“Vũng Chùa Đảo Yến: Đại tướng chọn nơi an nghỉ tuyệt vời!”
Với Đại tướng, quê hương ruột rà không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà cả Quảng Bình. Lệ Thủy có vinh dự là nơi sinh thành Đại tướng thì huyện Quảng Trạch là nơi ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của Người.
Khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), nhiều người dân Quảng Bình đã vô cùng xúc động và ngưỡng mộ Đại tướng.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Ông nói, lúc đầu ông cũng ngỡ ngàng không hiểu vì sao gia đình của Đại tướng không chọn làng quê của Người để an táng, mà lại chọn Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (huyện của ông).
“Dù sao thì cũng phải tôn trọng sự lựa chọn của gia đình Đại tướng. Hơn thế, có thể lúc còn sống, Đại tướng đã lựa chọn Vũng Chùa – Đảo Yến và nói ước nguyện của mình cho con cháu. Mình càng hiểu hơn, với Đại tướng, quê hương ruột rà được Người coi không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà là cả Quảng Bình. Vũng Chùa – Đảo Yến nằm trong khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang, là nơi mà với tầm phát triển của mươi năm nữa thôi, sẽ là một Khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta.
Đại tướng đã chọn nơi an nghỉ thật tuyệt vời.
Từ đây, đêm ngày, Người làm bạn với tiếng sóng biển khơi, với cát trắng, với tiếng vi vu của rừng cây phi lao già, với cả những tiếng hót líu lo của ngàn vạn đàn chim yến mùa làm tổ.
Nơi đây, Người thanh thản yên giấc ngàn thu, giữa thiên nhiên, trong đất đai Quảng Bình quê hương.
Vũng Chùa – Đảo Yến nhìn từ xa.
Và chắc chắn, khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cảnh quan lý tưởng của Khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến ở Hòn La này sẽ trở thành một Khu du lịch vừa tâm linh ngưỡng vọng Đại tướng, vừa là nơi nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Và hình như, ngay cả khi nghĩ tới ngày ra đi, Đại tướng của chúng con cũng nghĩ về một vùng quê nghèo Quảng Bình và Người muốn khi mình nằm xuống, danh thế của Người sẽ góp sức làm cho Khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến và cả khu kinh tế biển Hòn La – Quảng Bình có sức vươn dậy.
Đại tướng của chúng con là như thế, luôn bên cạnh nhân dân, luôn nằm trong quê hương Quảng Bình yêu dấu.
Và huyện Lệ Thủy, có vinh dự là nơi sinh thành Đại tướng thì huyện Quảng Trạch của mình là nơi ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của Người.
Video đang HOT
Xin đợi ngày đón Người về với Vũng Chùa – Đảo Yến”, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ.
Theo người dân địa phương thì đảo Yến là tên gọi xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Trên đảo có rất nhiều chim yến. Trước kia, người dân gọi là Hòn Nồm theo hướng gió nồm.
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Và ngày xưa trên Hòn Nồm có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên người dân địa phương gọi đó là biển Vũng Chùa, theo tiếng địa phương là “Vụng Chùa”. Sau này, trải qua thời gian, mưa bão nên không còn dấu ngôi chùa nữa.
Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn 1 km, có diện tích khoảng 10 ha, khung cảnh trên đảo còn khá hoang sơ.
Quang cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Đảo có nhiều bãi đá đẹp. Từ đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió; ba hòn tạo thành một hình tam giác. Những lúc bình minh hay chiều tà, khung cảnh ở đây đẹp mê hồn, chìm ảo như trong cổ tích.
Theo Kiến Thức
Những bức ảnh tư liệu quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, là vị tướng huyền thoại được nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ.
Ngôi nhà của ông bà Võ Quang Nghiêm, Nguyễn Thị Kiên tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời.
Trường Quốc học Huế, nơi vị tướng huyền thoại đã theo học (1924 - 1927)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải).
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng một số đại biểu tại Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ hai gồm các chính trị viên khu và các chính trị viên trung đoàn, họp từ ngày 6-11/3/1948.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (cụt tay) và Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên Giới.
Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954. Từ phải sang trái: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Miền và Tư lệnh trưởng bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn (1971).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975).
Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục Tác Chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng Tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Đại tướng nghỉ trưa trong một lần thăm lại di tích Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ (tháng 4/2004).
Đại tướng thăm hầm Tướng De Castries, chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 4/2004. Bên cạnh là Đại tá Nguyễn Huyên, Trưởng Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac (1997).
Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano.
Theo TTXVN
Về bức ảnh Bác Hồ và Tướng Giáp trên ô tô ở Quảng trường Ba Đình Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống. Thế là tôi có được bức ảnh có một không hai: Cụ Hồ ngồi bên có ông Giáp. Ngày 2.9.1945, có người Hà Nội nào mà ngồi yên được. Tôi cũng...