Vui vì phá thai giảm, choáng vì vô sinh tăng
Chưa kịp mừng vì VN đã thoát khỏi danh sách một trong những quốc gia hàng đầu về tỉ lệ nạo phá thai cao, thì đã lại giật mình vì tỉ lệ vô sinh ngày càng cao. Hai vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe liên quan chặt chẽ với nhau, và đang là thách thức cho ngành sản khoa hiện nay.
20% ca phá thai thuộc về trẻ dưới 18 tuổi
Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình cho biết: “Tỉ lệ phá thai ở VN từng có thời gian ở mức 100/100, tức là cứ 100 trẻ ra đời thì cũng có 100 ca phá thai. Thậm chí ở khu vực thành thị năm 2003, tỉ lệ phá thai lên tới 190%, năm 2006 là 140%. Với tình trạng này, VN đã được coi là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tuy nhiên, theo xu hướng từ năm 2007 đến nay đã giảm còn khoảng 54 – 60/100″.
Trong những tín hiệu tích cực này, vẫn còn những mảng tối, đó là phá thai vị thành niên khá cao, chiếm tới 20%. Và đây cũng chỉ là thống kê được chỉ ra từ các BV khu vực nhà nước. Không ai thống kê được số liệu này từ các PK tư nhân mở ra ngày càng đông đảo hiện nay. Mà các em vị thành niên, không phải ai cũng “dũng cảm” đến cửa BV nhà nước để được phá thai an toàn.
Ngay các BS sản phụ ở Hà Nội, không ít người đã phải than lên rằng, có những cháu học sinh, những em sinh viên chưa quá 20 tuổi đời, số lần đến giải quyết hậu quả đã qua số ngón tay trên 1 bàn tay.
Cuống cuồng phá thai rồi lại sốt ruột chữa vô sinh
Hậu quả của phá thai nhiều lần ấy, không thể hiện ngay. Và phải vài năm sau, khi mà những vị thành niên của 5 – 7 năm trước giờ thành những phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, thực hiện trách nhiệm làm vợ, sau đó làm mẹ. Họ giật mình vì năm xưa cuống cuồng đi phá thai, nay sốt ruột đi chữa vô sinh.
Cần có những kiến thức và kỹ năng sức khỏe sinh sản đầy đủ, các cặp vợ chồng mới có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh
Tại khoa Hỗ trợ sinh sản, BV Phụ sản T.Ư, cô gái Nguyễn Thanh Vân (ở Hà Nội) mới 22 tuổi, lập gia đình 1 năm đã xin được thụ tinh ống nghiệm – hy vọng cuối cùng dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Chị em thấy cô gái trẻ tuổi như vậy hỏi sao đã phải cầu đến phương án cuối cùng ấy? Cô chỉ nuốt nước mắt, vì không làm sao lấy lại được thời gian quá tự do, phóng khoáng quá khứ của mình!
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế ứng phó với xu hướng giảm sinh ngày 27.3 ở Hà Nội đưa ra 2 thông tin cho thấy rõ xu hướng vô sinh đang thực sự tăng lên.
Nghiên cứu năm 2011 của Học viện Quân y 103 trên hơn 9.300 cặp vợ chồng cho thấy cho thấy, tỉ lệ vô sinh chung là 3,2%. Còn nghiên cứu của BV Phụ sản T.Ư và khoa Sản, ĐH Y Hà Nội trên 3.000 trường hợp công bố năm 2012: Khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh. Đặc biệt là vô sinh thứ phát, tức là gặp khó khăn ở lần sau mang thai, chứ không phải lần đầu tiên. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng vô sinh này, được chỉ ra chính là hậu quả của viêm nhiễm đường sinh sản, của phá thai.
Năm 2006, VN công bố đã đạt được mức sinh thay thế, mỗi bà mẹ có trung bình 2,09 con. Đây là một thành công của ngành dân số, cán đích vượt so với kế hoạch đề ra trước 4 năm. Nhưng tình trạng nạo phá thai còn cao, vô sinh trẻ hóa, vô sinh gia tăng – đó chắc chắn không phải là một thành công.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm Giám đốc BV Phụ sản T.Ư, GS -TS Nguyễn Viết Tiến cũng lại báo động thêm một thực trạng: “Các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng không “chịu” đi khám và chữa bệnh sớm. Để đến khi tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, nhiều người tuổi đã cao, vừa tốn kém, vừa khó khăn cho điều trị, mà hiệu quả không như mong muốn”.
Theo 24h
Bác sĩ nói gì sau ca sinh 5 đầu tiên?
Đọc thông tin về ca sinh 5 ở bệnh viện Từ Dũ, nhiều bác sỹ sản khoa "hú hồn". Riêng bác sỹ sản khoa Lê Thị Kim Dung cho rằng trường hợp này là quá may mắn.
Cần cân nhắc kỹ
Theo bác sỹ Dung, khi tiến hành thụ tinh nhân tạo, bất kể bác sỹ sản khoa nào cũng nắm được những nguy cơ của nó, trong đó có nguy cơ phổ biến nhất là đa thai.
Bà khẳng định không một bác sỹ nào để đến 5 cái thai trong bụng một người mẹ.
Bác sỹ Dung cho biết, khi uống thuốc kích thích buồng trứng, dưới tác dụng của thuốc, buồng trứng có thể phù lên, người phụ nữ có thể tụt huyết áp, tràn dịch màng phổi, màng tim, gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng.
5 em bé được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo (Ảnh: TS)
Do đó, khi uống thuốc, lúc nào cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân để theo dõi kịp thời các diễn biến sau đó.
Thông thường, nếu có sự phối hợp giữa bệnh nhân với bác sỹ thì ngay sau khi uống thuốc, bác sỹ sẽ kiểm tra xem có bao nhiêu trứng rụng.
Nếu trứng rụng quá nhiều thì bác sỹ sẽ không để bệnh nhân quan hệ, lùi vào một thời điểm khác thích hợp hơn.
Ngoài ra, nếu có sự phối hợp với bác sỹ, trong trường hợp rụng nhiều trứng mà bệnh nhân vẫn quyết định quan hệ để thụ thai thì đến tuần thứ 7, các bác sỹ theo dõi sẽ có can thiệp để giảm số thai trong tử cung người mẹ.
"Bằng siêu âm, họ có thể dùng thuốc hoặc dùng kim chọc các túi ối của thai nhi để rút ối, đưa thuốc vào để hủy thai trong túi ối đó. Mục đích là để giảm số lượng thai (thường chỉ để lại 2 thai), giảm nguy cơ đối với tính mạng người mẹ và các thai còn lại", vị bác sỹ giải thích về những trường hợp mang đa thai.
Tuy nhiên, cách này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy thai đối với những thai còn lại, song người bệnh buộc phải cân nhắc được - mất và chấp nhận (dù có trường hợp phải rất khó khăn mới có thai).
Nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé
Theo bác sỹ Dung, việc mang đa thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tính mạng của cả bà mẹ lẫn em bé.
Trước tiên là việc tử cung giãn nở không tốt bằng việc mang 1 thai, khiến nguy cơ xảy thai, sinh non gia tăng.
Ngoài ra, dinh dưỡng cũng là một vấn đề vì người mẹ phải cung cấp cùng lúc dinh dưỡng cho nhiều bào thai nên dễ bị suy dinh dưỡng, các con cũng nhẹ cân.
Đó là chưa kể đến việc người mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật, có thể gây tử vong cả mẹ lẫn con.
Không những gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người mẹ, việc mang đa thai còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe các em bé, cả trước mắt lẫn về lâu dài.
Còn Bác sỹ Lê Thanh Hải, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ sinh ra trong trường hợp người mẹ mang đa thai thường có những yếu tố nguy hiểm như nhẹ cân và các bộ phận trong cơ thể (đặc biệt là phổi) chưa hoàn thiện nên thường gặp biến chứng hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng.
Việc sinh ra nhiều em bé liền một lúc còn được cho là sẽ khiến bố mẹ, gia đình lâm vào cảnh khó khăn vì không đủ nguồn lực để nuoi dưỡng, chăm sóc.
Không quyết định được sẽ đậu bao nhiêu phôi
Theo bác sỹ Dung, khi giao hợp với người phụ nữ đã dùng thuốc kích thích buồng trứng, tinh trùng qua ống dẫn trứng sẽ gặp được nhiều trứng rụng, do đó khả năng đậu đa thai là rất cao.
Trong trường hợp này, chuyện đậu được bao nhiêu phôi là mang tính tự nhiên, bác sỹ không chủ động quyết định được.
Tuy nhiên, họ có thể can thiệp để giảm thai ở tuần thứ 7. Hiện nay, tỷ lệ thành công khi giảm thai khá cao.
Theo vietbao
"Phố phá thai đêm" và những chuyện gây sốc Nó bước ra, trên mắt lóng lánh hai dòng nước mắt. Nó khóc. Tôi biết chắc không phải vì nó thương xót cái gì. Nó khóc vì nó đau. Phố phá thai đêm liên tục sáng đèn Cái đau ấy cũng không xuất phát từ lòng thương xót gì sất mà cái đau ở da, ở thịt. Cả đoạn đường dài ngồi trong...