Vùng đất nào nóng nhất thế giới?
Cao nguyên sa mạc này có nhiệt độ mặt đất nóng nhất hành tinh. Các phép đo vệ tinh được thực hiện từ năm 2003-2009 cho thấy nhiệt độ tối đa là 70,7 độ C.
1. Vùng đất nào nhiệt độ mặt đất nóng nhất hành tinh?
A. Sa mạc Syria
B. Dasht-e Loot, Iran
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cao nguyên sa mạc này có nhiệt độ mặt đất nóng nhất hành tinh. Các phép đo vệ tinh được thực hiện từ năm 2003-2009 cho thấy nhiệt độ tối đa là 70,7 độ C. Bởi vậy, không cần phải nói, khu vực này không có người ở.Dasht-e Loot là một hoang mạc muối lớn nằm tại các tỉnh Kerman, Sistan và Baluchistan, Iran. Nó là một trong số 25 hoang mạc lớn nhất thế giới. Nhiệt độ bề mặt cát của nó đo được nhiệt độ 70 C khiến nó trở thành một trong những nơi nóng và khô cằn nhất thế giới. Ngày 17/7/ 2016, hoang mạc này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một trong số những ví dụ ngoạn mục nhất của đường lằn sóng lớn, các cột đá sa mạc, cồn cát và đại diện cho một quá trình địa chất đặc biệt đang diễn ra.
C. Thung lũng Chết, California, Mỹ
2. Các nhà khoa học đã gọi sa mạc nào sau đây là “Vùng đất chết”?
A. Sa mạc Syria
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sa mạc Syria có địa hình đặc trưng kết hợp giữa thảo nguyên và sa mạc, bao gồm 500.000 km2 của khu vực Trung Đông. Các nhà khoa học đã gọi sa mạc này là “vùng đất chết”. Nơi đây còn có ngọn núi lửa lớn nhất vùng Trung Đông – núi lửa Es Safa gần Damascus. Trong khu vực sa mạc có các lỗ thoát dung nham hoạt động cách đây 12.000 năm đang có dấu hiệu hoạt động trở lại. Điều đó càng khiến cho sa mạc Syria trở thành mảnh đất chết chóc không dành cho con người sinh sống.
B. Sa mạc Sahara
C. Sa mạc Kalahari
3. Hang động nào sau đây nóng nhất thế giới?
A. Động Waitomo Glowworm (New Zealand)
B. Động Eisriesenwelt Ice (Áo)
C. Hang pha lê (Mexico)
Câu trả lời đúng là đáp án C: Hang Pha lê – Naica – nằm sâu bên trong ngọn núi Naica và nằm sâu cách mặt đất 290m, được một thợ mỏ bạc Naica ở thành phố Chihuahua phát hiện vào năm 1974. Nhưng phải đến năm 2000, khi hai anh em Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang thì những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra. Hang Pha lê thực sự là một vương quốc của những cột pha lê khổng lồ mọc ra tua tủa từ các vách đá và đáy hang.Các cơn địa chấn xảy ra cách đây khoảng 26 triệu năm đã tạo nên ngọn núi Naica, bao phủ lên nó một lớp thạch cao khan rất dày. Khi magma nguội đi, nhiệt độ hạ xuống, lớp thạch cao bắt đầu phân hủy, hòa vào nguồn nước muối sulfat và canxi. Qua hàng triệu năm, hỗn hợp đó trở thành lớp trầm tích lắng lại trong các động và tạo thành những khối pha lê khổng lồ như ngày nay.Có khoảng 170 khối tinh thể pha lê trong suốt khổng lồ trong hang động. Các khối dài nhất có thể đạt chiều dài hơn 10m. Một số khối ước nặng tới 55 tấn. Các nhà nghiên cứu tin rằng các khối pha lê lớn nhất hang đã được tích tụ từ hơn 500.000 năm trước. Và pha lê trong hang có khả năng đạt kích cỡ khổng lồ như vậy là nhờ sự kết hợp của nhiều điều kiện tự nhiên trong vòng 10.000 năm qua.Tuy nhiên, nhiệt độ trong hang thường lên tới gần 58 độ C, với độ ẩm cao khoảng 90-99%. Không khí ở đây có chứa axit và không có ánh sáng tự nhiên… là điều kiện quá khắc nghiệt với con người.
4. Nhận xét nào đúng về châu lục khô hạn nhất Trái Đất?
A. Phần lớn diện tích bị băng bao phủ
B. Chứa cực Nam của địa lý
C. Lục địa lạnh nhất Trái Đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu trả lời đúng là đáp án D: Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km. Đây chính là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, cao nhất trong tất cả lục địa.
5. Sa mạc nào nóng nhất thế giới?
A. Sa mạc Gobi
B. Sa mạc Sahara
Câu trả lời đúng là đáp án B: Sa mạc Sahara có nhiệt độ trung bình khoảng 29 độ C, khi nóng nhất lên đến trên 49 độ C, sa mạc Sahara ở châu Phi chính là vùng hoang mạc nóng nhất Trái ĐấtSahara là hoang mạc lớn thứ 3 trên trái đất (sau châu Nam Cực và vùng Bắc Cực), với diện tích hơn 9 triệu km2 và có tuổi đời 2,5 triệu năm. Sahara còn sở hữu những cồn cát lớn nhất thế giới. Một số có thể cao gần 183 m. Khí hậu ở sa mạc này cũng đã trải qua nhiều biến đổi to lớn giữa độ ẩm và khô trong vài trăm nghìn năm qua. Nhiệt độ trung bình ở Sahara là 29 độ C, nhưng cũng có thể đạt tới 49 độ C trong những tháng nóng nhất năm. Đặc biệt, nhiệt độ kỷ lục tại đây được báo cáo là 57,7 độ C.
C. Sa mạc Kalahari
6. Sa mạc mạc nào ở Nam Mỹ được ví giống sao Hỏa vì quá khô cằn?
A. Sa mạc Great Basin
B. Sa mạc Atacama
Câu trả lời đúng là đáp án B: Sa mạc Atacama có diện tích 105.000km2, sa mạc Atacama trải dài từ phía Nam Peru đến phía Bắc Chile, khô hạn tới mức đất được ví giống như trên sao Hỏa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 mm/năm. Tại đây, xương rồng cũng không thể sống nổi. Sa mạc Atacama được gọi là “nơi để quên đi rằng trên Trái Đất này có thứ gọi là nước”.
C. Sa mạc Chihuahua
7. Hồ nào sau đây có nhiệt độ cao nhất thế giới?
A. Hồ Assal (Djibouti)
B. Hồ Huron (Mỹ)
C. Hồ Frying Pan (New Zealand)
Câu trả lời đúng là đáp án C: Frying Pan hay còn gọi là hồ “Chảo chiên” nằm ở Echo Crater thuộc thung lũng Waimangu, New Zealand. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới. Nhiệt độ của nước tại hồ luôn giữ ở mức 50-60 độ C. Hiện chưa có nơi nào giành được danh hiệu Hồ nước nóng nhất hành tinh của nơi này.Hơi nước trong hồ có chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua bốc lên tạo thành một lớp khói dày đặc luôn lơ lửng trê mặt hồ.Năm 1886, núi lửa Mount Tarawera ở thung lũng Waimangu có vụ phun trào mạnh mẽ nhất trong lịch sử New Zealand và tạo nên nhiều miệng núi lửa quanh chân nó. Dòng dung nham nóng bỏng của nó lan ra khắp một vùng rộng lớn và xóa đi vĩnh viễn nhiều vùng đất quý giá của New Zealand, trong đó có thềm địa chất Hồng và Trắng – Pink and White Terraces, được coi là kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới.Frying Pan là nơi sinh sống của các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao.Với nhiệt độ 50-60 độ C, con người khó có thể chịu được nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục hồ nước này.Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland đã sử dụng Maji Moto – một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ để thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan.
Số câu trả lời đúng
Những sa mạc lâu đời nhất trên thế giới
Sa mạc là nơi lớn nhất, khô nhất, nóng nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Xác định độ tuổi chính xác của mỗi sa mạc có thể là thách thức đối với các nhà nghiên cứu. Ngày nay, mỗi sa mạc cũng là điểm đến thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những sa mạc được giới nghiên cứu cho rằng lâu đời nhất thế giới.
Taklamakan
Độ tuổi: khoảng 5,3 triệu năm. Địa điểm: lưu vực Tarim, khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Diện tích: 337.000km.
Sa mạc Taklamakan hay còn gọi là Taklimakan hoặc Takla Makan, là sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai thế giới. Khoảng 85% sa mạc Taklimakan gồm các cồn cát di động. Một nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy sa mạc này đã tồn tại từ ít nhất 5,3 triệu năm trước.
Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã khai quật một nghĩa trang 4.000 năm tuổi ở khu vực Taklamakan. Điều đó minh chứng con người đã từng sinh sống trong sa mạc trong một thời gian dài. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những gì được cho là phô mai lâu đời nhất thế giới được chôn cùng với các xác ướp.
Sahara
Độ tuổi: Khoảng 7 triệu năm. Địa điểm: khu vực Bắc Phi. Diện tích: 9.200.000km.
Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố bởi nhà nghiên cứu sinh vật học Zhongshi Zhang và cộng sự, Sahara có thể đã bắt đầu trở thành một sa mạc khoảng 7 triệu năm trước. Được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao 3.415m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad.
Trong suốt kỷ nguyên băng hà, vùng Sahara đã từng ẩm ướt hơn ngày nay rất nhiều. Và cũng đã từng có rất nhiều loài động, thực vật sinh sống nơi đây. Tuy nhiên ngày nay, ngoại trừ vùng thung lũng sông Nin là có thể trồng được nhiều rau và một số ít nơi khác như vùng cao nguyên phía Bắc, gần Địa Trung Hải là có thể trồng cây ôliu còn phần lớn vùng này không thể canh tác được.
Sahara là sa mạc nóng lớn nhất thế giới và bao phủ hầu hết khu vực Bắc Phi. Trong khi mọi người tin rằng Sahara được bao phủ trong cồn cát, thì hầu hết sa mạc chủ yếu được hình thành từ các cao nguyên đá cằn cỗi.
Vì Sahara quá ít nước nên đất không thể kết dính. Chúng biến thành bụi mịn. Nhiệt độ nóng bức sẽ tạo ra gió, cuốn bụi lên không trung. Khi một cơn bão bụi hình thành, nó có thể dài đến hàng nghìn km và liên tục suốt 12 tiếng. Tháng 5/2011, Cơ quan Không gian NASA ghi hình được cơn bão bụi dài đến 1.100km tại Sahara. Chỉ cần thêm 500km nữa là cơn bão bụi này đủ dài bằng cả dải đất hình chữ S của Việt Nam.
Atacama
Độ tuổi: 10-15 triệu năm. Vị trí: Bắc Chile, phía Tây dãy núi Andes. Diện tích: 105.000km.
Được mệnh danh là "sa mạc khô cằn nhất thế giới" vì gần như không có mưa trong hàng thế kỉ qua Atacama từ lâu đã được xem là "Sao Hỏa trên Trái Đất" và trở thành điểm đến nổi tiếng của đất nước Chile.
Nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru, Atacama nằm giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, cách chí tuyến Nam 960km. Những địa hình ở nơi đây hoàn toàn tương phản với nhau: những ngọn đồi toàn đá, đá núi lửa và những cồn cát trải dài; khu vực này có diện tích rộng lớn, và rất ít khi có mưa.
Atacama là sa mạc khô nhất trên thế giới và là nơi khô hạn thứ hai trên thế giới, chỉ sau thung lũng khô ở Nam Cực. Do quá khô, sa mạc Atacama là một khu vực để các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu cần bao nhiêu nước để duy trì sự sống.
Giữa sa mạc này xuất hiện một bàn tay nhô lên trông giống như tàn tích của một nền văn minh bị lãng quên. Đây là tác phẩm "bàn tay của sa mạc", bức tượng cao 11m với tạo hình một bàn tay khổng lồ trồi lên từ lớp cát, được xây dựng từ đầu những năm 1980 và hoàn thành vào năm 1992. Đây là khu vực có bầu trời trong nhất trên Trái Đất, đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới là Very Large Telescope được đặt tại hoang mạc Atacama. Đây cũng là nơi mà các nhà khoa học cho hoạt động các thiết bị nghiên cứu Sao Thổ.
Gobi
Độ tuổi: 10-45 triệu năm. Địa điểm: Phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc và miền Nam Mông Cổ. Diện tích: 1.295.000km.
Gobi được biết đến là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới và là sa mạc rộng lớn nhất châu Á. Nơi đây còn là trái tim của Mông Cổ - thu hút đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm. Sa mạc Gobi là sa mạc lớn thứ năm trên thế giới. Nhiệt độ ở sa mạc Gobi có thể dao động thấp đến -40 độ F (-400C) vào mùa đông và cao tới 122 độ F (500C) vào mùa hè. Sa mạc Gobi cũng là nơi được gọi là sa mạc bóng mưa vì phần lớn mưa trong khu vực bị chặn bởi dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng, sa mạc Gobi hình thành khi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Tây Tạng vào khoảng 45 triệu năm trước. Nghiên cứu gần đây cho thấy, sa mạc Gobi bắt đầu cạn kiệt nước cho đến khi dãy núi Altai bắt đầu mọc lên từ 5 đến 10 triệu năm trước. Ngày nay, sa mạc Gobi vẫn đang lan rộng trên đồng cỏ Trung Quốc do quá trình sa mạc hóa.
Gobi còn là nơi ẩn chứa rất nhiều dấu tích của quá khứ với các hang động đẹp cùng hóa thạc của nhiều loài động vật từ thời tiền sử, trứng của khủng long và rất nhiều các dụng cụ bằng đá thời tiền sử có niên đại lên tới hàng trăm nghìn năm tuổi. Ngoài ra, những cồn cát và các bãi đá người ta còn có thể dễ dàng tìm thấy nước ở nơi đây. Du khách có thể tìm thấy mạch nước ngầm và các dòng sông chảy dọc sa mạc Gobi.
Kalahari
Độ tuổi: 60 triệu năm. Địa điểm: Nam Phi. Diện tích: 930.000km2.
Sa mạc Kalahari không phải là một sa mạc thực sự bởi vì nó nhận được nhiều mưa. Tuy nhiên, mưa không thể dự đoán trước và sa mạc Kalahari vẫn rất khô cằn nhưng không khô như Namid gần đó. Vì Kalahari chỉ là bán khô cằn nên có rất nhiều thảm thực vật và động vật.
Được mệnh danh là sa mạc cát cứng, khô cằn bậc nhất thế giới nhưng cuộc sống ở sa mạc Kalahari lại hết sức phong phú. Sự chênh lệch nhiệt độ ở đây cực cao: ban ngày trên 400C, ban đêm xuống dưới 0 độ C. Nhưng trên thực tế, Kalahari lại chính là vùng đất chăn thả tuyệt vời sau mỗi mùa mưa, đồng thời đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều động vật hoang dã.
Kalahari bắt đầu hình thành từ thời kỳ đầu của lục địa châu Phi và ước tính vào khoảng 60 triệu năm tuổi. Với độ tuổi lâu đời như vậy, Kalahari là quê hương của một trong những tộc người bản địa lâu đời nhất trên thế giới, người San và Bushmen. Người San đã sống ở Kalahari hơn 20.000 năm và được coi là cư dân lâu đời nhất ở Nam Phi.
Namib
Độ tuổi: 55-80 triệu tuổi. Địa điểm: trên lãnh thổ của Namibia, Nam Phi và Angola. Diện tích: 81.000km.
Namib được coi là sa mạc lâu đời nhất thế giới với tuổi đời ít nhất 55 triệu năm. Ngoài việc là sa mạc có tuổi đời cao nhất thế giới, Namib còn là một trong những sa mạc khô cằn nhất và hầu hết không có người ở. Thay vào đó, Namib là nơi sinh sống của một số loài thực vật và động vật độc đáo nhất trên thế giới.
Mặc dù Namib có vẻ khắc nghiệt nhưng nó là một điểm thu hút khách du lịch. Namib có công viên Namib-Naukluft, công viên trò chơi lớn nhất ở châu Phi. Một trong những khu vực được du khách ghé thăm nhiều nhất là Sossusvlei, một khu vực bảo tồn với cát trắng, muối và đất sét được bao quanh bởi những cồn cát lớn màu đỏ.
Những vòng tròn kỳ lạ xuất hiện trên sa mạc này vẫn là một bí ẩn. Trên bề mặt sa mạc, hàng triệu vòng tròn rải rác và cách đều nhau. Cỏ ở viền vòng tròn có thể cao đến đầu gối nhưng lại không mọc phía trong ngay cả khi đất được bón phân. Mỗi vòng tròn có thể đạt đường kính từ 2-20m. Vùng đất xuất hiện vòng tròn kỳ lạ này trải dài trên quãng đường 1.800km.
Kỳ lạ bộ tộc sống ở nơi Thần Chết không bao giờ ngủ Nhiệt độ trung bình từ 37 độ C đến 62 độ C, những cư dân ở vùng đất Thần Chết không bao giờ ngủ quên đã sinh hoạt theo cách không giống ai. Vùng lõm Danakil (Ethiopia) được xem là "vùng đất khắc nghiệt nhất Trái Đất", không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Danakil là "vùng đất Thần chết không bao...