Vùng đất cây gỗ pơ mu quý hiếm mọc dày đặc, giữ như giữ vàng mà lâm tặc vẫn rình mò ngày đêm
Những cánh rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông quản lý (thuộc địa phận huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) với nhiều dãy núi cao trên 1.000 m, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để loài cây gỗ pơ mu (nhóm IIA) sinh sống, phát triển.
Trong những cánh rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông quản lý, tiểu khu 1219 với diện tích hơn 1.000 ha là nơi cây pơ mu phân bố nhiều nhất.
Tuy nhiên, do giá trị của gỗ pơ mu trên thị trường ngày càng cao nên lâm tặc tìm mọi cách để khai thác trái phép khiến công tác quản lý, bảo vệ những cánh rừng pơ mu quý hiếm gặp rất nhiều khó khăn.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Đắk Lắk Điện tử ghi lại:
Để vào được tiểu khu 1219 nơi có những cây gỗ pơ mu cổ thụ, phải mất hơn 2 ngày băng rừng, vượt suối với nhiều dốc cao, vực sâu.
Ở đây, pơ mu phân bố dày đặc, cứ vài chục mét lại có một cây sinh sống. (Trong ảnh: một cây pơ mu cổ thụ tại tiểu khu 1219).
Cây pơ mu trưởng thành đạt chiều cao vài chục mét.
Ở khu vực rừng phân bố cây pơ mu hệ thực vật cũng phát triển đa dạng.
Video đang HOT
Lực lượng tuần tra rừng kiểm tra tọa độ khu vực cây pơ mu phân bố.
Gỗ pơ mu có giá trị cao trên thị trường nên lâm tặc tìm mọi cách để khai thác trái phép. Từ năm 2018 đến nay, tại tiểu khu 1219 xảy ra 5 vụ khai thác pơ mu trái phép. Mới đây nhất là vụ phá 19 cây pơ mu vào tháng 4-2020 đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý.
Lâm tặc thường xẻ gỗ pơ mu thành phách nhỏ sau đó cắt rừng đi ra ngoài khiến việc phát hiện, xử lý của chủ rừng gặp nhiều khó khăn.
Để quản lý, bảo vệ khu vực rừng pơ mu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông phải tổ chức lực lượng tuần tra rừng dài ngày. Mỗi chuyến tuần tra rừng thường kéo dài từ 5-7 ngày nên việc ăn ngủ giữa rừng là chuyện thường nhật của lực lượng bảo vệ rừng ở đây.
Bữa cơm đạm bạc của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên đường tuần tra khu vực cây pơ mu phân bố.
Nuôi loài cá trê Phú Quốc vốn hoang dã hình thù kỳ lạ, bán đắt tiền
Lạng Sơn: Đáng ngại, "phá núi, xẻ rừng" lùng sục đào cây dại làm cây cảnh tràn lan
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện tình trạng người dân lùng sục khắp các cánh rừng, đồi núi đá, săn tìm, đào bới các loại cây dại cổ thụ bán làm cây cảnh. Việc khai thác tràn lan này đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng và là một tình trạng đáng ngại.
Khai thác cây cảnh trái phép
Những năm gần đây, phong trào mang các loài cây dại cổ thụ rừng về trồng làm cây cảnh khá phổ biến trên phạm vi cả nước, trong đó có tỉnh Lạng Sơn.
Cây rừng cổ thụ làm cây cảnh được đưa vào kinh doanh, mua bán, trao đổi tùy theo thế, dáng của cây, với giá từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Cây càng to, kiểu dáng đẹp, thế độc, lạ thì giá càng cao. Bởi vậy, hiện nay xuất hiện tình trạng người dân "phá núi, xẻ rừng" săn lùng, đào bới cây rừng làm cây cảnh để bán.
Một cây hoa ngũ sắc đào trong rừng được thương lái thu mua với giá từ vài chục nghìn đến 200.000 đồng/gốc.
Từ tháng 3 - 4/2020, tại một số xã thuộc các huyện Văn Quan, Chi Lăng, Bình Gia... (tỉnh Lạng Sơn) xuất hiện tình trạng người dân địa phương vào rừng đào bới tràn lan các loại cây rừng như: Gỗ sang, cây túc, cây mề gà, cây trâm ổi, xây si xanh, cây si đỏ, cây ngũ sắc; cây hoa hồng dại, cây sim rừng...
Trong số đó, các gốc cây trâm ổi được người dân săn lùng, khai thác rất nhiều...
Đa số những gốc cây này đều có bộ rễ bám chắc vào những tảng đá hoặc bám sâu vào lòng đất để chống xói mòn, sạt lở đất, đá. Những gốc cây rừng được khai thác đa số đều có đường kính từ 30 - 50cm trở lên, thậm chí có những gốc cây to 2 người ôm mới xuể.
Anh H.V.T (xã Yên Phúc, huyện Văn Quan) cho biết, thời gian gần đây có người về tìm và thu mua cây rừng cổ thụ làm cây cảnh nên có nhờ anh em trong xóm đi tìm. Họ nói tìm các loại cây như mề gà, trâm ổi, si xanh,... có gốc to, dáng đẹp. Tùy theo dáng và kích thước sẽ được trả giá từ vài chục ngàn đồng, một vài trăm ngàn động đến vài triệu đồng.
"Mấy năm trước cũng nhiều người thu mua, dân ở đây cũng đi tìm, đào bới nhiều rồi nên cây khan hiếm dần, làm ăn ngày càng khó khăn lắm. Có hôm đi cả ngày được có mấy gốc cây ngũ sắc, mà nhỏ quá chỉ bán được có vài chục ngàn đồng một gốc", anh T cho biết.
Tùy vào loại cây, dáng cây và kích thước, sau khi đào từ rừng về, những loại cây dại ở rừng này sẽ được bán với giá khác nhau.
Để khai thác được những gốc cây to, có dáng đẹp, thế độc, lạ mỗi nhóm 3-5 người cùng vào rừng, dùng xà beng, kích hơi, dao, máy xẻ, búa... để đập đá, chặt cành, cắt rễ và chặt hạ các cây xung quanh, dọn đường thoáng, đưa cây dại cổ thụ xuống núi tránh bị va đập, làm trầy xước vỏ, thân cây.
Mất đa dạng sinh thái
Ông L.V.K (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), một thương lái thu mua cây cảnh cho biết: "Cây ngũ sắc có hoa nhiều màu sắc khác nhau, thân già thường có các bìu to sần sùi, tạo thành loại cây cảnh đẹp, độc và lạ. Tôi thu mua cây này về để làm cây cảnh. Sau một thời gian trồng, chăm sóc và ghép hoa, tôi sẽ có những cây hoa nhiều màu sắc bán vào thị trường miền Nam...".
Tùy vào từng gốc to nhỏ và dáng cây mà ông K thu mua của bà con với giá khác nhau, nhưng trung bình từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm nghìn đồng/gốc. Còn đối với những loại cây khác, tùy vào dáng, thế cây, loại cây và kích thước cây mà có giá khác nhau, có cây đẹp có thể có giá từ 10 - 15 triệu đồng.
Những cánh rừng cạn kiệt dần các loại cây dại cổ thụ, sẽ làm mất đa dạng hệ sinh thái và hủy hoại tài nguyên rừng. Trong ảnh: Một người dân đào và gánh những gốc cây dại cổ thụ từ rừng ra để bán cho thương lái làm cây cảnh.
Những năm trước đây, tình trạng khai thác gốc cây rừng làm cây cảnh về bán cho thương lái cũng đã diễn ra. Đến nay, tình trạng này lại tái diễn, khiến những vạt rừng cạn kiệt dần các loại cây dại, mất đa dạng hệ sinh thái và hủy hoại tài nguyên rừng.
Để ngăn chặn triệt để việc khai thác cây rừng làm cây cảnh, cán bộ kiểm lâm địa bàn cần phối hợp với chính quyền địa phương, nhắc nhở, tuyên truyền người dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Nếu người dân không chấp hành, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh với những hành vi vi phạm.
Đồng thời, các cấp chính quyền, ngành chức năng, đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được việc khai thác cây rừng làm cây cảnh là hành vi vi phạm; nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ màu xanh của rừng là bảo vệ sự sống của con người.
Đắk Lắk: Trồng đậu cô ve leo, ai đi qua cũng khen "sao ra lắm trái thế" Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã đưa cây đậu cô ve leo giàn vào trồng thử nghiệm và bước đầu cho thấy triển vọng kinh tế khá. Hiện nay, xã Cư Pui có khoảng 20 hộ trồng đậu cô ve với diện tích gần 2 ha. Theo ghi nhận bước đầu,...