Vun đắp mùa vàng cho quê lúa
Với 102.000ha đất sản xuất nông nghiệp, lượng phân bón được sử dụng hàng năm ở Thái Bình là rất lớn. Một trong những thương hiệu lớn, luôn đồng hành nông dân Thái Bình là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Phối hợp Hội ND làm mô hình trình diễn
Nhờ chính sách đầu tư phân bón trả chậm cho người nông dân của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, qua kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Vật tư tổng hợp Toan Vân, các sản phẩm phân bón suppe lân và phân NPK Lâm Thao được nông dân Thái Bình sử dụng rộng rãi từ năm 1992.
Với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng, giảm sâu bệnh, cải tạo đất và thân thiện với môi trường, các sản phẩm phân bón Lâm Thao luôn được bà con nông dân tín nhiệm lựa chọn trong sản xuất.
Lãnh đạo bộ công thương, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình tham quan gian hàng của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2015. Ảnh: Minh Hiền
Năm 2003, các sản phẩm phân bón Lâm Thao đến gần hơn với nông dân Thái Bình khi Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao công nhận Công ty TNHH Thương mại vật tư tổng hợp Toan Vân là 1 trong 10 đại lý chính thức trong toàn quốc, đồng thời cử cán bộ về giám sát kho bãi, tập huấn sản xuất cho nông dân, hỗ trợ cho công ty nhận hàng trước vụ để kịp thời phục vụ nông dân.
Những chính sách ưu việt và nhân văn hỗ trợ nông dân quê lúa Thái Bình trong sản xuất nông nghiệp của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được ghi nhận và đánh giá cao. Không chỉ dừng lại qua kênh phân phối của các doanh nghiệp tư nhân, uy tín và chất lượng của các sản phẩm phân bón Lâm Thao được các tổ chức như: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh công nhận và góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với người nông dân. Hội Nông dân tỉnh Thái Bình là đơn vị điển hình trong công tác xây dựng các mô hình khảo nghiệm, trình diễn phân bón của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trên đồng đất Thái Bình.
Từ năm 2013 – 2014, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S*M1 5:10:3-8 bón lót và NPK-S*M1 12:5:10-14 bón thúc trên lúa tại 12 điểm thuộc 4 huyện, gồm: Các xã Đông Cường, Đông Động, Đông Phong, Đông Lĩnh (huyện Đông Hưng), Vũ Hòa, Bình Minh, Nam Cao, Quang Hưng (huyện Kiến Xương); Đông Hoàng, Đông Trung (huyện Tiền Hải); Song An, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư). Qua thực hiện, các mô hình trình diễn đã đạt được kết quả cao.
Theo dõi trên giống lúa tại 12 xã điểm thuộc 4 huyện nêu trên cho thấy: Trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn, cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ, giảm công lao động, năng suất tăng 20 – 25kg thóc so với ruộng đối chứng.
Video đang HOT
Góp phần hình thành vụ mùa chất lượng cao
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của sản phẩm phân bón Lâm Thao trên đồng ruộng, hoạt động trồng trọt ở Thái Bình chuyển nhanh từ tư duy về lượng sang tư duy về giá trị.
Cơ cấu giống lúa chuyển biến đặc biệt tích cực. Nếu như những năm 1990-2000, nông dân toàn tỉnh gieo cấy chủ yếu các giống lúa dài ngày (tới 90% với các giống VN10, X21, DT10…), chất lượng cơm gạo chỉ ở mức trung bình, thì đến nay cơ cấu giống cả 2 vụ đã chuyển sang chủ yếu với các giống lúa cảm ôn ngắn ngày, lúa thuần, lúa lai. Tỷ lệ các giống nhóm này đã nhanh chóng tăng với trên 95% ở cả vụ xuân và vụ mùa, vừa tiết kiệm chi phí, vừa ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Giống lúa có chất lượng cơm gạo ngon như BT7, T10, HT1… từ chỗ chỉ chiếm 10-15% của những thập niên trước nay nhanh chóng chiếm tỷ lệ 30-35% trong cơ cấu nhóm giống lúa toàn tỉnh, không ít địa phương gieo cấy 60-70% các giống chất lượng cơm gạo ngon, giá bán cao hơn 10-15% so với gạo thông thường.
Bên cạnh các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, nhiều loại cây dược liệu, cây ăn quả, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao cũng đã được nông dân nhiều địa phương đưa vào trồng, sử dụng các sản phẩm phân bón chuyên dụng của Lâm Thao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Gần đây nhất, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là đơn vị tài trợ cho Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2015 tổ chức tại Thái Bình, sự kiện nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015, với trên 400 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm qua, nhắc đến Thái Bình, không chỉ đơn thuần nghĩ về một nền kinh tế nông nghiệp với “cây lúa, củ khoai” mà thực sự đã là một bức tranh tươi sáng. Các sản phẩm phân bón của Lâm Thao đang từng ngày góp những mảng màu quan trọng làm nên những mùa vàng bội thu, nâng cao cuộc sống cho nhân dân và để Thái Bình nhanh chóng đạt mục tiêu tỉnh nông thôn mới.
Không chỉ được biết đến với các sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao còn thực hiện nhiều hoạt động xã hội trên quê lúa như trao quà tình nghĩa hỗ trợ nông dân nghèo, mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất cho nông dân…
Với uy tín, chất lượng sản phẩm, những năm qua, các sản phẩm phân bón của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được nông dân Thái Bình đón nhận, góp phần không nhỏ vào thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Bà Bùi Thị Nga – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình n Nhờ những chính sách hỗ trợ của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, từ năm1992, các sản phẩm phân bón suppe lân và phân NPK Lâm Thao được nông dân Thái Bình sử dụng rộng rãi. Sản phẩm phân bón Lâm Thao luôn được nhân dân tín nhiệm lựa chọn trong mỗi vụ sản xuất. Bà Tạ Thị Thanh Vân -Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vật tư tổng hợp Toan Vân Trang trại nhà tôi và bà con nông dân trong xã nhiều năm liền sử dụng các sản phẩm phân bón của Lâm Thao. Sản phẩm của Lâm Thao giúp xanh dai, bền cây, cải thiện chất lượng đất và mang lại hiệu quả năng suất cao cho cả lúa và hoa màu. Bà Trương Thị Tính (xã Song An, huyện Vũ Thư)
Theo Danviet
Bầu Đức lại đầu tư sang lĩnh vực mới
Bầu Đức trồng đậu nành làm sữa là thông tin mới khiến nhiều người quan tâm, đây không phải lần đầu đại gia này đầu tư đa dạng lĩnh vực sản xuất, thu lợi nhuận khủng.
Dự kiến năm đầu có 2.500 tấn đậu, cho ra 3,5 triệu lít sữa. Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để sản xuất mỗi năm 185 triệu lít sữa đậu nành.
Đây là sự hợp tác 3 bên giữa Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Nói về sự hợp tác mới này, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần NutiFood chia sẻ: Hoàng Anh Gia Lai đang có thế mạnh là đất đai, kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi thành công với sản phẩm sữa tươi, hai bên đã nghĩ tới sự hợp tác tiếp theo, là phát triển nguồn nguyên liệu sữa đậu nành. Trong dự án này, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam sẽ nghiên cứu giống và trồng thực nghiệm, chọn ra loại đậu tương chất lượng tốt. Hoàng Anh Gia Lai dành quỹ đất ban đầu khoảng 1.000 ha để trồng đậu tương.
Và trong 5 năm tới quỹ đất Hoàng Anh Gia Lai dành cho đậu nành sẽ lên 3.000 ha. NutiFood bao tiêu toàn bộ lượng đậu, dự kiến năm đầu tiên là 2.500 tấn, cho ra khoảng 3,5 triệu lít sữa đậu nành. Sản lượng sẽ tăng lên 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để đảm bảo kế hoạch sản xuất 185 triệu lít sữa đậu nành mỗi năm.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khẳng định, 3 tháng sau thời điểm ký kết này, sản phẩm sữa đậu nành sẽ có mặt trên thị trường Việt Nam với giá cả cạnh tranh nhất. Bầu Đức cam kết đây sẽ là sữa đậu nành sạch, bởi đậu tương được trồng hữu cơ tận dụng nguồn phân bò khoảng 500 tấn mỗi ngày của trang trại Hoàng Anh Gia Lai.
"Sữa đậu nành sạch không còn lạ với các nước châu Âu, nhưng tôi cam đoan tại Việt Nam hiện chưa có, bởi ngay từ nguồn đậu chúng ta cũng chưa kiểm soát được. Tôi cam kết sản xuất 100% là giống đậu Việt Nam chứ không phải giống biến đổi gen. Và tôi dám nói đó sẽ là loại sữa đậu nành &'không đụng hàng' tại Việt Nam. Tôi trồng đậu sạch được và tôi cũng thừa khả năng làm sữa sạch, nhưng phân công nhau sản xuất vẫn thuận lợi nhất. Hoàng Anh Gia Lai sẽ làm nguyên liệu tốt, để NutiFood sản xuất sữa tốt với giá rẻ nhất", ông Đức khẳng định.
Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức sẽ dành quỹ đất ban đầu khoảng 1.000 ha để trồng đậu tương.
Tỷ phú USD thứ 2 của VN?
Là một trong những doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán, ông Đoàn Nguyên Đức cũng là người có mức độ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không giống như nhiều doanh nhân Việt vốn kín tiếng, ông chủ của tập đoàn (HAGL) luôn thích chia sẻ thẳng thắn khi gặp phải những nghi vấn về chuyện làm ăn, cũng như cuộc sống phía sau công việc.
Trong gần 30 năm kinh doanh trên thương trường, ông chủ HAGL đã từng có nhiều quyết định gây nghi vấn. Ông giảm giá nhà, chuyển phần lớn việc đầu tư ra nước ngoài bằng ngành nông nghiệp, chọn Myanmar - một quốc gia khi đó còn đang "ngủ đông về tăng trưởng" - để phát triển dự án bất động sản trọng tâm... Đỉnh điểm của mọi nghi vấn là khi ông xuất đường về Việt Nam và nuôi bò để bước chân vào ngành sữa, những mảng kinh doanh xa lạ với bước khởi nghiệp của vị tỷ phú này.
Ông chủ HAGL không cần tiêu tiền, không đi du lịch trong suốt 20 năm, làm việc không tính theo giờ mà chỉ nghỉ khi hết việc, và thành công nhờ biết đón những con sóng lớn, dù trong ngành địa ốc, bất động sản hay nông nghiệp.
Bầu Đức đã không ít lần đối diện với nghi vấn về những quyết định kinh doanh của mình.
Thời gian đầu bước vào kinh doanh ngành nông nghiệp, bầu Đức vẫn tiếp tục thực hiện nhiều dự án , khai khoáng cũng như thủy điện. Khi đó, nghề nông nghiệp được dự đoán là cách để bầu Đức thực hiện lấy ngắn nuôi dài: Dùng lợi nhuận của mía đường, dầu cọ... để tạo vốn cho địa ốc, bất động sản, thậm chí chỉ là để nuôi rừng cây cao su của ông chủ HAGL.
Nhưng bất ngờ, khi mía đường trở thành mảng kinh doanh đem lại một nửa doanh thu trong quý I/2014 (khoảng 500 tỷ đồng), cùng với việc triển khai trồng ngô diện tích lớn của HAGL, bầu Đức đã ngầm khẳng định rằng, đây mới chính là ngành trọng tâm của tập đoàn trong thời gian tới. Đến khi kế hoạch nuôi bò được công bố, bầu Đức lại khẳng định chính thức bước chân vào những ngành mà Việt Nam có nhu cầu cao, là sữa tươi, thịt bò và cả thức ăn chăn nuôi.
Bầu Đức đang chứng tỏ khả năng tiềm lực tài chính mạnh mẽ sau khi thông tin HAGL gặp khó khăn vì các khoản nợ dồn dập tới hạn thời gian qua. Thậm chí vị đại gia giàu thứ 2 Việt Nam còn đang đứng trước cơ hội lấy lại vị trí giàu nhất Việt Nam mà ông từng nắm giữ năm 2008.
Năm 2006, Hoàng Anh Gia Lai cổ phần hóa với vốn điều lệ đạt gần 296 tỷ đồng. Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai niêm yết lần đầu trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM với mã HAG. Ngay khi lên sàn, cổ phiếu của HAG đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và đưa khối tài sản của HAGL và bầu Đức tăng vọt. Tính tới thời điểm 31/12/2008, vốn hóa thị trường của Hoàng Anh Gia Lai đã lên 11.328 tỷ đồng. Bầu Đức đánh bật ông Đặng Thành Tâm và giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008 với 6.160 tỷ đồng.
Năm 2009, bầu Đức vẫn giữ được vị trí số 1 và chỉ đánh mất "ngôi vị" vào tay ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup năm 2010.
Hiện tại, chỉ riêng giá trị cổ phiếu VIC mà ông Vượng nắm giữ đã lên tới con số 21.797 tỷ đồng, nhiều hơn gấp đôi tổng giá trị cổ phiếu HAG và cổ phiếu HAGL Agrico mang lại.
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)