Vui hội làng cổ Lộc Yên…
Tối ngày 6-9, UBND H. Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) tổ chức Lễ đón bằng di tích Quốc gia Làng cổ Lộc Yên và Hội làng Lộc Yên năm 2019 tại Làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh).
Nhưng trước đó, từ ngày 5 (đến hết ngày 7-9) địa phương tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Lễ tế tiền hiền – hậu hiền; Diễn xướng trò chơi dân gian Bài chòi; Trưng bày tranh của hai họa sĩ Trần Công Thiệm và Nguyễn Ba về vùng quê Tiên Phước; Tổ chức trưng bày các hiện vật văn hóa dân gian, sản phẩm nông – lâm sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây, trái của Tiên Phước.
Ngoài ra, ngày hội Làng cổ Lộc Yên còn có các hoạt động thi các môn thể thao, trò chơi dân gian, văn nghệ và du khách được thưởng thức ẩm thực, trái cây bản địa…
Ông Trần Đình Tùng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trao Bằng chứng nhận Di tích Quốc gia cho lãnh đạo UBND H. Tiên Phước.
Làng cổ Lộc Yên tọa lạc trong một thung lũng đẹp, được bao bọc bởi sông, suối, núi như sông Đá Giăng, suối An Sơn, đồi Đá Ràn Dàn, núi núi Bàn Mây… với con đường duy nhất dẫn vào làng quanh co giữa thung lũng.
Làng có vẻ đẹp độc đáo với những ngôi nhà cổ, ngõ tường, giếng nước… hàng trăm năm tuổi được xếp bằng đá rêu… Từ tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý cho huyện Tiên Phước thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng của vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 – 2025″.
Theo đó, huyện Tiên Phước chọn làng cổ Lộc Yên là vùng lõi để làm điểm triển khai đề án này để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Ông Đặng Công Dung – Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tiên Phước cho biết: Hiện nay, Làng cổ Lộc Yên có 184 hộ dân đang sinh sống và bà con rất phấn khích chuẩn bị cho ngày hội làng.
Công tác chuẩn bị được triển khai chu đáo từ nhiều tháng trước và đây là điểm tham quan vào dịp cuối tuần của đông dảo du khách nên người dân đã “quen dần” với việc làm du lịch cộng đồng. Những khu vườn xanh mướt cây ăn quả, bậc đá, thềm đá từ ngoài cổng dẫn vào vườn nhà của các hộ dân như ông Lê Xuân Sum, Trần Anh Hào, Nguyễn Đình Sưu, Hồ Đức Bộ, Đồng Viết Mão… là điểm tham quan trải nghiệm khá thú vị cho du khách khi đến làng cổ Lộc Yên.
Video đang HOT
Lối vào làng cổ Lộc Yên.
Nhiều hộ dân ở làng cổ Lộc Yên đã đầu tư cải tạo vườn, nhà cổ, ngõ đá, cắt tỉa bờ rào chè tàu, trồng cây ăn quả, đào ao nuôi cá, chăn nuôi gia cầm… nhằm tạo thêm vẻ đẹp nên thơ, yên bình của làng quê, vừa phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đây cũng là những hộ được chọn xây dựng mô hình homestay trong phát triển du lịch của địa phương trong thời gian đến. Bên cạnh đó, người dân của làng hiện nay vẫn còn lưu giữ 10 ngôi nhà gỗ hơn 100 tuổi với phong cách kiến trúc nhà rường truyền thống gồm ba gian, hai chái. Và đặc biệt nhất, ở làng cổ Lộc Yên từ đường làng đến vào lối cổng, khuôn viên vườn nhà, giếng nước… là những “công trình” của nghệ thuật xếp đá rất đặc trưng riêng có của vùng đất bán sơn địa này.
Vì vậy, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng gần 15 nghìn lượt người đến tham quan làng cổ Lộc Yên và di tích, thắng cảnh trên địa bàn huyện Tiên Phước như Nhà lưu niệm Cụ Huỳnh Thúc Kháng, bãi đá Lò Thung, thác Ồ Ồ, hang Dơi… Hầu hết người dân làng cổ Lộc Yên đều đào ao thả cá, bố trí trồng các loại cây trái hợp với thổ nhưỡng vùng trung du nơi đây như chuối, thanh trà, lòn bon, sầu riêng, măng cụt, cam quýt… tạo sự hài hòa.
Ông Lê Văn Sum – một hộ dân ở đây chia sẻ: “Năm nay, H. Tiên Phước tổ chức đón bằng di tích cấp quốc gia Làng cổ Lộc Yên, tôi và bà con vui lắm. Đây là cơ hội để người dân chúng tôi cùng với chính quyền địa phương giới thiệu làng cổ Lộc Yên cũng như hình ảnh đất và người xứ Tiên đến với du khách”.
Thiếu nữ xứ Tiên đi dự hội.
Ông Phùng Văn Huy- Phó Chủ tịch UBND H. Tiên Phước cho biết: Lễ đón bằng “Di tích quốc gia Làng cổ Lộc Yên” và Hội làng Lộc Yên năm 2019 là một trong những hoạt động hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới (1999-2019) và 10 năm Cù Lao Chàm Hội An được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2009-2019) tại tỉnh Quảng Nam.
Ngày hội Làng cổ Lộc Yên còn khẳng định và tôn vinh những giá trị nổi bật về kiến trúc và nghệ thuật của di tích “Làng cổ Lộc Yên”; khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử – văn hóa, truyền thống yêu nước của địa phương. Đây là cơ hội để H. Tiên Phước thu hút đầu tư và quảng bá những tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng trung du Tiên Phước nhằm phát triển kinh tế du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trong thời gian tới.
THẢO NGUYÊN-H.D
Theo cadn.com.vn
Đảo Cô Tô: Độc đáo du lịch homestay
Cách đây hơn chục năm, với mong muốn đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện đảo Cô Tô khuyến khích phát triển mô hình du lịch cộng đồng, cũng từ đó dịch vụ homestay nở rộ.
Homestay trên đảo Cô Tô là loại hình du lịch được nhiều khách lựa chọn. Ảnh: Internet
Đến nay, mặc dù Cô Tô có rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng, nhiều khách sạn cao cấp mọc lên nhưng mô hình homestay vẫn được nhiều du khách lựa chọn bởi những nét độc đáo, hấp dẫn riêng của mô hình này.
Mô hình hay
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cách đất liền gần 60 hải lý. Nơi đây được nhiều du khách lựa tới thăm quan, nghỉ dưỡng bởi vẻ đẹp hoang dã, mộng mơ với những kỳ quan tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.
Vì sự cách trở về địa lý, khó khăn trong công tác đầu tư hạ tầng, điện lưới nên để phát triển du lịch, lãnh đạo huyện đảo Cô Tô đã động viên người dân cùng làm du lịch.
Để giúp các hộ dân trên địa bàn phát triển du lịch theo mô hình homestay, huyện Cô Tô đã ban hành cơ chế hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng, mức vay 200 triệu đồng/hộ xây nhà mới để đón khách du lịch; hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ xây dựng nhà vệ sinh khép kín để phục vụ sinh hoạt gia đình và đón khách du lịch. Từ đó, du lịch homestay ở Cô Tô phát triển mạnh.
Đến với Cô Tô, được ngắm vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của huyện đảo, thăm bãi đá Cầu Mỵ - nơi ghi dấu ấn kiến tạo hùng vĩ của thiên nhiên trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm; ghé thăm ngọn hải đăng Cô Tô với chiều cao 101m so với mực nước biển và phóng tầm mắt bao quát tất cả cảnh đẹp xung quanh; được hoà mình vào dòng nước biển trong xanh với những con sóng hiền hoà tại bãi tắm Tình yêu, Vàn Chải, Hồng Vàn. Đặc biệt, với homestay du khách sẽ được sống và sinh hoạt trực tiếp với người dân trên đảo. Đây là một loại hình "du lịch xanh" lý tưởng của đảo Cô Tô.
Chị Hồng Hải (Hải Phòng) chia sẻ: Mình không thích xô bồ, nên khi ra Cô Tô chọn ở homestay. Với mô hình du lịch dân dã này, gia đình mình được trải nghiệm nhiều hơn, gần thiên nhiên hơn và các cháu rất thích được thưởng thức món ăn miền biển từ chính cô chủ nhà nấu.
Và đúng như tên gọi của nó, những ngôi nhà dân dã dựng lên đón khách du lịch bằng chính tình cảm ấm nồng, mến khách của người dân đảo quanh năm làm bạn với sóng, với gió.
Bên cạnh những khách sạn lớn tại Cô Tô như: Tuấn Vũ, Thái Hà, Golden Coto... thì mô hình homestay tại Cô Tô vẫn được nhiều khách du lịch lựa chọn. Cái tên Coto Center Homestay, Coto Family Homestay, Thủy Thịnh Coto, Coto Queen... là những địa chỉ quen thuộc và uy tín với nhiều khách du lịch.
Không nên biến tướng
Huyện Cô Tô có thị trấn Cô Tô và 2 xã là Thanh Lân và Đồng Tiến. Thị trấn Cô Tô là điểm trung tâm nên phần mặt tiền đẹp là nơi mọc lên nhiều khách sạn cao cấp. Xa trung tâm khoảng 2 km, xã Đồng Tiến là nơi có nhiều mô hình homestay phát triển.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên đảo Cô Tô có 70 hộ gia đình có làm nhà nghỉ theo mô hình homestay nhưng trong đó mới có 19 hộ được UBND huyện Cô Tô công nhận là homestay với tổng 70 phòng nghỉ.
Ông Dương Văn Đại - Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Cô Tô cho biết: Từ năm 2010, huyện có chương trình du lịch cộng đồng, khuyến khích các hộ dân sửa sang nhà cửa, đón khách du lịch. Từ đó, mô hình homestay trên đảo Cô Tô phát triển mạnh.
Người dân Cô Tô vốn chất phác, thật thà nên mô hình du lịch cộng đồng phát triển, nhiều khách du lịch rất thích. Vì vậy lượng khách đến Cô Tô ngày càng đông. Tuy nhiên, gần đây có nhiều khách sạn hiện đại, nhà nghỉ cao cấp xây dựng và nhiều người xây dựng khu du lịch theo kiểu rersot nhưng lại đăng ký mô hình homestay nên chính quyền huyện rất khó quản lý.
Bởi cũng theo ông Đại, nếu làm theo đúng homestay số lượng phòng nghỉ rất ít, nhưng hiện nay nhiều chủ nhà đã đầu tư lên tới 50 phòng. Vì vậy, trong những lần kiểm tra, huyện luôn nhắc nhở và quán triệt các hộ kinh doanh, những homestay nào có đủ điều kiện thì mới được hoạt động, còn lại hướng dẫn họ làm thủ tục sang mô hình du lịch khác.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai.vn
"Thung lũng" homestay Quảng Hạ Nằm dưới chân thác Tiên - đèo Gió thuộc khu vực phía nam huyện Xín Mần, thôn Quảng Hạ (Quảng Nguyên) như một thung lũng bao bọc bởi những dãy núi với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Với địa thế "lưng tựa núi, nằm nghe suối hát", Quảng Hạ là một trong những địa chỉ homestay được nhiều khách du...