Vùng đất của danh thắng, chùa cổ
Ngày 23/1, tại Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức giới thiệu Lễ hội khai xuân và khai mạc tuần văn hóa – du lịch với chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” năm 2019.
Du khách thăm quan Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Nhiều năm qua, du khách về vùng đất thiêng Yên Tử thường theo hướng Đông, đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nay đến Yên Tử có thể đi theo đường mới phía Tây qua địa phận tỉnh Bắc Giang, nơi cũng có những ngôi chùa cổ và danh thắng nổi tiếng…
Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều, sườn Đông chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh; còn sườn Tây thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Phía sườn Tây Yên Tử còn ghi dấu hàng loạt các di tích minh chứng cho giai đoạn hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm (dòng thiền Việt Nam do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập), như các chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc, Bình Long… Tuy nhiên, đường lên vùng núi Yên Tử theo hướng Tây rất khó đi, nên nhiều năm nay chủ yếu được đi theo hướng Đông.
Nhờ sự đầu tư của nhà nước, gần đây con đường đến núi Yên Tử theo hướng Tây đã hoàn thành. Hệ thống cáp treo để lên núi Yên Tử theo hướng Tây cũng được đưa vào sử dụng. Do vậy, năm nay tỉnh Bắc Giang tiến hành tổ chức Tuần văn hóa du lịch 2019 với chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”, diễn ra từ ngày 14-20/2 (tức từ ngày 10 đến 16 tháng giêng năm Kỷ Hợi). Tại buổi giới thiệu về Tuần văn hóa du lịch này, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Cùng với Đông Yên Tử thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tây Yên Tử sẽ phối hợp, kết nối thành quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, tạo điều kiện cho phát triển du lịch cũng như phát huy các di sản văn hóa mà cha ông ta đã để lại”.
Hiện tại, khu vực Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều di tích, công trình lịch sử – văn hóa liên quan đến tôn giáo, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Qua khảo sát bước đầu, tỉnh Bắc Giang đã thống kê được trên 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử, đã lập hồ sơ đề nghị và công nhận 26 điểm di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia. Do vậy, nếu về Yên Tử theo hướng Tây, du khách có thể thăm các địa danh nổi tiếng như chùa Vĩnh Nghiêm (nơi được xem là chốn tổ của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, có niên đại hơn 700 năm), chùa Am Vãi (nằm trên vòng cung Yên Tử), chùa Bổ Đà (với khu vườn tháp đẹp nhất Việt Nam) chùa Kem, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Phượng Hoàng…
Theo kế hoạch, trong thời gian diễn ra Tuần Văn hóa – du lịch 2019 sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao tiêu biểu như Lễ rước tượng Phật từ chốn tổ Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng, thuộc Tây Yên Tử; trưng bày và giới thiệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; hội hát Soong hao (một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số)…
Theo tienphong.vn
Vừa thoát án phạt, Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang lại tiếp tục "hành" dân
Mỏ than Bố Hạ của Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang hoạt động trở lại cũng là lúc hàng nghìn hộ dân các xã Đồng Hưu, Hương Vỹ, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế tiếp tục sống trong màu đen kịt của than rơi ra từ xe chở than thuộc doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Sau một thời gian bị UBND tỉnh Bắc Giang đình chỉ hoạt động khai thác tại mỏ than Bố Hạ do đổ chất thải trái phép, Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang đã được hoạt động trở lại. Kể từ đây, hàng nghìn hộ dân ven tỉnh lộ 242 thuộc các xã Đồng Hưu, Hương Vỹ và thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế rơi vào cảnh sống chung với ô nhiễm.
Cả tuyến đường là một mầu đen sì do hoạt động vận chuyển than của công ty CP Khoáng sản Bắc Giang gây ra
Đáng sợ nhất là vào những ngày mưa, nước trộn với bụi than thành thứ bùn sệt đen kịt khiến việc đi lại vô cùng khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Có mặt tại tuyến đường 242, anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Hương Vỹ bức xúc cho biết: "Tôi thường đi xuyên qua lại trục đường này để đưa đón con đi học. Ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì mặt đường đen sì mầu than. Tôi phải đi ra giữa đường vì hai bên là bùn đặc sệt, xe máy đi lại rất khó khăn. Biết là nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn phải chấp nhận."
Xe trọng tải lớn chạy cuốn theo bụi, bẩn cả một đoạn đường
Anh Tân - nhà ngay mặt đường 242 cũng bức xúc khi mà ngày ngày từng đoàn ô tô trọng tải lớn chở than qua lại nhưng không be bịt cẩn thận, thường xuyên để rơi vãi. Chưa kể tới nhiều tài xế chạy tốc độ cao, làm bùn đất bắn tung tóe sang hai bên đường, nhà dân hứng chịu cả.
Không chỉ khốn khổ vì ô nhiễm, người dân nơi đây còn quan ngại tình trạng này kéo dài dễ gây tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng con em của họ.
Cháu Quang Chương - (học sinh THCS trên địa bàn) lo lắng: "Mỗi ngày qua đoạn đường bằng xe đạp cháu rất sợ, vừa đi vừa ngó xem có ô tô không vì cháu phải đi ra giữa đường. Đi sát mép đường thì bùn, đất dính vào bánh xe khó đi lắm.
Người dân vô cùng khiếp sợ khi phải đi lại trên tuyến đường này
Những bức xúc, lo lắng khi đi trên tuyến đường này của người dân và các cháu học sinh cũng là bức xúc chung của hàng nghìn hộ dân nơi đây.
Theo quan sát của PV, sở dĩ tuyến đường này bụi, bẩn như vậy do những đoàn xe ô tô vào trong mỏ lấy than. Sau khi quay ra thì bánh xe dính bùn, đất rơi ra, bên cạnh đó là tình trạng rơi vãi than dọc đường cũng khiến cho tuyến đường này bẩn càng thêm bẩn.
Mỗi khi trời mưa, mặt đường được bao phủ bởi lớp bùn đen sì
Để hạn chế bùn, đất bắn vào nhà, người dân hai bên đường đã phải dùng "hạ sách" là mang đá, chướng ngại vật ra chắn trước cửa nhà để ô tô đi chậm lại. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông vào buổi tối.
Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp này, trước đó Tuổi trẻ và Pháp luật đã phản ánh về việc Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang trong quá trình khai thác than lộ thiên tại mỏ than Bố Hạ, huyện Yên Thế đã đổ thải trái phép gây thiệt hại cho người dân.
Người dân phải lấy đá để ra mép đường để ô tô đi chậm lại
Bên cạnh đó, công ty này còn không nộp tiền ký quỹ bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khoáng sản. Xe tải chở than của doanh nghiệp này gây ô nhiễm môi trường, khiến đường xá xuống cấp nghiêm trọng... làm người dân vô cùng bức xúc.
Ngay sau đó, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã thành lập đoàn kiểm tra và chỉ ra hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang. Tuy nhiên, không hiểu sao mà doanh nghiệp này chỉ bị... nhắc nhở.
Nguyên nhân khiến môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bắt nguồn từ hoạt động khai thác và vận chuyển than của công ty CP Khoáng sản Bắc Giang
Trao đổi với PV về việc này, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư Hà Nội) sau khi nghiên cứu hồ sơ đã đặt ra nghi vấn: Vì sao Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhiều năm nhưng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lại xử lý đầy "ưu ái" như vậy? Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang có đang buông lỏng quản lý, để cho doanh nghiệp mặc sức cày nát tỉnh lộ?
Câu hỏi đặt ra là chuỗi ngày sống chung với ô nhiễm của người dân nơi đây bao giờ kết thúc? Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý như thế nào?
Được biết, trước đó tại mỏ Barit Lang Cao, xã Cao Xá, huyện Tân Yên cũng thuộc sự quản lý của Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang: Công ty TNHH Khoáng sản Linh Trung (đơn vị được Công ty CP Khoáng sản Bắc Giang thuê thực hiện san gạt, vận chuyển đất dư thừa) đã thi công vượt ra ngoài ranh giới khu vực cho phép với diện tích 1.020m2, độ sâu bình quân 3,5m. Ngoài ra, đơn vị còn vận chuyển đất đi san lấp không đúng địa điểm cho phép.
(Còn nữa)
Theo TTTĐ
Bắc Giang dũng cảm, đi đầu trong việc thống kê số lượng TNGT Đó là nhìn nhận của Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng tại hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT tại Bắc Giang Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia biểu dương tỉnh Bắc Giang dù TNGT tăng cao nhưng có cách thống kê TNGT...