Vui mừng vì bạn gái mang thai, người đàn ông ngay sau đó nhận ra sự thật không ngờ
Nhận kết quả kiểm tra của bác sĩ, người đàn ông lại một lần nữa suy sụp khi biết sự thật về cái thai trong bụng của bạn gái.
ảnh minh họa
Đó là trường hợp một nam bệnh nhân của bác sĩ Zhang Meiyu – bác sĩ tiết niệu ở Đài Loan. Người đàn ông là bệnh nhân đã điều trị tại phòng khám của bác sĩ Zhang Meiyu 10 năm trước. Khi ấy, anh và vợ tới khám vì mãi không có con. Ban đầu người đàn ông chỉ nghĩ có thể vợ bị chứng bệnh nào đó đơn giản. Tuy nhiên sau khi kiểm tra cả hai, bác sĩ nghi ngờ nhiễm sắc thể của người đàn ông có vấn đề.
Sau khi thực hiện thêm vài xét nghiệm, kết quả người đàn ông không có tinh trùng trong tinh dịch, trong nhiễm sắc thể của người đàn ông có nhiễm sắc thể X. Người đàn ông mắc bệnh azoospermia bẩm sinh (còn gọi là không có tinh trùng).
Zhang Meiyu giải thích rằng azoospermia có thể được chia thành bẩm sinh và mắc phải. Người bị bệnh bẩm sinh là rối loạn di truyền dẫn tới sự bất thường ở nhiễm sắc thể, thay vì có bộ nhiễm sắc thể như nam giới bình thường (46, XY), người bệnh có bộ nhiễm sắc thể chứa X (47,XXY). Người không may mắc phải có thể do nội tiết tố nam không đủ, mắc các bệnh lây qua đường tình dục,…
Sau khi nhận kết quả của bác sĩ, hai vợ chồng đã ra về và không thấy quay lại. Tuy nhiên 10 năm sau, người đàn ông bất ngờ tới phòng khám của bác sĩ Zhang Meiyu và yêu cầu kiểm tra lại tinh dịch. Hóa ra người đàn ông đã ly hôn vợ từ lâu, sau đó đã quen biết với một cô gái khác. Gần đây họ đã cãi nhau và chia tay. Tuy nhiên sau 1 tháng, bạn gái của anh bất ngờ quay lại nói rằng đã có bầu. Điều này khiến anh vừa mừng nhưng cũng bất ngờ và nghi ngờ liệu bác sĩ năm xưa có chẩn đoán nhầm.
Bạn gái thông báo có thai khiến người đàn ông rất bất ngờ.
Nghe xong câu chuyện, bác sĩ Zhang Meiyu đồng ý thực hiện xét nghiệm. Một tuần sau, câu trả lời vẫn y như 10 năm trước, người đàn ông vẫn bị vô sinh và không thể thực hiện thụ thai tự nhiên trong điều kiện tự nhiên. Lúc này người đàn ông rất suy sụp và tức giận vì bị lừa dối.
Video đang HOT
Bác sĩ Zhang Meiyu nói rằng các biểu hiện chính của azoospermia bẩm sinh là dương vật ngắn và lượng tinh dịch ít. Nhiều người không quan tâm tới dấu hiệu này cho đến khi kết hôn và nhận thấy dấu hiệu vô sinh. Vì vậy, nam giới nếu thấy lượng tinh dịch ít, dễ bị mệt mỏi khi còn trẻ, và giới tính không rõ ràng cần phải lưu ý.
Ngoài ra, nếu lông mu thưa thớt, dương vật ngắn và ham muốn tình dục không cao, có thể cần kiểm tra để biết liệu có bị azoospermia hay không. Bác sĩ Zhang Meiyu cũng nhắc nhở rằng mặc dù azoospermia khó thụ thai tự nhiên, nhưng với công nghệ sinh sản nhân tạo hiện tại, có thể lấy được tinh trùng từ tinh hoàn hoặc có thể tiếp cận công nghệ để có được con của họ. Azoospermia ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số nam và có thể gặp trong tối đa 20% trường hợp vô sinh nam
Dấu hiệu cảnh báo nam giới bị vô sinh:
- Xuất tinh bất thường như quá ít, quá nhiều hoặc không có, đau khi xuất tinh xuất tinh sớm. Sau khi xuất tinh khoảng 30 giây, tinh trùng vẫn không thay đổi màu, vẫn đông đặc hoặc bị vón cục cũng là dấu hiệu của vô sinh.
- Rối loạn cương dương
- Các rối loạn về đường tiểu như tiểu nhiều, tiểu đau, tiểu buốt,…
- Đau tinh hoàn, có u, cục, tiết dịch màu lạ.
Bên cạnh đó, những biểu hiện vô sinh ở nam giới có thể kèm theo như:
- Thường xuyên rụng tóc, béo bụng và vùng quanh bụng tăng cân nhanh
- Da khô và nhăn nheo.
- Thiếu ham muốn và sức sống trong “chuyện ấy”.
- Stress kéo dài, tinh thần khủng hoảng, luôn có cảm giác lo lắng, áp lực.
- Chuyển động thiếu linh hoạt, yếu…
Theo xaluan.com.vn
4 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu
Tap chi sưc khoe Blood (My) đưa ra 4 nguyên nhân lam tăng nguy cơ măc căn bênh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu, hay còn gọi là bệnh ung thư máu, bệnh máu trắng, là một trong những căn bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện khi cơ thể con người sản sinh ra số lượng lớn tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những tế bào bạch cầu.
Tế bào ung thư bạch cầu nhìn khác so với những tế bào máu thông thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của mình.
1. Rối loạn di truyền
Các bênh rối loạn di truyền như hội chứng Down có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
2. Hút thuốc
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 40%, so với những người không hút thuốc.
Hang loat chât đôc trong thuôc la đêu lam tăng nguy cơ măc ung thư phôi, hê tiêu hoa, thưc quan, vom hong, miêng... Nêu chât đôc nay tich tu qua nhiêu trong mau, lâu dân cung lam tăng nguy cơ măc bênh bach câu.
3. Tiếp xúc với một số hóa chất
Tiêp xuc, nhiêm đôc các hóa chất như benzen có liên quan đến viêc lam tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Hoa chât nay được sử dụng trong qua trinh sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất bôi trơn, chất dùng để tẩy rửa và thuốc trừ sâu.
4. Tưng điều trị ung thư
Liệu pháp xạ trị và hóa trị ung thư làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, vì những tia này có khả năng làm cho các tế bào máu phát triển bất thường.
Theo TGTT
Máu người trẻ có thể chặn lão hóa người già? Bất tử, trẻ mãi không già và cải lão hoàn đồng là những khát vọng muôn đời của con người. Gần đây, ở nước Mỹ tiên tiến, một phương pháp được cổ xúy là truyền máu của người trẻ để chậm lão hóa người già. Lão hóa là diễn biến tự nhiên Lão hóa là quá trình thay đổi của con người theo...