Vùng đất này ở Cao Bằng, tới mùa dân chui vô rừng hái thứ trái dại thơm phưng phức, bao nhiêu cũng bán hết
Chị Dương Thị Huế, xóm Cộp My, xã Quang Trung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) cho biết: Từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10, những trái nho rừng bắt đầu đen lại, chín mọng.
Thời điểm này gia đình chị huy động hết nhân lực vào rừng hái nho bán.
Trời vào thu cũng là lúc nho rừng vào vụ chín. Vì vậy, nếu bạn ghé qua các phiên chợ huyện hoặc chợ Xanh (Thành phố) vào dịp này bạn sẽ mua được đặc sản nho rừng Cao Bằng về làm quà cho người thân, bạn bè.
Quả nho rừng-đặc sản Cao Bằng. Cây nho rừng mọc dại trong nhiều khu rừng ở tỉnh Cao Bằng.
Cây nho rừng là loại cây dại dây leo thường mọc hoang nhiều ở các bìa rừng. Đến mùa quả chín, người dân địa phương đi hái về bán tại các chợ phiên hoặc bán cho các điểm thu mua nho tập trung.
Quả nho rừng chỉ bằng đầu ngón tay, khi chín chuyển tím sẫm, đen và hơi dẹp nhưng rất mọng nước.
Trái nho rừng ăn xanh có vị chua, ăn chín thì chua ngọt nhưng rất thơm…Khi quả nho rừng chín bạn có thể dùng ngâm rượu, làm rượu vang, ngâm siro; quả xanh để kho cá, nấu canh chua rất ngon.
Chị Dương Thị Huế, xóm Cộp My, xã Quang Trung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ) cho biết: Từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10, những trái nho bắt đầu đen lại, chín mọng trên các cây nho rừng.
“Thời điểm này gia đình tôi huy động hết nhân lực vào rừng hái nho bán. Ngày nhiều thì hái được 20 – 30 kg, ngày ít được 10 kg nho rừng mang ra chợ Thành phố hoặc bán cho thương lái và không bao giờ sợ ế. Với giá nho rừng bán trung bình từ 30 – 40 nghìn đồng/kg, mỗi ngày gia đình tôi cũng có vài trăm nghìn đồng.
Bà Lý Thị Hoa, chuyên nhập nho rừng tại chợ Xanh (Thành phố) cho biết: Hiện nhu cầu mua nho rừng của khách rất lớn, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, trung bình đại lý bán từ 50 – 70 kg/ngày.
Để ngâm rượu nho, bạn nên chọn mua những quả nho chín, sẫm màu, rửa sạch, tách quả ra khỏi chùm. Sau đó để nho ráo nước, cho nho vào bình thủy tinh ngâm với rượu ngon, tỷ lệ 1 kg nho ngâm với 2 – 3 lít rượu, sau 2 tháng là dùng được. Hoặc có thể ngâm qua đường sau 5 – 7 ngày thì vớt cái ra ngâm với rượu sẽ giảm bớt vị chua của quả, ngâm theo cách này uống sẽ ngon hơn.
Video đang HOT
Còn để ngâm đường (ngâm siro), bạn cũng nên chọn mua những quả nho chín, sẫm màu, rửa sạch, tách quả ra khỏi chùm, để ráo nước và cho vào bình thủy tinh, cách ngâm cứ một lớp nho một lớp đường, tỷ lệ ngâm 2 kg nho/1 kg đường. Sau 5 – 7 ngày là nước nho ra có thể dùng được.
Nho rừng ngâm đường làm thức uống giải khát rất tốt cho sức khỏe hoặc lên men làm rượu vang uống rất ngon. Sau khi chế biến rượu nho rừng cần bảo quản, tránh ánh nắng trực tiếp, để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để có thể sử dụng được lâu và hiệu quả nhất.
Đặc sản Cao Bằng cho du khách ăn - Mua làm quà đậm chất đông Bắc
Cao Bằng được biết đến là miền đất đồi núi khi diện tích toàn tỉnh có đến 90% là đồi núi, nơi đây nổi tiếng với hai con sông lớn là Sông Gâm và sông Bằng.
Điều kiện thiên nhiên nơi đây được xem khá thuận lợi để phát triển văn hóa ẩm thực bởi có rất nhiều sản vật giàu dinh dưỡng từ núi rừng, sông suối xung quanh.
Vậy ăn gì ở Cao Bằng, Cao Bằng có đặc sản gì? Cùng Sản Phẩm Đặc Sản khám phá ngay nha!
I. Ẩm thực Cao Bằng có gì đặc biệt?
1. Sự độc đáo trong đa dạng món ăn
Sự độc đáo của ẩm thực Cao Bằng được thể hiện rõ trong cách chế biến và kết hợp các loại thực phẩm sẵn có nơi đây. Hơn nữa, Cao Bằng có tới 11 dân tộc sinh sống cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự độc đáo của ẩm thực. Ví dụ một loại rau nhưng lại được mỗi dân tộc chế biến một cách khác nhau, nêm gia vị đặc trưng riêng.
Ẩm thực Cao Bằng đặc biệt trong cách chế biến món ăn
II. Gợi ý 6 món ăn đặc sản Cao Bằng cho du khách thưởng thức
1. Bánh áp chao
Được chế biến từ nguyên liệu chính đó là bột gạo, thịt vịt bánh áp chao thường được ăn lặn với hình dáng gần giống với bánh rán và chúng thường được ăn chung với các loại rau thơm đặc trưng của Cao Bằng. Bánh áp chao xuất hiện khá nhiều tại các quán ăn, nhà hàng nổi tiếng của Cao Bằng.
Bánh áp chao là món ăn vặt được nhiều du khách lựa chọn
2. Bánh trôi Cao Bằng
Bánh trôi Cao Bằng hay còn được gọi với cái tên khác đó là Coóng phù. Là món ăn được làm từ bột gạo nếp và gạo tẻ trộn lại. Nhân của bánh trôi được làm từ lạc rang giã nhỏ trộn cùng vừng. Thông thường người thợ làm bánh sẽ viên tròn bánh bằng quả trứng cút, để món bánh trôi thêm phần hấp dẫn người ta còn nhuộm bánh bằng các màu sắc khác nhau thông qua các nguyên liệu như là dứa, hạt gấc, lá cẩm,...
Bánh trôi Cao Bằng có nhân là lạc rang và có nhiều màu sắc khác nhau
3. Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến được làm từ nguyên liệu chính đó là bột nếp, lá non cây vả và dĩ nhiên không thể thiếu nguyên liệu đó là trứng kiến. Trứng kiến thường được lấy từ các loài kiến có thân nhỏ, phần đuôi nhọn, loài động vật này xuất hiện nhiều trên cây vầu. Khi chế biến người ta thường cho thêm chút hẹ để át đi vị hăng đặc trưng của trứng kiến.
Món bánh độc đáo này có vị rất thơm, dẻo và béo ngậy của trứng kiến.
Nếu một lần được thử bạn nhất định sẽ bị nó mê hoặc ngay lần ăn đầu tiên
4. Xôi trám Cao Bằng
Để có món xôi trám thơm ngon người dân Cao Bằng đã phải lựa chọn vô cùng kỹ càng những quả trám chín mọng, để ngon nhất thì cần phải ngâm chúng trong mức nhiệt độ khoảng 25 độ C. Sau đó thực hiện tách lấy thịt và vứt phần vỏ, hạt trám đi rồi trộn đều thịt trám với nếp. Hương vị của món xôi này khá lạ nó không giống với món xôi quê bạn bởi sự lạ miệng của vị trám.
5. Bánh chè lam
Bánh chè lam là một món ăn cổ truyền của người Cao Bằng. Để có được món chè lam ngon bạn cần các nguyên liệu như bột nếp, lạc, gừng, mạch nha. Khi ăn ngoài vị ngọt bạn còn thấy được vị cay của gừng, bùi của lạ và dẻo dẻo của bột nếp. Chiều chiều ngồi mát thưởng thức ly trà cùng bánh lam thì còn gì bằng.
6. Phở chua Cao Bằng
Phở Chua là một trong những món ăn được đặt trong sách đỏ "những món ngon nên ăn thử một lần khi đến Việt Nam". Cũng giống như Phở Chua Lạng Sơn, về nguyên liệu của món phở chua gồm có bánh phở, dạ dày và gan heo, lạp xưởng, vịt quat, ba chỉ,...rau thơm và lạc rang . Món phở này ngon tuyệt cũng nhờ phần nước dùng đậm đà được lấy từ bụng vịt, sau đó pha thêm cùng với tỏi, dấm, đường.
Khi ăn, bạn nhớ trộn đều phở để cảm nhận rõ hương vị món ăn này nha
III. 3 món ăn đặc sản Cao Bằng mang về làm quà cho du khách
1. Bánh bò đặc sản Cao Bằng
Từ xa xưa món bánh bò luôn được xem là món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người con Cao Bằng. Loại bánh này có màng vàng, xốp, khi ăn bạn sẽ thấy được vị ngọt thanh đặc trưng của món bánh này. Bánh bò được làm từ đường đen, men và gạo tẻ không chỉ ngon mà còn là món ăn kích thích vị giác rất tốt bởi lượng men phù hợp giúp người ăn tạo cảm giác ngon miệng và kích thích tiêu hóa nhanh hơn.
Du khách đến đây họ rất hay chọn bánh bò là đặc sản mua về làm quà
2. Đặc sản bánh chưng đen bảo lạc Cao Bằng
Nếu Hà Giang có bánh chưng gù nổi tiếng vùng miền thì tại Cao Bằng lại được biết đến có món bánh chưng đen Bảo Lạc ngon tuyệt cú mèo. Đây là món ăn được dùng nhiều trong các ngày tết của người dân Cao Bằng. Bánh chưng đen Bảo Lạc Cao Bằng có vị thơm đặc trưng của gạo nếp, vị thơm của cây rừng, bùi bùi của đổ xanh và béo ngậy của thịt lợn. Điểm đặc biệt của loại bánh chưng này là không sử dụng hành mà thay vào đó họ sẽ cho thêm một vài lát gừng giúp tạo vị khác biệt so với những loại bánh chưng khác của Việt Nam.
Sương sáo Cao Bằng, "vàng trắng" Lý Sơn... về ra mắt "thượng đế" Thủ đô Các gian hàng nông sản vừa được ra mắt và giới thiệu tại Phiên chợ nông đặc sản vùng miền tại Hà Nội năm 2021 sáng 17/12 có nhiều loại đặc sản nổi tiếng như "vàng trắng" của Lý Sơn, thạch đen Cao Bằng, bánh chưng Bờ Đậu Thái Nguyên... thu hút khá nhiều khách Thủ đô đến tham quan, mua sắm. Các...