Vùng đất 4 không ở lòng hồ thủy điện Bản Vẽ
Xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương, Nghệ An) nằm ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ được nhiều người biết đến là xã 4 không: không đường, không chợ, không có điện thắp sáng và không có điện thoại.
Mới đây, một trạm phát sóng BTS đã được lắp đặt ở đây nên cơ bản đã xóa được một “không” – điện thoại. Người Hữu Khuông đã có thể liên lạc được với bên ngoài nhờ sóng di động.
Tuy nhiên, còn có 1 “không” nữa mà ít ai đề cập đến, đó là cán bộ, công chức ở đây không có nhà ở.
Năm 2005, nhân dân 3 bản của xã Hữu Khuông (Xiềng Lằm, bản Mộng, bản Hiển) phải di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ, theo đó đội ngũ cán bộ chủ chốt và công chức xã Hữu Khuông cũng bị giải thể. Ba bản cùng với các xã: Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Dương, Luân Mai đã bị giải thể.
Xã Hữu Khuông, hiện nay chỉ còn 7 bản, trong đó có 2 bản dân tộc Thái, 1 bản dân tộc Mông và 4 bản dân tôc Khơ Mú. Hiện nay, toàn xã Hữu Khuông có 37 cán bộ, công chức đang sống trong những ngôi nhà tạm và gặp rất nhiều khó khăn ngay ở lòng hồ thủy điện Bản Vẽ.
Để được vào trung tâm xã này, đến với 7 bản, thì cánh nhà báo, phóng viên phải thuê thuyền để đi, mỗi chuyến cũng mất từ 50-100 ngàn đồng (tùy vào lượng khách đi nhiều hay ít). Còn nếu ít khách thì mỗi chuyến cũng mất 500-600 ngàn đồng.
Dân trí thấp, đội ngũ cán bộ cũ của xã không đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Huyện ủy, UBD huyện phải điều động tăng cường cán bộ chủ chốt cho xã; 100% đội ngũ cán bộ công chức xã đều là người địa phương khác. Họ không có nhà công vụ, nên cùng dựng tạm những ngôi nhà xiêu vẹo như thế này để ở.
Nhà ở của Phó chủ tịch UBND xã Lương Thị Vân Anh (dự án 600 Phó chủ tịch tăng cường cho các xã nghèo).
Video đang HOT
Cuộc sống ở xã Hữu Khuông vô cùng khó khăn. Nhiều anh chị em cán bộ, công chức xã phải ra hồ để ở, do thiếu đất dựng nhà và hơn hết là để mưu sinh. Hết làm việc ở công sở, họ ra hồ thả lưới, tìm nguồn thực phẩm để sống qua ngày.
Cán bộ lội bùn, lội suối xuống cơ sở
Ủy ban nhân dân xã rất trăn trở vấn đề nhà công vụ cho cán bộ công chức. Cực chẳng đã, họ phải dựng tạm ngôi nhà như thế này từ nguồn vật liệu đã hư hỏng, mục nát để cho cán bộ ở tạm.
Chị Lương Thị Ly (công chức văn phòng UBND xã) đã 10 năm bám trụ ở đây. Phía sau là ngôi nhà của chị.
Vi Hợi – Nguyễn Duy
Theo Dantri
Huy động lực lượng công an, quân sự dập đám cháy nhà dân
Ngôi nhà của một hộ dân nghèo khó ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương, Nghệ An bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Công an, quân sự, Phòng cháy chữa cháy... cùng được huy động đến để dập lửa.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 11h45' ngày 8/2/2015 tại gia đình ông Lô Văn Lý (hơn 40 tuổi, trú tại bản Quang Phúc, xã Tam Đình, huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An).
Khi vừa phát hiện đám cháy, nhiều người dân trong bản đang cấy lúa ngoài đồng đã hô hào dập lửa. Các lực lượng Công an, Quân sự huyện, Công an phòng cháy chữa cháy khu vực 6 và dân quân tự vệ xã Tam Đình đã có mặt tại hiện trường để dập lửa và kiên quyết không để lửa cháy lan sang 3 ngôi nhà kề sát nhà anh Lô Văn Lý.
Do gió to và lửa quá lớn nên việc dập lửa hết sức khó khăn. Toàn bộ ngôi nhà sàn 2 tầng cùng 1 giàn máy cưa, dụng cụ làm mộc gia dụng, toàn bộ tài sản gia đình và 1 nếp nhà của anh trai anh Lô Văn Lý đang gửi dưới sàn nhà dự định sau Tết sẽ dựng nhà mới bị thiêu rụi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,2 tỷ đồng.
Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện. Ngay sau khi nhận được tin báo, đích thân ông Vi Tân Hợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy và hỗ trợ ban đầu cho gia đình anh Lô Văn Lý 6 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ huyện cũng hỗ trợ gia đình anh Lý 500.000 đồng.
Một số hình ảnh vụ cháy nhà, thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng:
Ngọn lửa bốc lên rất mạnh
Lực lượng chức năng thu dọn đám cháy để chuẩn bị làm lại ngôi nhà mới tạm cho gia đình ông Lý kịp đón Tết.
Đích thân ông Vi Tân Hợi - PCT UBND huyện Tương Dương cùng các lực lượng thu dọn sau đám cháy.
Căn nhà sàn 2 tầng cùng một nếp nhà khác đặt dưới sàn đã bị bốc cháy hoàn toàn
Công an, người dân, các lực lượng khác cố vớt vát những thanh gỗ còn có thể để làm nhà mới.
Phần lớn căn nhà sàn 2 tầng thành than đen.
Ông Vi Tân Hợi- Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo chữa cháy, khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho gia đình bị thiệt hại .
Nguyễn Duy
Theo dantri
Con đau đớn nhìn từng phần cơ thể mẹ bị thối rữa "Không còn nỗi đau nào hơn khi đứa con bé bỏng hằng ngày cứ phải chứng kiến cảnh người mẹ mình đau đớn bởi từng phần cơ thể bị bầm thối rồi rơi đi..." Mỗi ngày trôi qua người phụ nữ nghèo phải chịu trăm ngàn đau đớn khi các vết thương trên cơ thể cứ dần bị hoại tử rồi thối rữa....