Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ tiễn quân ra Trường Sa
Chiều 5-1, tại Cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tiễn quân ra làm nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa. Đến dự lễ tiễn có các đồng chí Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Phạm Thanh Hóa, Chính ủy Vùng 4 Hải quân cùng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên địa bàn.
Toàn cảnh lễ tiễn quân.
Đồng chí Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tặng quà cán bộ, chiến sĩ lên đường nhận nhiệm vụ.
Video đang HOT
Tại lễ tiễn, đồng chí Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thay mặt Chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa tặng quà và động viên tinh thần quân, dân lên đường nhận nhiệm vụ công tác mới trên huyện đảo Trường Sa. “Những món quà nhỏ là nguồn động viên của nhân dân trên đất liền gửi gắm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên huyện đảo Trường Sa đón một mùa Xuân mới vui tươi, hạnh phúc; đồng thời tiếp thêm nghị lực để quân dân trên đảo vượt qua mọi khó khăn, trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” – đồng chí Phó chủ tịch nói.
Phát biểu tại lễ tiễn, Chuẩn Đô đốc Phạm Thanh Hóa, Chính ủy Vùng 4 Hải quân cho biết: Để đảm bảo quân, dân các đảo trên huyện đảo Trường Sa có một cái Tết đầy đủ, ấm cúng như ở đất liền, các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã gói ghém nâng niu từng kiện hàng, gói quà chuyển tới tận tay cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên các đảo.
Theo kế hoạch, 4 tàu xuất phát vào chiều 5-1.
Theo Cường Tuấn
Quân đội Nhân dân
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem
Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem.
Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Họp báo công bố lấy ý kiến về bộ luật dân sự sửa đổi.
Ông Trần Đình Long, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Theo đó các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình và những vấn đề mà bộ, ngành quan tâm. Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được đăng toàn văn trên báo Nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Việc lấy ý kiến được thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm... "Các bộ ngành, địa phương phải tạo điều kiện để người dân trong nước, ngoài nước đóng góp ý kiến một cách khách quan, trung thực nhất"- ông Long nói.
Theo ông Long, thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ diễn ra từ ngày 5/1 tới ngày 5/4/2015. Sau thời gian này, tổ chức, cá nhân tiếp tục góp ý kiến gửi về Bộ Tư pháp (số 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 20/9/2015. "Các ý kiến góp ý của nhân dân sẽ được nghiêm túc tiếp thu khi xây dựng luật và trình ra Quốc hội xem xét, quyết định"- ông Long cho biết.
Trong khi đó, ông Kiều Đình Thụ, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định cá nhân gửi ý kiến góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) qua đường bưu điện thì không phải dán tem.
Thế Kha
Theo Dantri
Nỗi trăn trở của Thủ tướng "Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6"? Hơn một lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt ra những câu hỏi này trong các phiên họp của Chính phủ. Thủ tướng trăn trở điều này vì ông cảm nhận được...