Vui như ngồi ghế nhựa đi tàu Tết
Chuyển tàu TN17 khởi hành từ ga Hà Nội đi TPHCM đầy ắp hành khách mua vé đứng, ngồi ghế nhựa.
Khi ô tô khách đã thành nỗi ám ảnh của người dân trong những ngày Tết, thì tàu hỏa “lên ngôi” trở thành phương tiện vận tải được nhiều gia đình lựa chọn. Không nhồi nhét đến tức thở, hay dừng đón trả khách dọc đường, nhưng đi tàu Tết cũng lắm cảnh bi hài.
Chuyến tàu TN17 khởi hành từ ga Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh, sáng 24-1 (tức mùng 2 Tết Nhâm Thìn), đông nghịt người, dù hơn 10 phút nữa mới đến giờ chuyển bánh. Các toa tàu thường ngày rộng rãi, thoáng mát là vậy, nay chật ních, ngột ngạt vì nhiều hành khách đi tàu vé đứng, ngồi ghế nhựa la liệt ở vực hành lang.
“Khám phá” chuyến tàu này, chúng tôi ghi nhận nhiều hành khách được ưu tiên ăn ngủ tại buồng nhân viên. Hỏi ra mới biết, họ là những hành khách không mua được vé, được “nhà tàu” tạo điều kiện cho đi “suất nhân viên”. Không giường, chẳng ghế, chỉ có tấm chăn mỏng rải xuống mặt sàn, 2 bố con nằm ở buồng nhân viên – toa số 7 nhắm mắt ngủ ngon lành.
Chen chúc trên chuyến tàu Tết đầu năm không hề làm hành khách cáu gắt, bất bình. Ngay cả những người đi tàu “vé” đứng, ngồi ghế nhựa cũng thấy phấn chấn, vì ai cũng biết, chẳng bao lâu nữa họ đã được đoàn tụ bên người thân để đón Tết.
Chùm ảnh: Vui như đi tàu Tết
Video đang HOT
Hành khách đi tàu Tết đông chẳng kém ô tô
Dòng người hối hả lên xuống tàu tại các ga lẻ dọc hành trình gần 2.000km
Ngồi cứng – hạng ghế bình dân cũng đông nghịt
Rất nhiều trẻ nhỏ cùng bố mẹ đi tàu để “né” cảnh nhồi nhét
Ghế 2 nhưng toàn “kẹp” 4
Đi xa nên hành lý khá cồng kềnh
Hành lang tàu la liệt “vé” ghế nhựa (ảnh trái)
Khoang vệ sinh được tận dụng làm nơi để đồ (ảnh phải)
“Vé” phụ – ngồi ghế nhựa phổ biến trên những chuyến tàu đầu xuân
Nhiều hành khách cũng chẳng có ghế phụ để ngồi
Hai bố con may mắn được ưu tiên đi “suất nhân viên”
Chen chúc lên xuống tàu – nhưng ai nấy đều vui vì sắp được về ăn Tết cùng gia đình.
Theo ANTD
Lận đận đi tàu theo "suất nhân viên"
Trước khi chuyến tàu TN (Thống Nhất) 12 xuất phát từ TP.HCM, tôi được "cò" tên Sơn cam đoan: "Tàu nhanh chạy 24g tới Hà Nội, có máy lạnh, đảm bảo ghế mềm có thể ngả ra sau ngủ thoải mái". Thế nhưng sự thật khác xa với lời quảng cáo này.
Đúng hẹn, chúng tôi có mặt trước giờ tàu chạy hai giờ để thỏa thuận với nhân viên trên toa, đồng thời phải trả trước cho "cò" 300.000 đồng. Làm theo hướng dẫn của các nhân viên toa, chúng tôi mua vé tiễn để được vào ga và hành lý giao cho nhân viên toa đưa vào trước. Sau đó, số tiền 500.000 đồng còn lại sẽ đưa cho nhân viên khi đi được nửa chặng đường.
Chịu trận
Khi mọi người đã yên vị chỗ ngồi, chúng tôi vẫn phải đứng dưới cửa toa tàu để "chờ nhân viên sắp xếp". Cùng đứng với chúng tôi có khoảng mười người vẫn chưa thể lên tàu vì "chưa có vé". Hỏi mới biết những người này cũng như chúng tôi, đều đi theo "suất nhân viên". Khi chỉ còn chừng 15 phút nữa tàu xuất phát, chúng tôi mới được hai nhân viên trên tàu "mời" lên tàu và phát cho mỗi người một chiếc ghế nhựa. Lúc này mọi người nháo nhác cả lên, chính chúng tôi cũng khá bất ngờ. Nhưng cuối cùng tất cả đều "ngậm bồ hòn" vì "tết nhất, tàu xe là vậy" - một chị người Thái Bình thất vọng nói.
Một khách mua vé "suất nhân viên" phải ngồi trong buồng rửa ở cuối toa
23g25 đêm 26-1, chuyến tàu TN12 xuất phát từ Sài Gòn trong sự háo hức của hàng ngàn người trên tàu. Nguyễn Hoài Nam, sinh viên Trường Nhật ngữ Đông Du, cho biết: "Tôi mới có quyết định sẽ đi du học sau tết, phải tranh thủ về quê ăn tết cùng gia đình. Vì không có thời gian đặt vé nên tôi nhờ "cò" mua suất nhân viên, không ngờ suất nhân viên lại ngồi khổ thế này. Nhưng dẫu sao vẫn lên tàu về quê được, chứ như mấy người bạn của tôi giờ này còn chưa có vé mà về". Trong khi đó, một nhóm hành khách khác vẫn không khỏi lo lắng khi chuyến tàu bắt đầu lăn bánh: "Nhóm chúng tôi có bảy người, mua vé ngoài nên không có vé nào giống chứng minh nhân dân của mình. Nếu bị đuổi thì gay lắm...".
Mệt nhưng phấn chấn
Những người đi vé phụ, người đi suất nhân viên như chúng tôi được sắp xếp ngồi phía cuối toa 7. Theo tìm hiểu, những toa khác đều có chừng mười người ngồi ghế nhựa phía sau toa tàu, họ đều được "cò" vé giới thiệu là đi suất nhân viên. Riêng tôi được xếp ngồi vào buồng rửa ẩm thấp. Một số người phải ngồi ngay cửa nhà vệ sinh. Nguy hiểm hơn là trường hợp của chị Thủy (quê Thanh Hóa) phải ngồi ngay tủ điện có gắn biển báo "Điện áp cao, không sờ vào" nhưng chị vẫn dựa vào tủ điện ngủ ngon lành. Một số người nằm la liệt dọc các lối đi giữa hai hàng ghế hoặc trước cánh cửa nhà vệ sinh, thỉnh thoảng bị ngắt ngang giấc ngủ mệt nhọc khi xe đẩy thức ăn đi qua hay có một ai đó vô ý giẫm phải chân.
Nhiều hành khách đi tàu về quê trên chiếc ghế nhựa
"Nghĩ được đi cùng nhân viên toa nên tôi không ngần ngại đặt cọc cho "cò" trước 300.000 đồng. Không ngờ phải chịu cảnh ngồi "canh" nhà vệ sinh thế này" - chị Nguyễn Thị Hoa, quê Hà Tĩnh, nói. Nhưng khổ nhất là cảnh người đi ghế phụ, đi suất nhân viên luôn bị bao trùm bởi khói thuốc lá. Có rất nhiều tín đồ của thuốc lá thường ra cuối toa để "bắn điếu thuốc cho ấm", hàng chục người ngồi cuối toa phải chịu cảnh hút thuốc thụ động. Chị Mai Hương (người Nghệ An) tự an ủi "đi ghế phụ phải chịu thôi".
Nhưng dường như sự mệt mỏi, sự chen chúc trên những chuyến tàu cuối năm không làm người ta trở nên cáu gắt như chúng ta thường thấy. Ngay cả những người đi suất nhân viên như chúng tôi phải ngồi ở những nơi vốn dĩ không dùng cho hành khách vẫn cảm thấy phấn chấn khó tả, vì ai cũng biết chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ được đoàn tụ bên người thân để đón tết nơi quê nhà.
Bán vé xe giả lừa sinh viên Những ngày qua, nhiều "cò" vé đã giả dạng nhân viên của các hãng xe thương hiệu đi các tuyến miền Trung, Tây nguyên để bán vé xe giả cho sinh viên có nhu cầu. Nhiều sinh viên cho biết các nhân viên này ăn mặc lịch sự, có logo của nhà xe, cách giới thiệu rất chuyên nghiệp nên không đề phòng. Lê Thị Thu Sương (sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) mua phải hai vé giả bức xúc: "Theo ngày ghi trong vé là 20g ngày 26-1, nhà xe sẽ đón khách tại trạm xăng dầu 47 ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Nhưng đợi tới 23g30 vẫn không thấy xe đến đón. Điện thoại tới nhà xe mới biết nhà xe không có nhân viên bán vé lưu động tại các trường, số điện thoại của người bán vé thì không liên lạc được". Một số sinh viên khác còn bị lừa mua vé giả bằng cách đặt cọc trước 40% giá trị vé. Phạm Văn Phúc (sinh viên năm 2 Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết: "Cách đây bốn ngày, một người tên Huy tự xưng là nhân viên bán vé của nhà xe thương hiệu (chạy tuyến TP.HCM - Nha Trang) đến bán vé xe tết. Người này đưa ra các giấy tờ đóng dấu đỏ để chứng minh mình bán vé thật. Tuy nhiên, tới ngày đi nhiều bạn mới sững sờ khi biết bị lừa". Ông Lê Văn Liêm, giám đốc Hãng xe Thanh Khuê, cho biết: "Hành khách muốn mua vé xe phải đến trực tiếp trụ sở công ty mới mua được. Các trường hợp đặt vé qua điện thoại khách hàng cũng phải đến đóng tiền mới có. Những ngày cuối năm, các đối tượng xấu hoạt động rất mạnh, hành khách phải cảnh giác. Nhà xe luôn có số đường dây nóng, mọi vấn đề về vé xe của hành khách sẽ được giải quyết qua điện thoại".
Theo Tuổi Trẻ
Tranh nhau "săn" vé tàu Tết tăng cường Ga Sài Gòn (TP.HCM) bán vé tàu Tết tăng cường làm nhiều người lóe lên chút hy vọng "vét" được tấm vé về quê. Hy vọng Đúng 7 giờ ngày 6.12, quầy vé tại tầng 1 ga Sài Gòn mở cửa bán vé tàu Tết tăng cường dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 cho người dân có nhu cầu. Trước đó, rất...