Vui Tết Trung Thu cùng con em cán bộ chiến sỹ Công an
Nhằm khích lệ, động viên các cháu là con cán bộ chiến sỹ trong lực lượng đã đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2012 – 2013, sáng 15/9, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP HN đã tổ chức buổi gặp mặt, vui chơi, tặng quà cho các cháu tại Trung tâm chiếu phim Megastar, tòa nhà Vincom Center, Hà Nội.
Tham dự buổi gặp mặt ý nghĩa này có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội; Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Trung tá Phạm Kim Đĩnh – Ủy viên BCH trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Bộ Công an; đồng chí Trần Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội, cùng sự góp mặt của gần 1.500 cháu nhỏ là con em CBCS trong lực lượng.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trao quà cho các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập
Đã trở thành một hoạt động thường niên, chương trình gặp mặt, biểu dương các cháu là con cán bộ chiến sỹ CATP, nhân dịp đầu năm học và đón Tết Trung Thu, không chỉ thể hiện sự quan tâm của Ban Giám đốc CATP tới các cháu thiếu nhi, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc động viên tinh thần phấn đấu, làm việc của các cán bộ chiến sỹ trong lực lượng.
Sau một năm phấn đấu học tập, với sự cố gắng vươn lên để đạt được thành tích tốt, năm học 2012 – 2013 đã có gần 4.000 cháu là con em trong các đơn vị thuộc CATP là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; nhiều cháu đã đoạt được những giải cao của các kỳ thi cấp quốc gia, cấp thành phố,… đem về sự vinh dự, tự hào cho không chỉ gia đình mà cho toàn lực lượng công an Thủ đô.
Ban Giám đốc CATP chụp ảnh lưu niệm cùng các cháu con CBCS trong lực lượng đạt thành tích tốt trong học tập
Nhân dịp này, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đã biểu dương, trao quà cho 44 cháu có thành tích đặc biệt xuất sắc, đoạt nhiều giải cao trong các kỳ thi và 10 cháu đã vượt lên khỏi hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích tốt trong học tập.
Trong không khí rộn ràng, vui tươi của ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi Tết của trẻ em, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội, đã chúc mừng và biểu dương thành tích học tập mà con em cán bộ chiến sỹ trong lực lượng đã đạt được. Đồng chí Giám đốc nhấn mạnh, việc quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ đã không còn chỉ là trách nhiệm của gia đình mà trở thành một nhiệm vụ của toàn xã hội. Những thành tích các cháu đạt được trong học tập đã giúp bố mẹ tiếp tục yên tâm công tác và phấn đấu. Các cháu là những tấm gương sáng để các bạn học tập, noi theo; là những “bông hoa nhỏ” đại diện cho một thế hệ tương lai của ngành, của đất nước.
Video đang HOT
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cũng động viên các cháu tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được trong năm học mới, tích cực rèn luyện, làm theo lời Bác Hồ dạy: “Ở trường thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Ở nhà thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ”, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, sẵn sàng tiếp nối truyền thống của lực lượng công an, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Đáp lại sự tin tưởng đó, đại diện cho gần 1.500 con em các CBCS trong lực lượng, cháu Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, đã bày tỏ lời cảm ơn và sự xúc động trước tình cảm cùng những quan tâm của Ban Giám đốc CATP Hà Nội. Dù công việc của ngành luôn bận rộn nhưng bố mẹ, phụ huynh các em chưa bao giờ ngừng quan tâm, dành tình cảm yêu thương tới các em. Đó chính là động lực để các em phấn đấu trong học tập. Trước tình cảm của bố mẹ cũng như ngành công an dành cho thế hệ trẻ, các em xin hứa sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tiếp tục mang về những thành tích tốt hơn nữa để bố mẹ yên tâm công tác, bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc cũng là bảo vệ hạnh phúc cho con em mình.
Niềm vui của cháu bé và gia đình
Tú Anh – Phú Khánh
Theo ANTD
Công phu đặc công
Phi dao, tiêu trăm phát trăm trúng, công tường, phá bê tông, chịu lực trên lưỡi đao, mảnh sành sắc lịm... là những tuyệt kỹ công phu khiến các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198 càng thêm "đặc biệt".
Một trong những bài nội công thâm hậu của "người sắt" Phạm Văn Bích- nằm trên đao lấy bụng làm bệ đỡ đập bê tông. Ảnh: N.Huy.
Sáng sớm, thao trường Lữ đoàn Đặc công 198 sôi nổi khí thế luyện quân. Hơn 30 tuổi, Trung úy Phạm Văn Bích (Đội chống khủng bố Lữ đoàn) có gần 15 năm quân ngũ và cả chục năm gắn bó công tác huấn luyện, tham gia lực lượng đặc công. Cái tên "người sắt" gắn liền sở trường ít có của Bích. Nụ cười hiền trên khuôn mặt sạm đen nhưng chỉ cần "lên gân", tấm thân Bích chắc nịch. Bích vận khí, nội công bình thản nằm ngay trên lưỡi đao sắc bén. Làn "da sắt" không hề có dấu hiệu tổn thương. Người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chưa hết, tấm phản gỗ được kê lên giữa bụng Bích. Tức thì chiếc xe máy của Lữ đoàn chở 2-3 chiến sĩ cứ thế qua lại trên người anh. "Lưỡi đao có thể cắt ngọt từng sợi tóc nhưng không hề hấn gì với lớp da thịt Bích", Đại úy Phạm Danh Độ - Đội trưởng Đội chống khủng bố, nói.
"Người sắt" Phạm Văn Bích dễ dàng nằm trên khối thủy tinh lởm chởm, thực hiện màn tập cường độ mạnh. Tấm bê tông dày gần 20cm, rộng chừng 30m đặt trước bụng. Chiếc búa tạ của các cộng sự nện lực mạnh xuống tấm bê tông vỡ vụn, nhưng anh Bích không hề hấn gì. Trung úy Bích bảo: Kỹ năng, sự tôi luyện tích cực giúp khám phá khả năng, sức mạnh tiềm ẩn của con người mà ai cũng có thể có.
Quê Thanh Hóa, tốt nghiệp THPT, năm 2001, anh Bích đi nghĩa vụ quân sự, thi đỗ vào trường Sĩ quan đặc công, chuyên ngành Trung cấp võ thuật. Không phải "con nhà võ", nhưng niềm yêu thích đường côn bài quyền khiến Bích sớm tinh thông võ nghệ. Về Lữ đoàn 198 chục năm nay, ngoài bài huấn luyện, thế võ đặc công, anh Bích phát triển trau dồi lĩnh vực nội công thâm hậu.
"Lúc đầu thấy việc nằm trên đao, mảnh sành cũng sợ. Nhưng thực hiện thành thạo rồi thành một kỹ năng. Nội công đòi hỏi ý chí cao, tập trung cao độ tâm ý, khí lực nhằm phát huy khả năng, sức mạnh vào từng vị trí thân thể" - anh Bích nói. Để đạt tuyệt kĩ nội công, không ít lần anh Bích phải "trả giá" bằng cả máu và nước mắt.
Thời gian mới tập, chuyện thủy tinh đâm, vết dao cứa không xa lạ. Lo nhất là cách vận khí không đạt dễ dẫn đến tổn thương về nội tạng. Trên lưng Bích, nhiều vết sẹo ngang dọc...
Hiện, Bích rèn thêm bài cuốn thanh sắt 6 li thành "vòng tròn" quanh cổ. Cả thân hình khoảng 70 kg, anh Bích "ngồi thiền" chỉ trên 3 quả bong bóng hơi. "Mỗi bài tập mất vài tháng rèn luyện. Nếu có đam mê, nghị lực, bản lĩnh, mọi người đều có thể khám phá khả năng này", Trung úy Bích nói.
ĐI QUYỀN, PHI ĐAO
"Ninja" Đoàn đánh đối kháng, phi ám khí dao, tiêu chuẩn xác.
Chỉ tích tắc, hàng loạt ám khí dao, tiêu được Trung úy Nguyễn Hữu Đoàn (33 tuổi, Đội chống khủng bố) găm chính xác vào tâm bảng huấn luyện. Đoàn là một trong những "cao thủ" của đội về tuyệt kỹ phi dao, tiêu. Với khoảng cách 10-15m, bất kể địa hình, hạn chế không gian, tầm nhìn, Trung úy Đoàn phi 3-5 ám khí chính xác. Nhiều đồng đội vui gắn biệt danh "Đoàn Ninja" bởi khả năng di chuyển nhanh, võ tốt, đánh khỏe, sức chịu đựng kiên cường và tầm phi chính xác cao của anh. Phần lớn thế võ, khả năng sử dụng ám khí đều do Đoàn tự học, rèn luyện trong quá trình tham gia quân ngũ, chuyển quân đơn vị lữ đoàn Đặc công.
"Mình đam mê võ từ nhỏ, chỉ tiếc không có nhiều điều kiện để theo đuổi. Võ không chỉ tạo sức khỏe, tinh thần, thái độ chiến đấu mà tạo bản lĩnh mọi công việc", Đoàn đúc rút.
26 tuổi, Trung úy Phạm Hữu Tuân chứng tỏ khả năng võ thuật điêu luyện của mình. Quê Hà Nội, Tuân tốt nghiệp trường Sĩ quan Đặc công và về Lữ đoàn 198 từ năm 2012, trực tiếp nhận nhiệm vụ Đội chống khủng bố. Trẻ tuổi, Tuân tinh thông sử dụng ám khí dao, tiêu.
Tuân bảo: Muốn đường phi chính xác, phải tạo được phản xạ nhanh, đường ném mạnh, "sắc ngọt". Nhiều năm, Tuân miệt mài luyện phi từng ám khí một, rồi kết hợp. Không ít lần dính lưỡi dao, anh là người "dính thương" đầu tiên.
Thực hiện nhiệm vụ trợ lý tuyên huấn Lữ đoàn, Thượng úy Đào Văn Duy là một số ít người thực hiện thành thục bài quyền cao đẳng "Thanh long quyền pháp".
Từng đường quyền uy lực, mềm mại, biến hóa tựa con rồng vần vũ, xoay chuyển. 4 năm gắn bó trường Sĩ quan đặc công, Duy tiếp cận học bài quyền năm 2004 do chính thầy Vũ Hồng Quyết, Tiến sĩ, võ sư- trưởng khoa Biệt động nhà trường truyền dạy. Mất gần tháng ròng ăn ngủ, rèn luyện và suy nghĩ về từng động tác, thế đánh của bài quyền, Duy lĩnh hội, phát triển thế quyền ở sự tinh tế, điêu luyện.
"KHỔ NHƯ ĐẶC CÔNG"
Biểu diễn nội công.
Thượng tá Phan Ích Dân, Phó Chính ủy Lữ đoàn 198, bộc bạch: Để trở thành con người đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ đặc biệt... cách khổ luyện đặc công khó có thể tả xiết. Bên cạnh bài huấn luyện cường độ cao, mỗi cán bộ chiến sĩ luôn tự học, rèn luyện sức khỏe, võ thuật, khả năng chiến đấu. Bản thân vị chỉ huy đơn vị này từng trưởng thành từ đặc công nước, theo học chuyên ngành đặc công bộ, tham gia công tác, huấn luyện, chỉ huy hầu hết các đơn vị đặc công trên cả nước, trước khi về nhận nhiệm vụ Lữ đoàn 198. Hơn 50 tuổi, Thượng tá Dân toát lên vẻ chắc khỏe, bản lĩnh.
"So với trước đây, cách thức huấn luyện đặc công phải đảm bảo tố chất, phẩm chất, bản lĩnh kiên cường, sắt đá, linh hoạt tác chiến, vượt qua mọi thử thách hoàn cảnh, không gian, thời gian", Thượng tá Dân nói. Theo Đại úy Độ, cách đánh đặc công chủ yếu theo hướng cận chiến, ban đêm, các phương án đảm bảo nhanh nhẹn, chính xác tuyệt đối với phương châm: đi không dấu, nấu không khói, thọc sâu đánh hiểm...
Đại tá Vũ Thế Phiệt, Lữ đoàn trưởng 198, nhấn mạnh: Tây Nguyên mưa gió thất thường, nhưng bất kể thời tiết nào, cán bộ chiến sĩ đều hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện. Không ít đợt hành quân, huấn luyện ngay giữa đêm khuya, mưa bão. Bên cạnh các bài huấn luyện chung, thế võ đặc công, phần lớn cán bộ chiến sĩ đều tự nghiên cứu, học hỏi bài võ phụ trợ, cổ truyền, phát triển sở trường và khả năng tác chiến.
Theo Nguyễn Huy
Bệnh viện 19-8 tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Kỷ niệm 68 năm truyền thống lực lượng CAND, 52 năm thành lập bệnh viện 19-8, liên hoan Hội diễn nghệ thuật quần chúng lần thứ V - 2013 đã chính thức khai mạc. Tiết mục "Tự hào bệnh viện 19-8" của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Đến dự hội diễn có Trung tướng Vũ Thuật, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu...