Vùng đất chết hồi sinh từ thảm họa động đất, sóng thần
10 năm đã qua kể từ ngày xảy ra thảm họa khủng khiếp động đất và sóng thần 26/12/2004 ở Ấn Độ Dương. Thảm họa đi qua nhưng sự sống đã không ngừng hồi sinh từ những vùng đất chết.
Hôm đó vào ngày chủ nhật – 26/12/2004 sau lễ Giáng sinh, những người khách du lịch nước ngoài đang bơi tại bãi biển Hat Rai Lay, gần Krabi, miền nam Thái Lan hốt hoảng chạy vào bờ khi trông thấy những ngọn sóng cao cuồn cuộn.
Trong khi đó, những dòng nước lũ tràn vào thành phố Maddampegama ở Sri Lanka ngày 26/12. Làn sóng khổng lồ đã đi khắp các châu lục và gây ảnh hưởng đến 14 quốc gia, cướp đi sinh mạng của khoảng 230.000 người.
Gần một tháng sau khi trận sóng thần kinh hoàng trên đổ bộ vào vịnh Ton Sai, đảo Phi Phi, Thái Lan nhưng người đi bộ vẫn còn phải đi qua các con phố đổ nát. (Ảnh chụp hôm 25/1/2005).
10 năm sau (2004 – 2014), cũng trên con vịnh này, người đi bộ, đi xe đạp đã ngược xuôi trên con đường lớn quang đãng, sầm uất.
10 năm trước, khi bãi biển Patong là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa này của tỉnh Phuket, Thái Lan, khách du lịch chật vật mang theo hành lý ra sân bay vào 27/12/2004, ngay sau ngày xảy ra thảm họa.
Video đang HOT
Một góc cảnh của bãi biển Patong 10 năm sau đó, cho thấy xe gắn máy, xe tải, xe ô tô và cả taxi đang đi trên một con phố tấp nập của Patong.
Một bức ảnh chụp từ trên không cho thấy sự tànphá khủng khiếp bởi sóng thần Ấn Độ Dương ở phía tây của Banda Aceh, Indonesia hôm 8/1/2005. Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các trận động đất đi kèm với sóng thần 26/12.
Bức ảnh chụp trên không ven biển Aceh cho thấy các bãi biển đã được hồi sinh sau thảm họa và cây cối hiện mọc lên um tùm sau 10 năm.
Những thi thể được để trong bao nằm la liệt trên phố chờ đợi để được thuyền chuyển đi từ làng Phi Phi đến Phuket và Krabi hôm 28/12/2004.
Thì 10 năm sau, công nhân đang xây dựng các tòa nhà. Ảnh chụp một người công nhân ngày 11/12/2014 ở làng Phi Phi, vịnh Ton Sai, Thái Lan.
Cũng tại ngôi làng này, nhân viên cứu hộ đưa một thi thể đi trong số các nạn nhân hôm 28/12/2004.
Bây giờ, trên các con phố đều san sát các cửahàng, người qua lại nhộn nhịp.
Một bức ảnh chụp từ trên không hôm 8/1/2005, cho thấy lũ lụt và sự tàn phá ở phía Tây Aceh, tỉnh Banda Aceh. Aceh là nơi phải chịu sức tàn phá khủng khiếp nhất, thành phố chính nằm gần tâm chấn của trận động đất mạnh 9,1 độ richter.
Và một sự hồi sinh tuyệt vời sau những gì đã xảy ra…
Một cái nhìn tổng quan về sự tàn phá của thiên tai ở Banda Aceh hôm 28/12/2004.
Mười năm sau, công viên Taman Safari ở Indonesia đã chảng còn dấu hiệu của sự đổ nát nào cả.
Lũ lụt ven biển ở miền tây Aceh ngày 8/1/2005.
Một góc trên không các dãy nhà ở Lampuuk, Banda Aceh hôm 11/12/2014 cho thấy sự sống lại của đường bờ biển.
Theo Khampha
Nhật Bản nhất trí mở lại lò phản ứng hạt nhân đầu tiên
Đây là động thái nhằm mở đường cho việc nối lại hoạt động của hàng loạt nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima.
Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản (NRA) vừa cho hay, nhà máy điện hạt nhân Sendai của Công ty điện lực Kyushu ở tây nam Nhật Bản có thể khởi động trở lại mặc dù vẫn cần sự nhất trí của chính quyền địa phương.
Nhà máy điện hạt nhân Sendai
Tuyên bố này đưa ra sau khi Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận gần 1 năm tròn không sử dụng điện hạt nhân kể từ năm 1966. Mức độ hoài nghi, lo ngại của công chúng Nhật Bản về độ an toàn của điện hạt nhân vẫn rất cao kể từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011- thảm họa khủng khiếp nhất kể từ sự kiện Chernobyl năm 1986 ở Ukraine.
Chính phủ Nhật Bản đang hối thúc các cơ quan điều tiết trong ngành điện hạt nhân đưa ra quyết định dứt khoát về việc có phá hủy lò phản ứng lâu đời nhất trong số 48 lò phản ứng của nước này hay không.
Theo quy định sau sự kiện Fukushima, các lò phản ứng trên 40 năm tuổi sẽ buộc phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, các lò phản ứng có thể được gia hạn thêm 20 năm nhưng phải áp dụng cơ chế giám sát khắt khe hơn và do đó chi phí cao hơn.
Theo NTD/Gafin
Sóng thần bất ngờ tấn công bờ biển Ukraine Truyền thông Nga hôm 27/6 cho biết, một cơn sóng thần cao 2 m bất ngờ ập vào thành phố ven biển Odessa, Ukraina làm 6 người bị thương, trong đó có 4 trẻ em. Hãng thông tấn RT của Nga dẫn lời các nhân chứng cho biết, cơn sóng thần kỳ lạ ập đến khi họ nghe thấy âm thanh giống tiếng...