Vùng bưởi đỏ đặc sản của xứ Mường đang cho thu nhập cao
Đó là vùng trồng giống bưởi đỏ đặc sản trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân nói riêng, nguồn vốn qua kênh Hội Nông dân nói chung đã góp phần mở rộng, phát triển vùng trồng loại cây có múi thơm, ngon, hấp dẫn này…
Kể từ năm 2011 đến nay, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng nghìn hộ hội viên, nông dân tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm giàu và giảm nghèo bền vững…
Giải ngân theo dự án
Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 28 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.Ư ủy thác trên 12,5 tỷ đồng, vốn của tỉnh gần 7,3 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện cấp bổ sung trên 3,7 tỷ đồng, nguồn vốn vận động cán bộ, hội viên góp trên 4,4 tỷ đồng.
Quỹ HTND đang góp phần hình thành vùng chuyên canh bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: I.T
Việc quản lý, sử dụng vốn Quỹ HTND đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Quỹ HTND tỉnh đã đôn đốc thu hồi gốc 5 dự án với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn T.Ư ủy thác đầy đủ, đúng thời hạn và tiến hành lập hồ sơ đề nghị vốn quay vòng. Quỹ cũng giải ngân 4 dự án gồm: Dự án chăm sóc cam xã Bắc Phong (Cao Phong) 400 triệu đồng, cho 10 hộ vay. dự án chăn nuôi trâu vỗ béo xã Phú Lai (Yên Thủy) 400 triệu đồng, cho 17 hộ vay; dự án chăm sóc cam, bưởi xã An Bình (Lạc Thủy) 500 triệu đồng, cho 12 hộ vay; dự án trồng và chăm sóc cây sachi xã Hòa Bình (TP.Hòa Bình) 300 triệu đồng, cho 10 hộ vay. Hiện, Hội ND các cấp tỉnh Hòa Bình đang quản lý nguồn vốn Quỹ HTND ủy thác cho vay 372 hộ với số tiền 12,5 tỷ đồng.
Các hộ sử dụng đúng mục đích vốn vay, nộp phí đúng hạn. Nhờ đó giúp nông dân, nhất là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định. Qua sử dụng vốn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả được các cấp, các ngành đánh giá cao. Điển hình là dự án trồng và chăm sóc cam xã Nam Phong, Tây Phong (Cao Phong); dự án trồng bưởi Diễn thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy); dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi thị trấn Thanh Hà, xã Phú Thành; dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Liên Hòa (Lạc Thủy); dự án chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn); trồng và chăm sóc bưởi đỏ xã Mãn Đức; chăn nuôi bò sinh sản xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc)…
Video đang HOT
Hoạt động Hội đổi mới
Theo bà Nguyễn Thị Hương Hải – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ.
Hàng năm, Hội tham mưu, chủ trì việc phát động phong trào thi đua vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, vận động hội viên xây dựng, phát triển quỹ, đồng thời đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND cùng cấp.
Với Quỹ HTND của các huyện, thành phố và cơ sở Hội của tỉnh Hòa Bình cho vay 207 dự án với tổng số tiền trên 7,9 tỷ đồng, 767 hộ được vay vốn trồng trọt và chăn nuôi.
Bà Hương Hải cho biết, nhờ tiếp cận Quỹ HTND, nông dân có vốn kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ. Nhiều hộ khó khăn không có tài sản thế chấp được Hội tín chấp để vay vốn Quỹ HTND, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
Đi đôi với cho vay vốn phí quản lý thấp, các dự án, mô hình sử dụng Quỹ HTND đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đầu tư mở rộng sản xuất. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây, con giống, khoa học, kỹ thuật, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong huy động vốn, đất đai, lao động phục vụ sản xuất.
Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 – 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động quỹ, phong trào thi đua ở các cấp Hội có nhiều đổi mới, góp phần củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn…- bà Hương Hải khẳng định.
Theo Danviet
Nông dân làm giàu từ nguồn vốn vay mang tên Quỹ HTND
Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay qua Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Giúp nông dân làm giàu
Tại huyện Việt Yên, để vốn phát huy hiệu quả, Hội ND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lựa chọn cho vay theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh liên kết theo hình thức tổ hợp, câu lạc bộ sản xuất, trang trại, chi hội nghề nghiệp.
Hiện toàn huyện có 9 dự án được vay vốn với mức từ 200-500 triệu đồng/dự án; hơn 100 dự án có mức vay dưới 100 triệu đồng/dự án. Cùng đó hướng dẫn hội viên khai thác lợi thế địa phương để xây dựng mô hình kinh tế phù hợp; phối hợp với phòng chuyên môn, doanh nghiệp chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng phân bón chất lượng theo phương thức trả chậm. Có vốn, kiến thức, nhiều hội viên mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất giúp huyện dần hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu, rau chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn... Nhiều mô hình cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm.
Vốn Quỹ HTND đã giúp nông dân huyện Việt Yên chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có trồng rau VietGAP ở xã Việt Tiến. Ảnh: K.N
Từ Quỹ HTND. Đầu năm 2016, được Hội ND huyện tổ chức tham quan mô hình nuôi cá tại Tân Yên, gia đình ông Nguyễn Hữu Tá, thôn Mai Hạ xã Hương Mai cùng 9 hộ ở các thôn Mai Hạ, Mai Thượng, Xuân Minh liên kết thành lập tổ nuôi thuỷ sản.
Tổ được vay 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND do T.Ư Hội NDVN ủy thác. Dựa theo quy mô sản xuất của từng gia đình, mức vay được chia phù hợp, từ 20 - 40 triệu đồng/hộ, trong thời gian 2 năm. Với số vốn này, ông Tá đứng ra thầu thêm vài sào ao, mở rộng diện tích ương cá giống lên hơn
9.000m2; đưa nhiều giống cá chất lượng vào thả như: Rô phi đơn tính, chép lai, trê lai... Vừa qua, gia đình ông bán lứa cá giống thu về hơn 70 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 40 triệu đồng.
Nhiều cách gây quỹ
Theo ông Ngô Đăng Tuấn - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Việt Yên, với số lượng hơn 21.000 hội viên, nhu cầu sử dụng lớn trong khi nguồn quỹ có hạn nên trước đây một số nơi phải chia lẻ đồng vốn dẫn đến hiệu quả không cao.
Từ khi phê duyệt đề án "Nâng cao chất lượng hoạt động Quỹ HTND huyện, giai đoạn 2014-2018", đến nay mỗi năm ngân sách UBND huyện bổ sung Quỹ HTND cùng cấp 200 triệu đồng; ngân sách UBND các xã, thị trấn cấp bổ sung Quỹ HTND 5 triệu đồng/năm.
Từ năm 2015, Hội ND huyện chỉ đạo Hội ND cơ sở tập trung mọi nguồn lực xây dựng Quỹ HTND. Nhờ vậy hằng năm, Quỹ HTND các cấp trên địa bàn huyện đều tăng khoảng 300 triệu đồng. Thời điểm này, tổng nguồn Quỹ của huyện là hơn 3,3 tỷ đồng, trong đó vốn cấp xã, huyện hơn 1,3 tỷ đồng; vốn cấp tỉnh và T.Ư Hội NDVN ủy thác là 2 tỷ đồng. Chỉ tính 5 năm trở lại đây, toàn huyện có hơn 500 lượt hội viên được vay nguồn quỹ này.
Một số xã xây dựng được Quỹ HTND với số kinh phí lớn, điển hình là các xã Tiên Sơn, Bích Sơn, Việt Tiến, thị trấn Bích Động...
Tại mỗi địa phương có cách làm sáng tạo, huy động nhiều nguồn lực giúp hội viên sản xuất. Hội ND xã Tiên Sơn gắn công tác xây dựng Quỹ HTND vào việc bình xét danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi hằng năm; tuyên truyền trên đài phát thanh xã về mục đích, ý nghĩa của hoạt động của quỹ.
Xã Bích Sơn ngoài vận động bà con, Hội còn tranh thủ ủng hộ của các đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn
"Thời điểm đầu năm, người dân thường nộp nhiều loại phí nên chúng tôi lựa chọn thời gian khoảng tháng 10 để phát động gây quỹ, tránh việc hội viên phải cùng lúc đóng nhiều khoản tiền..."- ông Vương Văn Quang - Chủ tịch Hội ND xã Tiên Sơn cho biết.
Theo Danviet
Khởi nghiệp từ vốn vay Quỹ HTND mà thành hộ giàu "Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên, không ít hộ từ vốn vay mà thành hộ giàu, hộ khá... Kết quả đó một phần nhờ sự hỗ trợ vay vốn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt của các cấp hội nông dân (ND)...", ông Trần Văn Sơn ở...