Vùng biển đang bị xâm phạm, không miễn thị thực dễ dãi cho người nước ngoài
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), trong bối cảnh vùng biển nước ta đang bị vi phạm nghiêm trọng thì quy định miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển chứa đựng nhiều rủi ro, có thể dẫn đến nguy cơ cao về sự xâm nhập của người nước ngoài “núp” dưới danh nghĩa du lịch.
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy – Đà Nẵng (ảnh Như Ý)
Lo người nước ngoài “núp” bóng đi du lịch
Thảo luận về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sáng 14/11), ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị cân nhắc kỹ quy định giao cho Chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh, vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Theo bà Thúy, trong bối cảnh vùng biển nước ta đang bị vi phạm nghiêm trọng thì quy định như dự thảo có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn về sự xâm nhập của người nước ngoài “núp” dưới danh nghĩa du lịch. Do đó, việc mở cửa biên giới cho người nước ngoài cần đi liền với tăng cường quản lý trong phạm vi lãnh thổ.
“Nguyên tắc tối thượng là không vì tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và các lý do kinh tế mà làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài ở các khu kinh tế ven biển có thể làm tăng nguy cơ đối với quốc phòng, an ninh khi mà việc kiểm soát lưu trú và xuất cảnh còn lỏng lẻo”, bà Thúy đặt vấn đề
Video đang HOT
Dẫn báo cáo tổng kết thi hành luật nêu “tạm trú quá thời hạn cho phép là vi phạm phổ biến”, bà Thúy phản ánh việc các cơ quan chức năng thời gian qua đã phát hiện những vụ tổ chức đánh bạc, buôn bán, vận chuyển ma túy quy mô lớn của người nước ngoài. Chưa kể đến hàng loạt các vi phạm khác như là lao động không phép, kinh doanh dịch vụ trái phép, lợi dụng làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài để xuyên tạc lịch sử Việt Nam, trộm cắp, tội phạm công nghệ cao…
Từ đó, nữ đại biểu trên đề nghị Quốc hội cân nhắc việc giao Chính phủ quy định trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực vào Khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, khu kinh tế ven biển có nhu cầu đến các địa điểm khác của Việt Nam. Trường hợp giao cho Chính phủ quy định thì Quốc hội cần đưa ra nguyên tắc là không cho phép người nước ngoài đi tiếp vào nội địa.
Không miễn thị thực một cách vô điều kiện
Tán thành với ý kiến trên, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, càng dễ dãi, càng lỏng lẻo thì công việc lại càng tăng lên, trách nhiệm bảo vệ an toàn của chúng ta càng vất vả, các lực lượng bảo vệ lại càng quá tải. “Nếu như xảy ra tình huống nào đó thì nguy cơ rủi ro sẽ tăng lên rất nhiều, có khi chúng ta lại phải tăng cường thêm lực lượng để bảo đảm an toàn”, ông Nghĩa cảnh báo. Vì vậy, ông Nghĩa đề nghị không nên miễn thị thực một cách vô điều kiện đối với những người vào khu kinh tế ven biển.
Trong khi đó, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) cũng cho rằng, nước ta hiện có rất nhiều khu kinh tế ven biển trong đất liền có diện tích rộng, trải dài theo chiều dọc đất nước, nhiều nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Thời gian vừa qua, với chính sách mở cửa thông thoáng của Chính phủ đã thu hút được nhiều người nước ngoài đến đầu tư sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ và lao động. Song tình trạng vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày càng tăng lên.
Hiện tượng đáng chú ý được nữ đai biểu này chỉ ra là việc người nước ngoài sang Việt Nam với vỏ bọc doanh nghiệp đầu tư, khách du lịch thuê nhà trọ, khách sạn, rồi lắp đặt các thiết bị để tổ chức điều hành các đường dây đánh bạc rất tinh vi, khó kiểm soát, số lượng tiền và ngoại tệ thu giữ lớn.
Vì thế bà Khánh bày tỏ sự không đồng ý với quy định miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển theo quyết định của Chính phủ đã được quy định trong dự thảo luật.
VĂN KIÊN
Theo tienphong
ĐBQH mang tâm thư của giáo viên tranh luận với Bộ trưởng Nội vụ
Trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đã giơ biển tranh luận với Bộ trưởng, bà cũng giơ bức tâm thư của một giáo viên để dẫn chứng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn (ảnh IT).
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy trong phần tranh luận đã nói: Qua phần trả lời ĐB Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang), không rõ Bộ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo thế nào mà hầu hết các địa phương vẫn diễn ra tình trạng các ngành y tế, giáo dục đang kêu chuyện giảm biên chế kiểu cào bằng. Trong khi ngành giáo dục đang chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, với nhiều yêu cầu mới. Đến thời điểm này văn bản chỉ đạo chưa có, còn kỳ thi viên chức giáo dục ở một số địa phương đã diễn ra mà không có bất cứ một sự ưu tiên nào dành cho giáo viên hợp đồng, đặc biệt là giáo viên hợp đồng lâu năm có đóng bảo hiểm xã hội.
"Tôi nhận được nhiều thông tin liên quan vấn đề này, đơn cử trong tay tôi (nói và giơ lên trước Quốc hội) là một tâm thư kêu cứu của một giáo viên đã có hợp đồng giảng dạy kiểu ký năm một trong suốt 14 năm qua nay bị chấm dứt hợp đồng. Có lẽ giờ đây những giáo viên này đang dõi theo, đang khắc khoải đang mong chờ câu trả lời rõ hơn từ Bộ trưởng, rằng văn bản chỉ đạo đó ở giai đoạn nào, soạn thảo hay trình ký", ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nói.
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (ảnh quochoi.vn).
Trả lời nội dung tranh luận trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói: Sáng nay tôi có nói chiều qua tôi đã duyệt văn bản và hôm nay tôi đề nghị gửi ngay 63 tỉnh, thành phố, và trả lời cho TP. Hà Nội giải quyết về vấn đề thực hiện biên chế hợp đồng mà được cấp thẩm quyền cho phép trước ngày 31/12/2015. Nếu có đủ tiêu chuẩn điều kiện theo vị trí việc làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không vi phạm kỷ luật trong thời gian giảng dạy thì sẽ được xét chuyển thành biên chế công chức. Hôm nay phát hành, ngày mai các tỉnh nhận được cứ làm, cái đó là rõ ràng, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận.
Trước đó, vào phiên chất vấn buổi sáng, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) đã hỏi: Xu thế tiến bộ chung là một giáo viên dạy số lượng học sinh càng ít, một nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe số lượng bệnh nhân càng ít thì chất lượng phục vụ, dịch vụ giáo dục và y tế ngày càng được nâng lên. "Điều này gây khó khăn như thế nào trong việc trong điều kiện nước ta đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức đơn vị sự nghiệp nhất là ngành giáo dục và y tế. Bộ trưởng có giải pháp nào để khắc phục những khó khăn trong thời gian tới", ĐB Hải chất vấn.
Trong phần trả lời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Hiện nay tổng biên chế về sự nghiệp của chúng ta khoảng 1.800.000 người, riêng về giáo viên thì khoảng hơn 1.500.000 người. Riêng giáo viên và y tế thì khoảng 80% trên tổng số biên chế đơn vị sự nghiệp và định mức biên chế từ năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục.
Hiện nay phần lớn các địa phương phản ánh là số giáo viên không đủ để đứng lớp và kể cả ngành y tế cũng không đủ nhân viên y tế ở trong các bệnh viện. Để giải quyết vấn đề này Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trình cho Bộ Chính trị đã Kết luận 9028, bước đầu giải quyết được 19 tỉnh. Trong số đó tập trung ở 5 tỉnh Tây Nguyên và 14 tỉnh, thành phố lớn có khu công nghiệp tập trung thì giải quyết cho giáo viên mầm non có hợp đồng trước ngày 30/10/2015 theo Quyết định của Tướng Chính phủ là 20.300.000 và giải quyết đợt 1 cho mầm non trong tháng 8, Bộ Nội vụ đã phân cho các tỉnh này để giải quyết vấn đề.
Thứ hai, Bộ Nội vụ đã thông báo cho 63 tỉnh, thành thống kê lại tất cả lực lượng giáo viên còn thiếu và kể cả lực lượng y tế trong các cơ sở điều trị từ tuyến tỉnh trở xuống để báo cáo thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị là có người học thì phải có giáo viên đứng lớp, còn người bệnh là phải có y tế để chăm sóc.
Về vấn đề tinh giản biên chế trong sự nghiệp giáo dục hiện nay Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu cho Chính phủ và Bộ Chính trị, đó là chúng ta phải tiến hành sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đó là cái gốc của vấn đề. "Trong thời gian qua kiểm tra công vụ, chúng tôi thấy nhiều địa phương làm rất tốt. Ví dụ, tỉnh Yên Bái các đồng chí làm rất tốt, giảm giáo viên cũng rất tốt và các đồng chí cũng không đề nghị tăng thêm một biên chế nào cho giáo viên", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Theo danviet
Lãnh đạo phường nói gì khi "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải nghỉ bắt cướp? Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải không đồng ý thực hiện theo quy chế hoạt động của mô hình CLB phòng chống tội phạm do UBND tỉnh Bình Dương ban hành năm 2013 quy định người thuộc CLB phường - xã nào thì hoạt động ở địa phương đó. Ngày 14/10, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, TP Thủ...