Vùng cam lớn nhất ở Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch
Bắt đầu từ đầu tháng 11, vựa cam Vũ Quang ( Hà Tĩnh) bắt đầu vào vụ thu hoạch. Năm nay, cam đạt năng suất cao nên bà con rất phấn khởi, các nhà vườn đang tranh thủ xuất bán.
Cứ vào dịp đầu tháng 11 dương lịch hàng năm, trên các vườn đồi ở Vũ Quang, người làm vườn lại tất bật thu hoạch cam. Năm nay, cam được mùa nên bà con rất phấn khởi, ước tính sản lượng toàn huyện đạt khoảng 30 nghìn tấn.
Nhờ chăm sóc tốt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên cam của Vũ Quang luôn đạt chất lượng cao, quả to đều, có vị ngọt đậm… được thương lái ưa chuộng.
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hà Tĩnh thăm vựa cam Vũ Quang.
Video đang HOT
Nhờ chăm sóc tốt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên cam Vũ Quang đạt chất lượng cao, quả to đều, có vị ngọt đậm… được thương lái ưa chuộng. Do đó, năm nay, dù tại nhiều nhà vườn giá cam chỉ đạt khoảng 15 nghìn đồng/kg nhưng gia đình ông vẫn bán được giá từ 18 – 25 nghìn đồng/kg.
Cam Vũ Quang hiện đang được các thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng, đặt mua với sức tiêu thụ lớn.
Vườn cam VietGAP hơn 8 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Nguyệt ở thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh), cũng đang cho một mùa bội thu. “Nhờ tuân thủ quy trình, kỹ thuật, chăm sóc theo hướng dẫn của ngành chuyên môn, nên 2 ha cam của gia đình không bị nhiễm sâu bệnh, trên 95% quả đạt chất lượng, tỷ lệ quả bị rụng rất ít. Tuy mới đầu vụ nhưng khách đã đặt khá nhiều, hiện mỗi ngày chúng tôi xuất bán 2 – 3 tạ cam, bà Nguyệt phấn khởi cho biết.
Những quả chất lượng, óng vàng được bà Nguyệt cẩn thận lựa chọn cho khách. Dù mới vào vụ được một thời gian, nhưng gia đình bà Nguyệt đã xuất bán được 8 tấn, hiện còn khoảng 12 tấn
Theo Phòng NN&PTNT Vũ Quang, toàn huyện hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.000 ha cho thu hoạch. Nhờ thời tiết thuận lợi, người dân chủ động chăm sóc và tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nên cam cho năng suất cao. Ước tính, sản lượng của toàn huyện đạt khoảng gần 30.000 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2020). Đây cũng là vụ cam được mùa nhất từ trước đến nay.
Thủ tướng: Tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM
Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM; giao hai Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP HCM và 7 tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chống Covid-19.
Đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại TP HCM và các tỉnh xung quanh, Thủ tướng nói nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa tiền lệ nên Thủ tướng lưu ý, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện, tìm ra phương án phù hợp, sát thực với từng địa phương, đơn vị.
Dịch bệnh TP HCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên xử lý. Dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, các đơn vị cần tập trung cao nhất cho TP HCM.
Bộ Quốc phòng, Công an và một số địa phương có kinh nghiệm chống dịch tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TP HCM và các địa phương trong vùng. Việc chỉ huy cần thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng.
Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TP HCM và các tỉnh cân nhắc, chủ động phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại an toàn, không làm lây lan dịch bệnh. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình... vận chuyển hàng hóa.
Phương châm chống dịch được triển khai "cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc" nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên cần quyết liệt hơn, người đứng đầu Chính phủ nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ Y tế được giao hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để các địa phương thí điểm tự xét nghiệm, cách ly F1 tại nhà.
Nguồn cung vaccine được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu đến tháng 9. Chính phủ cho hay đã tích cực để triển khai chiến lược vaccine và khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Bộ Y tế là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản. Thủ tướng lưu ý, tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vaccine an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát về tổng thể. Tại Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát và đã bắt đầu ổn định. Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và một số địa phương "đã rất nỗ lực".
Riêng tại TP HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp, dự báo tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Trong đó, các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, chợ dân sinh...
Bộ trưởng khẳng định, các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, "đã có những lúng túng, bị động" khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Bộ trưởng lưu ý TP HCM cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hơn sự chủ động của quận, huyện, xã phường. Đánh giá cao thành phố đã lập Trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng ông lưu ý cần lập các tổ điều phối tại các quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.
Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều nơi đề nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để cung cấp máy nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, ông khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh. Nếu phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR. "Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm", ông Long nói.
Đến trưa nay 4/7, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên đến 5.865, vượt Bắc Giang, trở thành địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước.
Hà Tĩnh: Huy động hàng trăm người dập lửa cứu rừng trong đêm Lúc 23h45 đêm 3/7 tại khu vực rú Bụt, gần chùa Bụt Sơn, thuộc địa bàn thôn Thượng Hà (xã Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xảy ra 1 vụ hỏa hoạn trong đêm, làm thiệt hại khoảng 3ha rừng thông và keo. Vụ cháy rừng diễn ra tại khu vực rú Bụt, gần chùa Bụt Sơn, thuộc địa bàn thôn Thượng...