Vùng cây ăn quả vào vụ tết
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề. Chạy đua với thời gian, nông dân ở các vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh đang hối hả thu hoạch bưởi, cam, quýt, thanh long… phục vụ thị trường tết.
Mặc dù chịu tác động lớn của dịch COVID-19, nhưng giá bán các sản phẩm cây ăn quả vẫn ổn định, bảo đảm nguồn thu nhập của bà con.
Chị Trịnh Thị Tuyết, ở thôn 6, xã Xuân Trường (Thọ Xuân) thu hoạch bưởi xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Theo tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi về các xã phía Nam của huyện Như Xuân, đi đến đâu cũng bắt gặp màu vàng ươm của cam trải dài tít tắp. Tính ra, cây cam, cây bưởi bén rễ ở vùng đất đồi Như Xuân được gần 10 năm nay. Đúng là “tấc đất tấc vàng”, nhiều vùng đất đồi hoang hóa trước đây ở các xã Bãi Trành, Xuân Hòa, Xuân Bình…, nay đã được người dân địa phương “đánh thức” với việc trồng các loại cây ăn quả, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Xã Xuân Hòa có tổng diện tích tự nhiên 11.676 ha; trong đó xã quản lý hơn 5.000 ha, chủ yếu là đất đồi. Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2015, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã đã vận động người dân chuyển diện tích mía, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Hiện toàn xã Xuân Hòa có 177 ha cây ăn quả, với các loại cây như cam, bưởi, ổi.
Vườn cây ăn quả của HTX nông nghiệp Thành Công ở thôn 8, có diện tích hơn 27 ha. Đây là mô hình trồng cam V2, cam Xã Đoài đầu tiên trên đất đồi Xuân Hòa. Với diện tích lớn, sản lượng cam của HTX đạt khoảng 200 tấn/năm. Vượt qua “cơn bão” dịch COVID-19, sản lượng cam tiêu thụ của HTX vẫn giữ mức ổn định. Phấn khởi, lạc quan, anh Nguyễn Văn Trương, phó giám đốc HTX nông nghiệp Thành Công, chia sẻ: “Với việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cam Xã Đoài Như Xuân và công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa chất lượng 3 sao, nên các loại cam của HTX nông nghiệp Thành Công đã được thị trường các tỉnh, thành phía Nam đón nhận. Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chất lượng sản phẩm đã được các cơ quan chuyên môn chứng nhận, nên việc lưu thông, tiêu thụ trên thị trường khá ổn định. Tính đến hết tháng 12-2021, khi còn gần 2 tháng mới hết mùa thu hoạch cam, song HTX nông nghiệp Thành Công đã tiêu thụ được khoảng 60% sản lượng, tương đương với 120 tấn. Còn lại khoảng 40% diện tích, tương đương khoảng 80 tấn cam sẽ đưa ra thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022″.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng giá thành cam năm 2021 vẫn cao hơn từ 15 – 20% so với năm 2020, nên tổng doanh thu của HTX nông nghiệp Thành Công ước đạt khoảng 12 – 14 tỷ đồng. Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm tự sản xuất, HTX nông nghiệp Thành Công còn phát huy vai trò “bà đỡ” cho người dân trồng cây ăn quả trong vùng. Năm 2021, HTX nông nghiệp Thành Công đã kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam, bưởi và một số loại cây ăn quả khác cho người dân trong vùng, với diện tích khoảng 20 ha.
Để khai thác hết tiềm năng các vùng đồi và phát triển bền vững cả về diện tích và chất lượng cây ăn quả trên địa bàn, giai đoạn 2016-2020, huyện Như Xuân thực hiện quy hoạch diện tích trồng mới, gắn với kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư để xây dựng mô hình liên kết với người nông dân địa phương sản xuất cây ăn quả. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển cây ăn quả theo hướng thâm canh, đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế. Hiện nay, huyện Như Xuân có hàng trăm hộ dân trồng cây ăn quả, với diện tích hơn 1.196 ha. Trong đó, có 211,9 ha cam và 92,85 ha bưởi được trồng tập trung trên địa bàn các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.
Giống với Như Xuân, cây ăn quả phát triển trên các vùng đất của huyện Thọ Xuân cũng gắn với câu chuyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây ăn quả, chị Trịnh Thị Tuyết – một nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm ở thôn 6, xã Xuân Trường, cho biết: “10 năm trước, toàn bộ 6 ha vườn cây ăn quả của gia đình tôi là một vùng trũng thấp. Sau khi bỏ vốn đầu tư cải tạo đất, gia đình tôi đưa cây cam Đường Canh vào trồng. Do đặc điểm đồng đất trũng khiến tuổi thọ cây cam ngắn, năng suất thấp nên gia đình tôi quyết định bỏ cam chuyển sang trồng bưởi. Bắt đầu từ tháng 10 hàng năm, gia đình tôi vào vụ thu hoạch bưởi và kéo dài cho đến tết. Với 5 ha bưởi, mỗi năm gia đình thu hoạch khoảng 60 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập gần 800 triệu đồng”. Ngoài ra, vào dịp tết, gia đình chị Tuyết còn cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 quả bưởi Luận Văn, với giá thành gần 100.000 đồng/quả.
Cùng với xã Xuân Trường, những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, không khí thu hoạch và mua bán các sản phẩm cây ăn quả tại các xã Bắc Lương, Thọ Xương, Xuân Thành, Quảng Phú diễn ra nhộn nhịp. Qua đó, giúp cho người nông dân có thu nhập để vui xuân, đón tết sau một năm lao động vất vả.
Với định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và theo chuỗi giá trị. Trong đó, nổi bật là việc chuyển đổi diện tích đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả. Hiện nay, toàn huyện có hơn 1.433 ha trồng cây ăn quả, tập trung tại các xã: Xuân Thành, Xuân Trường, Bắc Lương, Thọ Xương, Thọ Nguyên, Xuân Khánh và Quảng Phú; với các loại cây chủ yếu, như: cam V2, cam Xã Đoài, bưởi Diễn…; thu nhập bình quân từ 500 – 600 triệu đồng/ha.
Năm 2021, “cơn bão” dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và những người nông dân tỉnh Thanh cũng nằm trong vòng xoáy đó. Dẫu vậy, bằng hướng đi phù hợp, bám đồng đất, ruộng vườn nên dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, những “lão nông” trồng cây ăn quả trong tỉnh, nhất là các huyện có diện tích lớn như: Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung… vẫn thu được “quả ngọt”.
Video đang HOT
Đắk Lắk: Bỏ phố về quê, hotmen bắt tay với nông dân trồng cây ra trái lạ, xay ra thứ bột thơm lừng
Tốt nghiệp đại học rồi làm việc cho nhiều công ty nước ngoài với mức lương cao ở TP HCM, nhưng anh Trương Ngọc Quang đã quyết định bỏ việc về quê xã Ea Na, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) bắt tay với nông dân trong việc trồng cây ca cao, chế biến các sản phẩm từ trái ca cao.
Hotmen bỏ phố về quê
Sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế vào năm 2007, anh Trương Ngọc Quang làm việc cho nhiều công ty nước ngoài tại TP.HCM trong vai trò quản lý kinh doanh, thương mại với mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.
Dù có nhiều cơ hội làm việc với công ty lớn nhưng đến năm 2012, anh Quang đã quyết định trở về quê nhà tại xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) và gắn bó với việc trồng cây ca cao với việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ hạt ca cao.
Khi trở về quê nhà, anh Quang đã tiếp quản và điều hành Công ty TNHH Cacao Nam Trường Sơn (được bố vợ anh thành lập vào năm 2007). Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm từ ca cao. Tuy nhiên, lúc đó, quy mô sản xuất của công ty khá nhỏ, các máy móc, trang thiết mang tính chất hộ gia đình và chưa thực sự phát triển.
Thời gian ban đầu với anh Quang, kiến thức về cây ca cao chỉ là con số 0 tròn trĩnh. "Chính vì vậy, mình đã phải tham khảo rất nhiều tài liệu, cũng như lên mạng tìm tòi, nghiên cứu về đặc điểm, thị trường ngành ca cao của Việt Nam và thế giới. Mình nhận thấy, hồi đó, ca cao mới được trồng ở Việt Nam khoảng 10 năm và thị trường ca cao của quốc gia mình thời đó còn khá non trẻ. Các công ty, nhà máy chế biến các sản phẩm từ ca cao hầu như không có. Quá trình khởi đầu vì vậy cũng gặp khá nhiều khó khăn", anh Quang nói.
Anh Trương Ngọc Quang (áo sơ mi ca rô ngoài cùng bên trái) hướng dẫn bà con nông dân cách kỹ thuật canh tác, kỹ thuật trồng cây cacao. Ảnh: NVCC
Để mở rộng tầm nhìn về quy mô ngành ca cao hơn, anh Quang đã liên hệ và kết nối với một số chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này. Ngoài ra, anh cũng lặn lội sang các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển để học tập kỹ thuật canh tác, trồng cây ca cao cũng như các quy trình, chế biến, máy móc trang thiết bị hiện đại để chế biến ra các sản phẩm từ ca cao.
Sau khi trở về nước, anh Quang bắt tay vào xây dựng lại nhà máy chế biến các sản phẩm từ ca cao. Theo đó, công ty đã đầu tư dây chuyền, trang thiết bị của châu Âu áp dụng hệ thống quản lý an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
Ngoài ra, anh cũng liên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực cacao của Bỉ và Anh để sang Việt Nam hướng dẫn cho nhân viên của công ty về quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ ca cao.
Nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu ca cao cho sản xuất, công ty của anh Quang đã liên kết với các hộ nông dân tại huyện Krông Ana và các HTX cacao tại huyện Ea Kar với tổng diện tích 250 ha theo tiêu chuẩn UTZ. Cụ thể, phía doanh nghiệp sẽ cam kết đảm bảo đầu ra và hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật trồng ca cao, đào tạo, tập huấn và áp dụng công nghệ kỹ thuật cao.
Sản phẩm ca cao made in Vietnam xuất khẩu
Trung bình, mỗi năm công ty của anh Quang cung ứng ra thị trường từ 50-60 tấn sản phẩm làm từ ca cao bao gồm bột ca cao 3 trong 1, bột ca cao nguyên chất, bơ ca cao, sôcôla đen, sôcôla sữa.
Các sản phẩm được chế biến từ cây cacao của Công ty TNHH Cacao Nam Trường Sơn. Ảnh: NVCC
Anh Quang chia sẻ, với tôn chỉ hoạt động luôn hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, công ty đã và đang nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm từ ca cao thơm ngon, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mọi đối tượng khách hàng và mang lại cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú và đa dạng.
"Với tiêu chí vì một ngành công nghiệp ca cao bền vững và hiệu quả, đặt lợi ích của người nông dân và người tiêu dùng trên hết và sự phát triển của ngành thực phẩm - đồ uống, công ty cũng đẩy mạnh việc gắn kết nông dân xây dựng chuỗi giá trị ca cao bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Sự liên kết chặt chẽ với người trồng ca cao là bước quan trọng trong mục tiêu xây dựng chuỗi ca cao hiệu quả và bền vững của công ty", anh Quang cho biết.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện công ty của anh Quang đã có nhiều cửa hàng đại diện tại không những tại Đắk Lắk mà còn ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,...Ngoài ra, đơn vị cũng là đối tác cung cấp sản phẩm ca cao cho một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, thực phẩm trên cả nước.
Các sản phẩm được chế biến từ ca cao của Công ty TNHH Nam Trường Sơn được giới thiệu đến các hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: NVCC
Bên cạnh tiêu thụ trong nước, công ty còn tham gia thị trường điện tử thông qua các diễn đàn thương mại trực tuyến để quảng bá sản phẩm và tiếp cận với các đối tác quốc tế.
Năm 2013, đơn hàng xuất khẩu đầu tiên đã được công ty ký kết với Công ty Robin (Canada) với số lượng 1 tấn sản phẩm bơ ca cao, kỳ hạn giao 3 tháng/lần. Từ đó đến nay, công ty đã xuất sang quốc gia này tổng cộng 20 tấn sản phẩm ca cao hạt xay và bơ ca cao.
Sắp tới công ty sẽ ký kết hợp đồng cung cấp cho doanh nghiệp Canada này với khối lượng 25 tấn/quý. Không những vậy, một công ty tại Nhật Bản cũng đang nhập khẩu các dòng sản phẩm ca cao do công ty anh Quang sản xuất với khối lượng là 10 tấn/năm. Ngoài ra, 1 siêu thị tại Hàn Quốc đã cam kết thu mua 2 dòng sản phẩm ca cao đó là bột ca cao nguyên chất và bơ cacao chế biến theo số lượng lớn.
"Có thể nói, Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada là các thị trường khó tính trên thế giới bởi họ quy định khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm nhập vào phải đạt chất lượng theo bộ quy chuẩn nhất định, đáp sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đón nhận sản phẩm của chúng tôi, khách hàng phản hồi khá tích cực và hài lòng về chất lượng", anh Quang cho biết.
Phát triển sản phẩm OCOP - sự khẳng định cho giá trị thương hiệu ca cao
Trong năm 2020, sản phẩm bột ca cao nguyên chất của công ty ca cao Nam Trường Sơn đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Anh Trương Ngọc Quang (ở giữa) đại diện cho Công ty TNHH Cacao Nam Trường Sơn nhận giấy chứng nhận 4 sao OCOP cấp tỉnh cho sản phẩm bột ca cao nguyên chất của UBND tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: NVCC
Chia sẻ về điều này, anh Quang cho biết, đây sẽ là một thuận lợi để các sản phẩm của công ty có thể nhanh chóng tham gia thị trường trong và ngoài nước.
"Ca cao Nam Trường Sơn đã tham gia vào các hệ thống chứng chỉ cũng như là các giải thưởng nhưng với chương trình OCOP là một chương trình không chỉ của tỉnh mà còn của quốc gia nên việc tham gia đánh giá chứng nhận OCOP công ty muốn một phần để khẳng định lại giá trị thương hiệu để đạt được các tiêu chuẩn của OCOP, một phần muốn tạo ra một cộng đồng các sản phẩm OCOP để có thể giao lưu, trao đổi các phương thức hợp tác, sản xuất", anh Quang chia sẻ thêm.
Anh Trương Ngọc Quang đã và đang chèo lái Công ty TNHH Cacao Nam Trường Sơn vững mạnh và khẳng định chỗ đứng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cacao của Việt Nam. Ảnh: NVCC
Với những thành công bước đầu, anh Quang cho biết, trong thời gian sắp tới, công ty sẽ hợp tác với một doanh nghiệp ngoài Hà Nội xây dựng thêm một vùng nguyên liệu tập trung để từ đó tạo ra được các sản phẩm từ ca cao đạt tiêu chuẩn hơn. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ nâng thêm công suất, quy mô của nhà máy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nước ngoài và Việt Nam.
"Đặc biệt, công ty sẽ xây dựng tour du lịch trải nghiệm vườn trồng ca cao, nhà máy chế biến ca cao. Tại đây, người dân và du khách được sẽ thăm quan xưởng sản xuất, chế biến các sản phẩm từ ca cao và họ sẽ tham gia khoảng 2-3 khâu trong quá trình chế biến này. Sau khi trải nghiệm xong, họ có thể mua sản phẩm do tự tay mình làm ra rồi mang về biếu tặng người thân, gia đình và bạn bè", anh Quang nói.
Giá gia cầm hôm nay 11/1: "Cò" gia cầm đủ kiểu "lướt sóng", giá gà công nghiệp đi ngang Theo nhiều chủ trang trại, giá gia cầm hôm nay 11/1 không có biến động nhiều. Giá vịt thịt tại các vùng vẫn giữ ở mức vừa phải, tuy nhiên ở nhiều nơi các "đội cò" gia cầm thay nhau chia địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho các thương lái và ép giá người nuôi để kiếm lời. Khảo sát giá...