Vùng bão lũ gia tăng bệnh nhân mắc “vi khuẩn ăn thịt người” Withmore
Bệnh viện T.Ư Huế đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ.
Ảnh minh họa
Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập lụt như: Thừa Thiên – Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Hơn nữa, nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng…
Trước đó, căn bệnh này vốn xuất hiện thưa thớt với 83 ca được ghi nhận tại Bệnh viện T.Ư Huế trong 5 năm từ 2014-2019.
Theo PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Whitmore được coi là “kẻ mạo danh” vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Để chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Đặc trưng của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể nên khi bệnh nhân mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng.
Video đang HOT
Ở trẻ em thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc và biểu hiện sưng tuyến mang tai thường gặp hơn các triệu chứng khác.
Ở người lớn, bệnh cảnh phổ biến nhất là viêm phổi, sau đó tới viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết… Đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp còn có biểu hiện viêm cơ, viêm khớp hoặc viêm màng não.
Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính như: Tiểu đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và diễn biến bệnh phức tạp, nặng nề hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Vi khuẩn gây bệnh sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Ngoài ra còn có khả năng lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa; hoặc ăn các thức ăn có vi khuẩn.
Bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước.
“Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Đặc biệt, khi có vết thương hở, vết loét… cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời”, BS. Cường khuyến cáo.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại Nam Định
Tối 17/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại khu dân cư Hòa Vượng, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chung vui với bà con khu dân cư Hòa Vượng trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi bà con khu dân cư lời thăm hỏi, lời chúc đoàn kết, hạnh phúc, thành công, vững bước tiến lên trong công cuộc đổi mới, góp phần cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020), Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra trong điều kiện đất nước bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19, miền Trung và Tây Nguyên bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Tuy nhiên, với quyết tâm và sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt trên 2%.
Xây dựng nông thôn mới hoàn thành trước thời hạn gần 2 năm; đến cuối năm 2020 có khoảng 63% xã đạt chuẩn, vượt xa mục tiêu đề ra (50%). Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020.
Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam có những chuyển biến tích cực; nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc được phát huy, thể hiện rõ nét trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Ảnh: VGP/Hải Minh
Nhờ linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, nổi bật là đảm nhiệm thành công các trọng trách tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, tạo bước tiến mới, thực chất; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền biển đảo, các lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển.
Trong thành tựu chung ấy, Phó Thủ tướng vui mừng trước những kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của khu dân cư Hòa Vượng đã đạt được trong năm vừa qua, trong đó có việc thực hiện tốt nếp sống văn hóa ở khu dân cư, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời thể hiện truyền thống lá lành đùm lá rách khi hỗ trợ cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi thiên tai.
Những kết quả đó là những minh chứng cụ thể, sinh động cho sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, từng cá nhân, gia đình trong khu dân cư tham gia cùng với cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận cơ sở và các đoàn thể ở địa phương đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tặng quà cho đại diện gia đình chính sách, đối tượng khó khăn. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phát huy những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Nam Định, Uỷ ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân khu dân cư Hòa Vượng, tiếp tục tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội.
Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chương trình, hoạt động thiết thực để vận động, phát huy được ý thức tự nguyện tham gia, tự giác, sự chủ động, tích cực của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh; chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong sạch vững mạnh, cùng chung tay xây dựng đô thị văn minh; xây dựng hộ gia đình, khu dân cư có nếp sống văn hóa; kịp thời động viên những điển hình tiên tiến, tôn vinh những tập thể và cá nhân tiêu biểu, tạo đà thi đua mới.
Đã chi hơn 21.400 tỷ đồng cho phòng chống dịch, thiên tai Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chi hơn 21.424 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ và hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Số tiền chi cho phòng chống đại dịch Covid-19 từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi từ năm 2019 chuyển sang. Ảnh: TL. Theo báo cáo của Bộ...