Vùng biên giới cực Bắc những ngày giá rét
Băng tuyết trong đợt gió rét tràn miền Bắc khiến hai xã Xín Cái và Sơn Vĩ, Hà Giang ngập mưa tuyết, giá lạnh, vùng đất vốn đã hiểm trở nay lại càng thêm khắc nghiệt.
Xín Cái, Sơn Vĩ là hai xã vùng cao biên giới nằm sâu xa nhất của huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Tuyến đường độc đạo duy nhất tới nơi này là những đèo dốc uốn lượn đâm xuyên xuống dòng sông Nho Quế và rồi lại ngược lên núi cao.
Chợ biên giới Săm Pun hoang vu những ngày giá lạnh. Tuyết rơi nhiều ngay cả giữa ban trưa, nhiệt độ thấp kỷ lục.
Nhiều người tại đồn biên phòng cho hay từ rất lâu rồi mới có tuyết và nhất là với mức độ lớn như vậy.
Đường vào xã Sơn Vĩ tuyết phủ trắng xóa, những đôi trai gái người Mông vẫn hẹn hò và đùa vui trong khung cảnh tuyết rơi.
Tuyến đường độc đạo vào xã cũng chính là đường biên giới với nhiều cột mốc chung. Tuyết phủ trắng khiến những cột mốc trở nên đặc biệt hơn.
Video đang HOT
Hoa Mận bung nở trắng xóa trước đồn biên phòng Lũng Làn, xã Sơn Vĩ. Đây là nơi heo hút, dân cư thưa thớt vì địa hình phức tạp cùng sự ngăn cách với bên ngoài.
Sông Nho Quế ngăn trở vùng cao biên giới này với phần còn lại của huyện MèoVạc. Dự án thủy điện Nho Quế sắp hoàn thành sẽ giúp cuộc sống nơi đây bớt khó khăn hơn.
Hiện tại để vượt sông, người dân 2 bên bờ vẫn phải dùng những chuyến bè thô sơ. Trông chúng không hề an toàn, nhất là với những đôi tay của cô cậu bé người Mông.
Khung cảnh 2 bên bờ vực sông với những vách đá kỳ thú, thể hiện nét đặc trưng địa chất của vùng cao nguyên đá.
Nhờ có những công trình thủy điện, đường xá có phần khang trang hơn. Hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi vùng biên vẫn còn nhiều gian khó.
Theo VNExpress
Mây luồn dưới đỉnh Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng có lẽ là lựa chọn đầu tiên của những ai muốn khám phá Hà Giang. Con đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam có phong cảnh tuyệt đẹp ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Mây luồn qua những ngọn núi đá tai mèo cao vút rồi ôm trọn dòng song Nho Quế
Con đường Hạnh Phúc đầy hiểm trở vắt qua đèo Mã Pì Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc
Từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng có thể thấy được cảnh tượng hùng vĩ của những núi đá tai mèo cao vút và dòng sông Nho Quế hiền hòa, uốn quanh
Những bản làng nằm cheo leo giữa lưng đèo, thể hiện sức sống mạnh mẽ của người dân nơi cao nguyên đá và nếp sống kì lạ của họ
Con đường chênh vênh vắt qua đèo Mã Pì Lèng, xen vào đấy là những bản làng thấp thoáng trong màn sương mờ ảo
Mỏm đá ở ngay đỉnh đèo đã được xây thành đài quan sát để giúp cho du khách tham quan an toàn hơn
Mây luồn từ dưới vực sâu lên che mờ con đường giữa lưng chừng núi
Vào những ngày trời nắng có thể thấy rõ được những núi đá tai mèo cao vút đâm xuyên vào những đám mây trắng muốt giữa bầu trời xanh ngát
Sông Nho Quế uốn lượn quanh co, ôm lấy những ngọn núi đá tai mèo
Bức tranh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc làm say đắm lòng người
Hẻm vực Tu Sản sâu 700 - 800m là danh thắng kì vĩ nhất của khu vực đèo Mã Pì Lèng hiểm trở
Con đường đi Xín Cái ra miền biên ải Săm Pun và Sơn Vĩ uốn lượn quanh núi. Nếu như ai có dịp đến Mã Pì Lèng sau những cơn mưa nặng hạt thì sẽ được chiêm ngưỡng cảnh mây luồn qua những ngọn núi đá tai mèo rồi đá tai mèo lại đẩy mây lên cao
Theo iHay
Mùa hoa cúc dại nhuộm vàng cao nguyên đá Những vạt cúc dại nhiều màu sắc ven đường làm nên một nét đẹp khác lạ cho mùa thu trên cao nguyên đá Hà Giang. Cứ vào độ tháng 10, 11 những dải hoa lại mọc um tùm xen kẽ giữa các phiến đá tai mèo. Loài hoa này còn được biết đến với tên gọi hoa cúc cam. Hoa màu cam đặc...