Vùng đất này ở Hà Giang thứ rau rừng nhìn trơn như tráng mỡ bỗng thành đặc sản, đến nhà giàu cũng “săn lùng”
Lá đắng rừng là món ăn quen thuộc với người dân xã Nà Khương (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang).
Nhưng trước kia không phải lúc nào cũng có thể tìm được loại rau này vì chỉ có trên rừng già, thác nước cao và hoàn toàn mọc tự nhiên.
Còn bây giờ, loại rau độc đáo này đã được người dân đem từ rừng về trồng tại vườn nhà.
Lá đắng thường mọc trên những thác đá cao, dưới tán cây rừng, thân nhỏ, phát triển nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chu kỳ thu hoạch 1 tuần/lần.
Cây Lá đắng ở vùng rừng núi huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Lá đắng còn có tên gọi theo tiếng dân tộc Tày là “khum kìa”, dạng lá nhỏ, thấp, mảnh mai nhưng có nhiều công dụng tốt, như: Giải cảm, giải rượu, giảm đau dạ dày, giải độc gan… và là món ăn giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng.
Bà Lùng Thị Ngoan, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, chia sẻ: “Gia đình tôi hiện trồng được khoảng 0,5 ha rau lá đắng dưới tán rừng. Hàng tuần thu hoạch lá đắng tươi bán tại chợ huyện Bảo Yên (Lào Cai), trung bình thu nhập trên 2 triệu đồng/phiên chợ…”.
Hiện, trên địa bàn xã Nà Khương có HTX Nam Hà chuyên trồng và thu mua lá đắng của bà con để sản xuất và cung cấp ra thị trường.
Video đang HOT
Ông Lùng Văn Trung, Giám đốc HTX Nam Hà, cho biết: HTX trồng được khoảng 10 ha Lá đắng, trung bình 1 ha thu được 1 tấn lá/năm. HTX tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói, bao bì đúng tiêu chuẩn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm lá đắng của HTX chủ yếu tại các chợ phiên và tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang… Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi năm HTX thu nhập trên 100 triệu đồng.
Từ một loại rau rừng, Lá đắng Nà Khương (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) được người dân nâng cao giá trị, trở thành một trong những nông sản đặc trưng. Lợi ích kinh tế từ lá đắng đã được khẳng định; thời gian tới, địa phương tiếp tục phát triển cây lá đắng đem lại thu nhập cao cho người dân.
Hà Nội: Tiểu thương giảm nửa giá những gốc đào "khủng" ngày cận Tết, khách vẫn ngó lơ
Nắm bắt được tình hình khó khăn do dịch Covid-19, nhiều tiểu thương đã chủ động giảm giá cho thuê gốc đào, thế nhưng vẫn chưa có khách đến hỏi mua.
Những ngày cận Tết, tiểu thương liên tiếp vận chuyển cây cảnh về các gian hàng tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình để phục vụ nhu cầu thuê, mua trưng Tết của người dân
Theo ghi nhận của chúng tôi, cây cảnh chủ yếu là hoa đào, hoa mai - những loài cây mà ngày Tết không thể thiếu. Tuy nhiên, rất ít người dân quan tâm, đặc biệt là những gốc đào cổ thụ, rất ít người "ngó ngàng" đến. Theo các thương lái, đào rừng cổ thụ chủ yếu chỉ cho thuê chứ không bán. Mức giá thuê phụ thuộc vào tuổi thọ, hình dáng và kích thước của cây
Những cây thế nhỏ, tuổi đời dưới 20 năm có giá thuê khoảng 20-30 triệu đồng, còn những cây có thân cao đồ sộ, thế đẹp, tuổi đời trên 20 năm sẽ có giá thuê 80-100 triệu đồng
"Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá đào có xu hướng giảm một nửa so với năm ngoái. Thời điểm này năm ngoái, những gốc đào cổ thụ sẽ được thuê với giá 100 triệu đồng, năm nay chỉ còn cho thuê bằng nửa giá nhưng vẫn chưa có người đến thuê", một tiểu thương cho biết
Chị Thuỷ, chủ gian hàng cây cảnh cho biết, hiện chị có 2 gốc đào dáng trực, cao khoảng hơn 4 mét cho khách thuê với giá khoảng 20 triệu đồng nhưng vẫn chưa có người chọn thuê về chơi Tết
Theo chị Thuỷ, nắm bắt tình hình dịch bệnh, các tiểu thương giảm giá đào đi rất nhiều. Nếu giá rẻ quá, họ cũng sẽ không bán
"Đến chiều 29 Tết nếu khách trả giá thuê 2 cây đào này dưới 15 triệu, chúng tôi sẵn sàng mang về nhà, không cho thuê giá thấp như thế", chị Thuỷ khẳng định
Được biết, đây là những cây đào rừng từ Sơn La, Hà Giang, Lai Châu... được mua về ghép với giống đào Nhật Tân
Không có khách, tiểu thương chỉ đành ngồi...bấm điện thoại
Người dân chủ yếu chọn những cây đào vừa với diện tích nhà ở để chơi Tết
Chị Hương, khách mua đào cho biết, chị rất thích những cây đào to, tuy nhiên diện tích nhà bé, không phù hợp để chơi những cây đào to như thế này nên chỉ ngắm xem cây nào đẹp. "Tôi thấy gốc đẹp, tuy nhiên hoa không đẹp lắm, chắc họ để ở đây hơi lâu rồi chưa có người thuê nên lá và hoa không được tươi như ở vườn", chị Hương nói
Tại sao loại cam sành Hà Giang này lại có giá tới 14.000 đồng/quả? Lần đầu tiên trình làng tại Hội chợ Xuân Nhâm Dần 2022, sản phẩm cam Queen (cam Nữ Hoàng) trồng ở Hà Giang đã thu hút người tiêu dùng Thủ đô dù giá một quả cam Queen bằng cả cân cam sành Hà Giang thường. Một quả cam sành Hà Giang có giá gần 14.000 đồng? Tại Hội chợ Xuân Nhâm Dần 2022...