Vùng đất lạ giữa màn sương
Toàn cảnh hồ Tà Đùng nhìn từ Freedom Green Village. |
Chúng tôi tìm đến Freedom Green Village ở Tà Đùng thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk Glong của tỉnh Đăk Nông, còn gọi ngắn gọn là Làng, vào một sớm tinh mơ. Qua chiếc cổng nhỏ, xuyên qua vườn cà phê trồng xen vài cây ăn trái khác là đến nhà hàng – mà tôi thích gọi là nhà chung vì mọi thứ ở khu vực này đều là của chung – nằm ở cuối đường.
Dì Nga hướng dẫn chúng tôi sắp xếp đồ đạc, giới thiệu các khu vực tại nhà chung và cả bữa sáng. Dì là người chuẩn bị tất cả các bữa ăn, thức uống cho những ai đặt chân đến đây. Sáng hôm đó, chúng tôi được mời xôi đậu phộng với muối mè và khoai lang luộc. Ngoài ra còn có trà, cà phê, cam và một vài loại trái cây được dì lấy từ vườn. “Mọi thứ, khi cần các em cứ tự phục vụ và trả lại đúng vị trí”, anh Thành, người phụ trách dẫn khách từ xa đến Làng, dặn dò như vậy rồi tự đi pha cho mình một ly cà phê. Theo sau anh, chúng tôi tự pha cà phê cho mình và ngồi ngắm hồ Tà Đùng từ trên cao.
Vùng đất như cổ tích
6g00 sáng. “Con hít thở đi!”, dì Nga lên tiếng. Giữa màn sương chưa kịp tan và không gian rộng lớn đang trải ra trước mắt, tôi nhớ đã từng được nghe: một biện pháp cực kỳ đơn giản giúp cho tinh thần chúng ta luôn được thư giãn và khỏe mạnh, già trẻ, lớn bé ai cũng có thể làm được và đặc biệt là không tốn một đồng nào cả. Đó là hít thở! Vậy thì, không có lý do gì để chần chừ cho những nhẹ tênh ở đây chảy vào người mình. Hít thở rồi lắng nghe mọi sự xung quanh, đó là tiếng gió hát, tiếng nói chuyện và cả tiếng lòng mình bỗng trở nên thật êm dịu.
Ngày trước, khu vực này là thung lũng, hồ nước cũng có sẵn nhưng chỉ là dạng hồ nhỏ dưới chân đồi. Đến khi xây dựng hồ thủy điện Đồng Nai 3, khu vực này được ngăn lại làm nơi giữ nước cho sinh hoạt và trồng trọt. Cả vùng bỗng biến thành một vịnh Hạ Long trên cao nguyên!
Theo lời anh Thành, anh Hùng và chị Thương – chủ nhân của Làng – đã tìm đến vùng cao nguyên này để làm nông trại thuận nhiên. Anh kể, Hùng quê ở Nam Định, nhưng sinh ra, lớn lên và kinh doanh du lịch ở Phú Quốc. Một năm trước, Hùng đi tìm nơi thích hợp để làm nông trại thuận nhiên vì muốn con cái được sống gần với thiên nhiên hơn, đảm bảo an toàn trong việc ăn uống và sinh hoạt hơn. Và Hùng đã chọn nơi này. Làng ra đời từ đó!
Làng xây dựng theo mô hình framstay tự cung, tự cấp, sống cùng với thiên nhiên và lan tỏa câu chuyện “Nông nghiệp thuận tự nhiên, một đời không hóa chất” của gia đình anh Hùng – chị Thương. Nhiều người đến đây chỉ để nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi và cũng có nhiều bạn trẻ đến để làm tình nguyện viên, học cách làm nông trại, trở thành nông dân hoặc chỉ để thực hành lối sống trở về với thiên nhiên, từ chối các sản phẩm hóa học, đồ nhựa và thức ăn không rõ nguồn gốc.
Video đang HOT
Quyển sổ nhỏ ở khu vực chung mà chúng tôi cùng nhau đọc có nhiều người đã viết về những cảm xúc đầu tiên khi đến một nơi đặc biệt như Làng. Giống như một dạng nhật ký chung, trong đó có nhiều sự chia sẻ, cảm thông và cả những ghi nhận về mọi trải nghiệm thú vị ở Làng của khách.
Ngoài khu nhà chung, Làng có 5 bungalow và một vài điểm có thể cắm trại cho những ai có sẵn lều. Tất cả đều có hướng nhìn về phía hồ Tà Đùng, hướng nhìn đẹp nhất của Làng.
Một ngày ở Làng
10g30, anh Thành gọi chúng tôi ra vườn rau. Chỉ là một khu đất nhỏ thôi nhưng có đến hơn 30 loại rau, thảo mộc được trồng theo phương thức tự dưỡng, nghĩa là không phải mất nhiều thời gian để chăm bón, cắt tỉa mà chỉ cần hiểu nguyên tắc phối hợp để các loài cây tự tương hỗ nhau mà lớn, mà tồn tại.
Thành quả sau buổi thu hoạch rau ở Làng. |
Chúng tôi thu hoạch rau và sau đó cùng phụ dì Nga chuẩn bị bữa trưa cho mọi người hiện có trong Làng. Trong bữa cơm, mọi người tự giới thiệu mình và nói về lý do đến làng cũng như những dự định cho hoạt động trong mấy ngày lưu lại Làng của mình.
15g30, chị Hà – một tình nguyện viên tại Làng – chuẩn bị xong nguyên liệu cho nồi nước thơm của nhà chung. Đây là đặc sản của làng. Trong không khí lành lạnh của những ngày sang đông, không gì bằng được tắm nước thơm nấu bằng các loại thảo mộc trong vườn. Mỗi người tự lấy một cái ấm bằng nhôm để lấy nước thơm từ nồi to để tắm. Sau khi tắm xong thì trả ấm lại cho người khác. Nồi nước cứ được thêm vào liên tục. Sau mỗi lần thêm nước, thêm thảo mộc, mọi người sẽ canh lửa cho nước sôi lên trong khoảng 10 phút trước khi mọi người lại lấy nước tắm…
Bữa ăn tối bắt đầu lúc 18g00. Chúng tôi vô cùng thích thú với món gà luộc và canh rau tập tàng đa dạng đủ loại rau. Dì Nga cho biết toàn bộ thức ăn ở đây đều là sản vật địa phương. Gà là do anh Thành nuôi. Cá mua của người đồng bào bắt ở hồ. Rau trồng tự dưỡng ở vườn. Gạo là do anh Hùng trồng ở Fram Quảng Khê… Có lẽ lâu lắm rồi, chúng tôi mới lại được chia sẻ một bữa cơm đặc biệt như thế.
Ngày thứ hai, mọi người đã quen với việc chia sẻ không gian chung và cả những vật dụng quanh đây. Chúng tôi, mỗi người chọn một góc, chia nhau vài củ khoai, hít thở và ngắm mặt hồ xanh ngát. Tôi nghe thoảng trong gió mùi hương hoa. Anh Thành nói đến tháng 3 cà phê mới vào mùa nở hoa nên việc hoa cà phê phủ trắng cả vườn mùa này làm tôi thấy mình may mắn. Ở đây, ngay đến hoa cà phê cũng là một đặc sản!
*
Không chỉ là không gian kỳ diệu của lòng hồ trên cao nguyên, không chỉ là hoa cà phê hay nước thơm mỗi chiều, đến Làng là một sự trải nghiệm mà những đứa quen sống ở phố thị như chúng tôi vô cùng lạ lẫm và thú vị. Dù lỡ hẹn với vài chuyến khám phá quanh hồ nhưng với tôi, đó lại là lý do chính đáng để quay trở lại…
Camping trên đỉnh Phượng Hoàng
Cuối thu, khi những cánh đồng cỏ xanh ngả sang vàng, cũng là lúc đồi Phượng Hoàng (xã Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) vào mùa lãng mạn nhất.
Để cảm thụ được khung cảnh tuyệt mỹ nơi đây, cách tốt nhất là chọn đến Phượng Hoàng vào buổi chiều và cắm trại qua đêm.
Đồi Phượng Hoàng, hay còn được người dân phường Bắc Sơn (TP Uông Bí, Quảng Ninh) gọi bằng cái tên dân dã là núi Ba Tầng, cách trung tâm TP Hạ Long khoảng 40Km về phía Tây. Vài năm trở lại đây, Phượng Hoàng được biết đến là một điểm dã ngoại lý tưởng, một nơi check-in với phong cảnh tự nhiên tuyệt mỹ dành cho giới trẻ. Để đến được đỉnh Phượng Hoàng, có thể lái xe máy hoặc xe ô tô gầm cao, hay thuê xe ôm đi từ dưới chân đồi.
Từ mùa xuân đến mùa hạ, đồi Phượng Hoàng thảm 1 lớp cỏ dày, xanh mướt.
Trên lớp cỏ là những hàng thông mã vĩ mọc khắp đồi. Ngồi đâu cũng có thể nghe tiếng gió vi vu thổi qua lớp lá kim.
Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình một vị trí bằng phẳng để dựng lều. Có thể dựng dưới thung lũng ít gió hơn...
Hoặc đỉnh đồi để nhìn ngắm tất cả khung cảnh bao la, khoáng đạt trong tầm mắt.
Sang thu, đồi cỏ xanh mướt bắt đầu ngả vàng.
Những ngọn đồi thoai thoải nối tiếp nhau, đủ để khách có thể đi bộ khám phá xung quanh, chiêm ngưỡng khung cảnh TP Uông Bí từ trên cao, hoặc ngắm cảnh hoàng hôn nhuộm đầy sắc đỏ.
Sáng sớm hôm sau khi bình minh vừa hé, nếu may mắn khách có thể "săn" được mây từ đỉnh Phượng Hoàng.
Ngồi lặng yên quan sát, bạn có thể thấy rõ màu sắc của nền trời thay đổi theo thời gian, từ tím sang vàng, rồi đỏ sậm.
Khi mặt trời lên cao, đó cũng là lúc bạn tạm biệt đỉnh Phượng Hoàng và mang về những khoảnh khắc ấn tượng.
Tuyệt tác Hồ Tà Đùng Nằm trong khu bảo tồn Tà Đùng thuộc các xã Đắc P'lao và Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắc Nông, hồ Tà Đùng được người dân địa phương ví von là vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, với khung cảnh nên thơ, quyến rũ. Hồ Tà Đùng khi hoàng hôn xuống. Ngắm hồ Tà Đùng từ trên cao, du khách không khỏi...