Vùng đất bị “trời hành”, hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày
Đây cũng là vùng đất đặc biệt trên thế giới khi phải hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, 300 ngày có sét trong năm.
Sách kỷ lục Guiness thế giới đã trao danh hiệu cho hồ Maracaibo ở Venezuela là “Nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới”. Vùng đất này bị ví như “trời hành” khi phải hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, 300 ngày có sét trong năm.
Vùng đất “bị trời hành” là nơi hứng chịu nhiều sét đánh nhất trong năm
Hồ Maracaibo (tiếng Tây Ban Nha: Lago de Maracaibo) là một vịnh nước lợ lớn ở Venezuela. Với diện tích 13.210 km2, đây là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ.
Tại nơi con sông Catatumbo tiếp giáp với hồ Maracaibo, mỗi năm có hơn 260 ngày mưa bão. Bởi vậy không có gì lạ khi hàng ngàn tia sét phóng xuống mỗi đêm khiến bầu trời gần như lúc nào cũng rực sáng. Người dân địa phương khi đi thuyền trong đêm tối còn lợi dụng thứ ánh sáng này để xác định phương hướng.
Đây là nơi bị sét đánh tới 10 tiếng mỗi ngày
Thời điểm hồ Maracaibo bị “trời phạt” nhiều nhất trong năm vào tháng 10. Đó là lúc hàng loạt các cơn bão mang theo mưa lớn cùng sấm chớp đổ xuống. Có những lúc nơi này chịu tới 28 cú sét trong một phút – đủ nguồn năng lượng thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.
Suốt nhiều thế hệ, người dân địa phương bị choáng ngợp bởi sự “cuồng nộ” của tự nhiên với những cơn bão sét hoành hành khoảng 10 tiếng mỗi đêm, gần 300 đêm trong năm. Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch gan dạ đổ xô tới nơi để chứng kiến “màn trình diễn” âm thanh và ánh sáng ngoạn mục của trời đất.
Đây là nơi chịu mật độ sét đánh dành đặc
Rất nhiều chuyên gia cố gắng tìm kiếm lời giải đáp cho hiện tượng đặc biệt này suốt hàng thế kỷ. Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những mỏ uranium ở khu vực hồ là nguyên nhân hút sét, khiến nơi này chịu mật độ sét đánh dày đặc như vậy.
Sau đó, nhóm nghiên cứu cho rằng không khí phía trên hồ Maracaibo tăng độ dẫn điện do khí mêtan bốc lên từ các dầu mỏ bên dưới. Khi khí mêtan bị ion hóa gặp không khí lạnh hơn từ dãy núi tạo nên sự gặp gỡ giữa hai dòng điện, tạp ra điện tích cực lớn phóng dưới dạng tia sét.
Ngoài ra, địa hình và các kiểu gió độc đáo tại khu vực cũng góp phần tạo nên hiện tượng này.
Nơi nhận nhiều “sự cuồng nộ” của tự nhiên
Hiện tượng tự nhiên này còn liên quan tới nhiều câu chuyện thú vị trong lịch sử, vẫn được kể lại cho người đời sau.
Chuyện kể rằng, nhờ cường độ sét mạnh và chói sáng giúp ngăn chặn những cuộc xâm chiếm trong đêm tối. Năm 1595, những chiếc tàu chiến do thủy thủ người Anh Francis Drake bị lộ diện khi định thực hiện cuộc tấn công lính Tây Ban Nha ở Maracaibo về đêm. Cuộc xâm lược bị cản trở, được ghi lại trong bài thơ sử thi 16 La Dragontea.
Sắp có nhật thực 'siêu đẹp' của thập kỷ, 11 năm sau mới gặp lại
Nhật thực diễn ra vào ngày 21/6 tới đây là sự kiện thiên văn 'siêu hiếm', đáng mong chờ nhất của năm 2020. Phải đến 11 năm sau, người yêu thiên văn mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
Nhật thực hình khuyên sẽ xảy ra vào ngày 21/6 tới. Việt Nam quan sát được pha một phần của sự kiện.
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt Trời, che phủ một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Hiện tượng nhật thực ngày 21/6 tới đây là nhật thực hình khuyên, Mặt Trặng không hoàn toàn che khuất Mặt Trời mà chỉ như chiếc đĩa nhỏ đặt lên trên chiếc đĩa lớn hơn là Mặt Trời, tạo một vòng nhật hoa như chiếc nhẫn bao quanh Mặt Trăng.
Lộ trình của nhật thực sẽ bắt đầu ở Trung Phi, đi qua Ả-rập Xê-út, Bắc Ấn và Nam Trung Quốc trước khi kết thúc ở vùng biển Thái Bình Dương. Pha nhật thực một phần có thể quan sát được ở phần lớn Đông Phi, Trung Đông và Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trái với lần nhật thực một phần tháng 12 năm ngoái, lần này người dân phía Bắc nước ta sẽ quan sát được nhật thực một phần với tỉ lệ che phủ cực đại lớn hơn người phía Nam. Cụ thể, tỉ lệ che phủ cao nhất là 79% (Hà Giang) và thấp nhất là 27% (Cà Mau).
Tại Hà Nội, nhật thực một phần bắt đầu vào 13h16 phút, đạt cực đại lúc 14:55 với tỷ lệ che phủ tới 71%, kết thúc vào 16:18. Tại Đà Nẵng, nhật thực một phần bắt đầu lúc 13:30, đạt cực đại lúc 15:04 với tỷ lệ che phủ là 56%. Tại TPHCM bắt đầu từ 13:37, đạt cực đại lúc 15:05 với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 36%, kết thúc vào 16:18.
Việt Nam có thể quan sát được nhật thực một phần vào ngày 21/6.
Sau lần nhật thực này, người Việt Nam phải đợi đến năm 2023 mới lại quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Tuy nhiên, nhật thực ngày 20/4/2023 gần như không đáng kể khi ở nước ta Mặt Trời chỉ bị che khuất tối đa 5%.
Hai lần nhật thực một phần vào năm 2027 và năm 2028 cũng không đáng chú ý vì tỉ lệ che phủ rất thấp, chỉ đạt lần lượt 15% và 30%.
Phải đến năm 2031, chúng ta mới lại thấy một lần nguyệt thực thú vị khi có nơi ở Việt Nam quan sát được tỉ lệ che phủ lên tới 80%.
Vì vậy, đây là cơ hội tuyệt vời cho những người muốn chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị này.
Các chuyên gia khuyến cáo, không thể quan sát nhật thực bằng mắt thường hoặc sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường vì tia cực tím cường độ cao có thể gây hại cho mắt. Cũng không sử dụng các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc phù hợp, vì ánh sáng Mặt Trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc chỉ trong tích tắc.
Có thể quan sát nhật thực gián tiếp bằng nhiều cách khác nhau hoặc mua kính lọc chuyên dụng quan sát nhật thực.
Khủng long đồ chơi và những món đồ kỳ lạ phi hành gia mang lên vũ trụ Trong mỗi sứ mệnh khi ra ngoài Trái Đất, phi hành gia thường mang theo một số vật cá nhân có giá trị tinh thần cho chặng đường nhiều nguy hiểm. May mắn là điều bất cứ ai khi ra đi ra khỏi nhà đều mong muốn có được. Để đạt được mục đích mang tính trừu tượng này, người ta thường đem...