma Đình Thử, thôn Nà Mè cho biết, người dân ở đây chủ yếu làm nhà sàn, nhà gỗ phải dùng trụ đá kê chân cột, những phiến đá này luôn có mặt trong tất cả những ngôi nhà sàn của người Tày, vì thế nghề đục đá ở đây rất phát triển.
Ông Thử đã dành thời gian đi mua lại những phiến đá đã được đốt sẵn về nhà làm hàng cho khách đặt. Khách của ông Thử thường đặt những bộ lục bình để bày trong nhà sàn với giá khoảng 10 triệu đồng. Tổng thu nhập của ông nhờ kinh doanh các sản phẩm từ đá hàng năm cũng được trên dưới 100 triệu đồng. Hiện nay, ông đang hoàn thiện tượng đá hình cá để kịp giao cho khách dưới xuôi.
Trong khi những nghề truyền thống đang ngày bị mai một thì nghề đục đá của người Tày ở Minh Quang lại phát triển mạnh. Các sản phẩm làm ra được cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi sản phẩm đá kê chân cột có giá từ 100 nghìn đồng trở lên tùy thuộc vào kích thước, riêng các loại đục hình dáng có giá đắt hơn tùy thuộc vào độ khó của hình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các tiêu chí của khách hàng đặt ra ngày càng cao. Từ đó, đòi hỏi người thợ đục đá phải làm ra những sản phẩm đẹp mắt, mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Anh Mai Văn Hải, một chủ thầu xây dựng ở Hòa Bình đang đặt hàng đá tảng kê cột nhà sàn tại đây bày tỏ, qua thông tin từ các bạn làm trong nghề xây dựng anh được biết đá tại xã Minh Quang có chất liệu và được làm với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Vì vậy, anh đã tìm đến đây để xem hàng và trao đổi cụ thể. Bước đầu xem mẫu anh rất ưng và đã đặt hơn 100 sản phẩm để phục vụ cho công trình. Anh sẽ tiếp tục đặt nếu thợ ở đây đảm bảo được những yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Theo Thu Trang (Báo Tuyên Quang)
Xứ Tuyên ra mắt thương hiệu "trâu ngố", nuôi 2,5 tháng lãi 3 triệu
Lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang công bố nhãn hiệu tập thể "Trâu ngố Tuyên Quang". Đây là điều kiện đảm bảo giá trị sản phẩm trâu Tuyên Quang được nâng cao, mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ.
Đầu ra ổn định, lãi cao
Để có được thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang" là cả một quá trình phối hợp xây dựng của Hội Nông dân tỉnh và hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang). Hạt nhân làm nên thương hiệu và chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học chính là các hộ nông dân xứ Tuyên. Nhờ tham gia mô hình nuôi trâu ngố vỗ béo theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua hợp tác xã, hàng trăm hộ dân ở Tuyên Quang không chỉ có đầu ra ổn định mà thu nhập cũng được nâng cao rõ rệt.
Ông Ma Văn Va đang chăm sóc đàn trâu ngố của gia đình ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang). ảnh: Trần Quang
Những ngày này, ông Ma Văn Va ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa đang tất bật chăm sóc đàn trâu ngố tại trang trại của gia đình. Nhìn các con trâu cặm cụi ăn, ông Va tỏ vẻ rất phấn khích. "Lúc mới đưa về nuôi con nào cũng gầy, bà con lối xóm tò mò đến thăm quan, ai cũng lắc đầu bảo toàn con... dáng đứng Bến Tre. Đứng còn xiêu vẹo thế này thì khó chăm lắm, nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc đến giờ con nào cũng béo núng nính"- ông Va nói.
Ông Va cho biết, trâu ngố là giống trâu quý, là con vật đặc sản từ xa xưa vẫn được bà con Tuyên Quang gìn giữ và bảo tồn, hiện giờ giống trâu đặc sản này được người dân tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh nuôi để làm giàu. Gia đình ông Va và nhiều hộ dân khác ở Hùng Mỹ đang rất thành công nhờ tham gia mô hình chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang) phối hợp với Hội ND tỉnh Tuyên Quang thực hiện.
Liên kết làm giàu
Mô hình liên kết chuỗi giữa HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành với tổ hợp tác chăn nuôi xã Hùng Mỹ
Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ông Hoàng Văn Oanh
được triển khai theo hình thức hợp đồng thỏa thuận và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra. Trong chuỗi đó, HTX cung cấp trâu, bò đủ tiêu chuẩn, cân trọng lượng của từng con, đánh số tai theo dõi bàn giao cho các hộ của tổ hợp tác.
Đồng thời, HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, cách ủ thức ăn cho trâu bò và giám sát, theo dõi sức khỏe đàn trâu, bò trong suốt giai đoạn nuôi. Các hộ chăn nuôi tham gia mô hình chủ động xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn kỹ thuật, tự túc nguồn thức ăn thô xanh, sử dụng thức ăn ủ chua lên men như sắn tươi, bắp thân cây ngô; thức ăn tinh như: Cám thảo dược, cám ngô, cám gạo, bã đậu nành, bã bia...
Sau thời gian 3 tháng, HTX tiến hành cân nhập số trâu, bò trên. Theo ông Va, bình quân, 1 con trâu, bò được chăn nuôi vỗ béo trọng lượng tăng từ 80 - 90 kg/con, với giá thu mua 74.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi hộ thu lãi trên dưới 5 triệu đồng/con trâu, 3 triệu đồng/con bò sau 2,5 tháng nuôi. "So với cách nuôi truyền thống, khi tham gia mô hình này bà con không chỉ tiết kiệm được nhân công, đảm bảo được sức khỏe mà chúng tôi còn có đầu ra ổn định, thu nhập tăng cao hơn nhiều so với trước"- ông Va tiết lộ.
Hiện, Tổ hợp tác chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng an toàn sinh học xã Hùng Mỹ có 15 thành viên, hoạt động theo nhóm hộ, cùng sở thích, có nguồn nhân lực, mặt bằng làm chuồng trại theo tiêu chuẩn nuôi nhốt, có diện tích đất trồng cỏ...
Cùng thôn với gia đình ông Va, gia đình ông Lương Hải Tuyên cũng đang gặt hái được nhiều thành công trong nghề nuôi trâu, bò vỗ béo. "Dù mới tham gia mô hình 7 tháng nhưng tôi đã có lãi hàng chục triệu đồng. Đây thực sự là một mô hình chăn nuôi mới rất hiệu quả, mở ra hướng làm giàu nhanh cho bà con"- ông Tuyên cho hay.
Ông Hoàng Văn Oanh - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho hay: Mô hình liên kết chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là giống trâu ngố thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ tháng 9.2017. Kết quả sau 1 năm triển khai thực hiện đã có 10 HTX, tổ hợp tác tham gia mô hình thuộc các huyện trong tỉnh với tổng số trâu, bò là 703 con, đã xuất bán 265 con trâu, 249 con bò; số trâu, bò hiện đang nuôi là 189 con.
Trong đó, huyện Chiêm Hóa có HTX Tiến Quang, xã Vinh Quang và 6 tổ hợp tác thuộc các xã Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Hùng Mỹ, Xuân Quang, Hà Lang, Hòa Phú tham gia thực hiện mô hình. Qua 1 năm triển khai thực hiện cho thấy, sau thời gian chăn nuôi từ 2,5 - 3 tháng trừ chi phí cho lãi bình quân 1 con trâu khoảng 5 triệu đồng; lãi bình quân 1 con bò khoảng 3 triệu đồng.
Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi đại gia súc theo lối truyền thống sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có bao tiêu sản phẩm.
Theo Danviet
Nuôi nhốt "thủy quái" vào lồng trên sông Lô, cả làng kiếm bộn tiền Cá chiên-1 trong 5 loài cá quý hiếm (ngũ quý xứ Tuyên) trên hệ thống sông Lô, sông Gâm đang được nhiều nông dân tỉnh Tuyên Quang đưa vào nuôi nhốt trong lồng. Cũng nhờ nuôi loài "thủy quái" này mà nhiều hộ dân xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa khấm khá hẳn lên. Những năm gần đây, người dân xã Yên Nguyên,...