Vùng đất lửa đi qua hai cuộc chiến khốc liệt
Một vùng đất lửa, đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, vẫn đứng đó, hiên ngang và bất khuất suốt những năm tháng qua để chứng kiến mảnh đất miền Nam ngày càng thay da đổi thịt.
Ban chấp hành Trung ương cục Miền Nam.
Để hiểu rõ hơn về mảnh đất lịch sử Chiến khu Đ (CKĐ) thì hãy một lần ghé thăm miền đất ấy để cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh.
Chiến khu Đ nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (diện tích 97.152ha gồm hồ Trị An, rừng miền Đông Nam bộ của 9 tỉnh lân cận và khu di tích CKĐ). Trong đó CKĐ có 3 địa danh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia gồm địa đạo Suối Linh, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam Bộ với diện tích 39,8ha.
Theo sử xưa ghi lại thì CKĐ thời bấy giờ là tổng hành dinh của Khu bộ khu 7 – tổ chức hành chính, quân sự của các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn. CKĐ có nghĩa là “đói”, “đau” hay “Đ” là chữ cái đầu viết tắt địa danh “Đất Cuốc” – nơi bộ đội của Tướng Huỳnh Văn Nghệ khởi cứ điểm đầu tiên kháng chiến chống Pháp (1945-1954); “Đ” chỉ chiến khu “Đỏ”; cũng là chữ đầu của tỉnh Đồng Nai, chiến khu Miền Đông, chiến khu Đầu tiên,… CKĐ là căn cứ cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Đông Nam bộ.
CKĐ thuộc tỉnh Biên Hòa được thành lập tháng 2/1946 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau khi Pháp chiếm Biên Hòa, các lực lượng vũ trang rút về vùng rừng núi Tân Uyên (thuộc quận Tân Uyên, Biên Hòa) để làm căn cứ địa kháng chiến. Thời kỳ đầu, CKĐ từ hạt nhân của 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An, sau đó được mở rộng ra và trở thành căn cứ địa không chỉ của tỉnh Biên Hòa mà còn của Khu 7 (từ năm 1947 đến 1950).
Đến năm 1951, CKĐ trở thành một trong hệ thống căn cứ địa của Nam bộ gồm: CKĐ, CK Dương Minh Châu, CK Đồng Tháp Mười, CK U Minh. Với địa thế rừng rậm, núi sâu hiểm trở, trung tâm tiếp giáp các tỉnh trong khu vực miền Đông, có suối nước, hệ động thực vật phong phú, là một khu vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, nơi tập kết lực lượng, cất giấu kho tàng, vũ khí và phát triển mọi mặt của một căn cứ địa kháng chiến lâu dài, nên CKĐ được chọn xây dựng rất vững chắc là “bàn đạp” cho các cuộc tấn công nổi dậy của quân và dân miền Đông Nam bộ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, CKĐ được mở rộng, phát triển thêm về phía Đông và Đông Bắc giáp biên giới Campuchia và Đắk Lắk. Vùng căn cứ CKĐ là nơi thành lập đầu tiên của các đơn vị vũ trang miền Đông và chủ lực miền, nơi đứng chân của Khu ủy miền Đông và đặc biệt là nơi thành lập đầu tiên của Trung ương Cục miền Nam vào năm 1961.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, từ CKĐ, lực lượng cách mạng tổ chức nhiều trận tấn công vào kẻ thù giành chiến thắng vang dội. Chiến khu Đ được coi là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ như tiểu đoàn 800, trung đoàn 762, sư đoàn 9, sư đoàn 5…
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thì CKĐ là nơi tập kết của lực lượng quân đoàn 1, quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn. Tên Chiến khu Đ gắn liền với những chiến thắng vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân và dân Miền Đông Nam Bộ. Sự tồn tại và phát triển của CKĐ đã góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Kẻ thù luôn tìm mọi cách đánh phá nhưng thất bại, Ngô Đình Diệm và các tướng tá ngụy quyền Sài Gòn từng chua xót nhận định: “CKĐ còn, Sài Gòn mất”. Giai đoạn 1962-1967, CKĐ trở thành căn cứ khá vững chắc đã dốc sức cùng toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta Tết Mậu Thân (1968), cũng như sau này vùng lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975).
Một địa danh lịch sử đã bước qua chiến tranh, đã chịu cảnh tàn khốc của chiến tranh ác liệt nhưng vẫn hiên ngang đứng đó để nhìn miền Nam đổi mới. Sau giải phóng, CKĐ ngày càng được xây dựng, bảo vệ để con cháu đời sau nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, để chúng ta có được hôm nay.
Video đang HOT
Ngày nay CKĐ được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia kết hợp với dòng sông Đồng Nai xanh mướt và khu rừng quốc gia Nam Cát Tiên trên 100 loài thú, 94 loài chim, 70 loài cá, hàng ngàn loài lưỡng cư và trên 1000 loài thực vật… là kho tàng vô giá. CKĐ là điểm đến để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn về lịch sử, biết được cha ông ta đã phải hi sinh thế nào để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Qua đó giúp thế hệ trẻ biết ra sức học tập, công tác tốt để thể hiện lòng biết ơn với cha ông.
Mọt số hình ảnh về các hoạt động dâng hương tưởng niệm tại căn cứ của chiến khu D:
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Thăm lại 'Trường Sa trên bờ" ở vùng đất lửa
Không phải vô cớ mà nhiều người nói rằng, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch là "xã Trường Sa trên đất lửa Quảng Bình". Hiện có 32 người con xã này đã và đang gắn bó máu thịt, chắc tay súng bảo vệ biển đảo tổ quốc.
Từ "xã Trường Sa"
Tây Trạch "bén duyên" với Trường Sa bắt đầu từ năm 1982. Ngay trong đợt tuyển quân đầu tiên của đơn vị hải quân năm đó, ba chàng trai trẻ là Lê Quang Trung, Hoàng Văn Thiêm, Hoàng Văn Hải đã trúng tuyển.
Từ đó đến nay, ở xã nghèo này đã có 32 người con của quê hương tình nguyện cầm súng bảo vệ tổ quốc tại Trường Sa, đó là niềm vinh dự vô cùng lớn.
Anh Dương Thanh Luyện, xã đội trưởng xã Tây Trạch không giấu nổi tự hào khi nhắc đến những con em của xã đã đến và đang có mặt tại Trường Sa.
Câu chuyện làm anh nhớ nhất có lẽ là trường hợp của anh Phan Thanh Điền (SN 1974), ở thôn Võ Thuận.
Di ảnh CCB Gạc Ma Dương Văn Lê, người đã mất vào năm 2010 vì căn bệnh ung thư sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự
"Năm đó, tôi và bốn người bạn thân cùng nhau làm đơn tình nguyện nhập ngũ hải quân với mong muốn được bảo vệ đảo Trường Sa như những lớp đàn anh đi trước trong xã.
Chỉ có 4 người đủ tuổi là tôi, anh Dương Văn Kiểm, Phạm Xuân Cường, Dương Văn Cần. Vì Phan Thanh Điền mới chỉ 17 tuổi nên phải nhờ bố viết cho một bản giấy viết tay báo mất giấy khai sinh, sau đó khai lại tuổi từ 17 thành 19 để được đủ tuổi đi bộ đội.
Trời không phụ lòng người, năm đó cả mấy anh em đều trúng tuyển đi hải quân và vào cùng một đơn vị. Cả năm anh em khi vào nhập ngũ đều viết đơn xin đi bảo vệ Trường Sa. Nhưng chỉ có anh Luyện, Kiểm, Điềm được đi, tôi và anh Cần thì được giao nhiệm vụ đi bảo vệ thềm lục địa.
Với 8 người đi Trường Sa nên đó cũng là năm có nhiều người con của xã Tây Trạch đi bảo vệ Trường Sa nhất từ trước đến nay".
Gần đây nhất là đầu năm 2014, thêm 4 chàng trai trẻ trong xã được nhập ngũ đến với Trường Sa. Hiện nay, có ba người con của xã đang làm bộ đội chuyên nghiệp ở Trường Sa, ngày đêm canh giữ biển đảo của quê hương.
Đến đảo Gạc Ma
Sự kiện ngày 13/3/1988 ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mãi mãi là mốc son của dân tộc.
Trong trận chiến bi hùng đó, tỉnh Quảng Bình có 13 người hy sinh, 2 người được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Trận chiến giữ đảo Gạc Ma được ghi lại trong lịch sử với 64 anh hùng liệt sĩ, Quảng Bình nhiều nhất với 13 người ngã xuống.
Anh Lê Văn Đông - "Chúng tôi sẵn sàng quay lại Trường Sa nếu đất nước cần"
Nhớ lại những ngày đó, anh Lê Văn Đông ở xóm Rẫy vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh nhập ngũ năm 1985, 3 năm sau thì đơn vị chuyển ra làm nhà giàn ở đảo Gạc Ma.
"Chiều 13/3/1988, cả đơn vị chúng tôi ra đảo, ngủ được 1 đêm, đến sáng ngày 14/3/1988 thì bị tàu Trung Quốc bắn. Lúc đó tôi vớ được khúc gỗ, tôi và 8 người nữa trôi lênh đênh giữa biển. Đến chiều ngày 14 thì phía Trung Quốc vớt chúng tôi lên tàu, trói vào chân ghế, không cho ăn uống gì. Tàu chạy 3 ngày trời thì vào đất Trung Quốc.
Sau đó họ mổ vết thương ở lưng cho tôi rồi giam 9 người mỗi người một phòng. Cứ vài ngày họ lại lôi chúng tôi ra hỏi cung, họ hỏi về gia đình, về đơn vị nơi tôi đóng quân. Nhưng dù họ có hỏi gì chúng tôi đều trả lời không biết.
Giam như thế được 1 năm rưỡi thì họ cho chúng tôi gửi thư về nhà, bức thư vỏn vẹn 25 chữ nhưng cũng giúp chúng tôi báo với gia đình là chúng tôi còn sống.
Sau 3 năm, 5 tháng, 15 ngày thì chúng tôi được về nước, lúc đó vợ tôi sinh được con gái đầu lòng, vì khóc nhiều quá nên đặt tên con là Lệ Thúy. Đứa con trai thứ hai của tôi tên là Lê Quần Đảo, lần đầu tôi còn định đặt cho cháu là Lê Trường Sa đấy chứ", anh nói mà không giấu nổi niềm tự hào.
"Mấy ngày nay đọc báo, xem ti vi, đâu đâu cũng nói về chuyện Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa mà tôi thấy rạo rực trong người. Sức chẳng còn nhiều nhưng chỉ cần đất nước cần là chúng tôi sẵn sàng lên đường nhập ngũ", anh Đông cho biết.
Ở cái xã Tây Trạch này đang có rất nhiều người con đang chuẩn bị tinh thần cầm súng để bảo vệ biển đảo thân yêu của tổ quốc. Đó không chỉ vì người ta gọi Tây Trạch là xã Trường Sa, mà đơn giản chỉ vì Trường Sa đã là máu thịt của dân tộc.
Hải Sâm
Theo_VietNamNet
Người dân khai quật địa đạo bị chôn vùi 50 năm Địa đạo dài khoảng 6km đang được người dân Quảng Nam khai quật sau khi bị vùi lấp từ năm 1965. Ngày 18/4, hàng chục người dân thôn Bình Tuý (xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tiếp tục khai quật địa đạo bị vùi lấp từ 50 năm trước. Ông Nguyễn Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho...