VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới
Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt – Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Ong Pham Binh Minh, Uy vien Bọ Chinh tri, Pho Thu tuơng Chinh phu nuơc Cọng hoa xa họi Chu nghia Viẹt Nam, Bọ truơng Bọ Ngoai giao
Tại Lễ kỷ niệm, ông Phạm Bình Minh – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã có bài phát biểu. Tạp chí Thời Đại xin đăng toàn văn bài phát biểu này để gửi tới độc giả trong và ngoài nước.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Thưa các vị đại sứ và các vị khách quốc tế,
Thưa các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Liên hiệp các t ổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên,
Thưa toàn thể quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng các đồng chí, các bạn họp mặt tại đây để kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi tới các vị khách quý, các đồng chí và các bạn lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thưa các đồng chí, các quý vị và các bạn,
Đối ngoại nhân dân là một trong những trụ cột quan trọng của ngoại giao Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của đoàn kết quốc tế và đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tổ chức thân hữu đầu tiên giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước đã được thành lập.
Ngày 17/11/1950, cách đây tròn 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Đại hội thành lập Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, thể hiện rõ nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới có cùng nguyện vọng và ý chí, đó là hòa bình và dân chủ.
Sự kiện đó đã đi vào lịch sử như một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự gắn kết của cách mạng Việt Nam với phong trào tiến bộ của nhân dân thế giới, và sau này được chính thức ghi nhận là ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, lực lượng nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân.
Thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đạo lý truyền thống của dân tộc “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, trong suốt 70 năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước, vun đắp hòa bình, tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
Với kim chỉ nam là lời dặn của Bác Hồ: Đường lối tấn công vào lòng người, chinh phục bằng đạo lý, chuyển hóa bằng nhân tình, thuyết phục lòng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa”, đối ngoại nhân dân đã nêu cao ngọn cờ hòa bình và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, chinh phục được trái tim của nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân ở các nước đế quốc, thực dân xâm lược Việt Nam, góp phần vào việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi và mạnh mẽ chưa từng có trong thế kỷ 20 ủng hộ, đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Video đang HOT
Sau khi non sông thu về một mối, đối ngoại nhân dân đã phát huy vai trò mở đường, thiết lập các kênh liên lạc, góp phần đưa nước ta ra khỏi thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, vận động nhân dân thế giới hỗ trợ nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại nhân dân tiếp tục cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của công tác đối ngoại nhân dân, các tổ chức thành viên Liên hiệp hữu nghị ở Trung ương và địa phương đã triển khai nhiều hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy bình thường hóa và đưa quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực với các đối tác quan trọng và các bạn bè truyền thống, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Hàng chục ngàn chương trình/dự án được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với giá trị giải ngân trên 5 tỷ USD đã thiết thực góp phần xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, nhất là hậu quả bom mìn và chất độc da cam, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng hạ tầng y tế giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Trải qua 70 năm đồng hành cùng dân tộc, lực lượng của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Từ các tổ chức được thành lập trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Liên hiệp hữu nghị đã phát triển thành một hệ thống gồm 116 tổ chức thành viên ở trung ương và địa phương trong cả nước với mạng lưới đối tác rộng rãi trên 1200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ trên thế giới.
Có thể nói, lịch sử phát triển của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là minh chứng cụ thể về sức mạnh của đối ngoại nhân dân trong việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi và cống hiến to lớn của những người làm công tác đối ngoại nhân dân.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Liên hiệp hữu nghị về những thành tựu đáng tự hào trong suốt 70 năm qua. Và tôi cũng xin nhiệt liệt chúc mừng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai về những thành tích đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới… Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi”. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè quốc tế đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ giúp đỡ quý báu, chí tình cả về tinh thần và vật chất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Thưa các quý vị và các bạn,
Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình với thế và lực ngày càng được nâng cao, là thành viên có trách nhiệm, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay, dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng và đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Song, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Tình hình thế giới và khu vực đang chuyển biến rất sâu sắc, nhanh chóng, khó lường. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục được thúc đẩy, song gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là suy thoái kinh tế, cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chính trị cường quyền diễn ra phức tạp, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gay gắt.
Đại dịch COVID -19 tác động sâu sắc, đa chiều tới tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế và mỗi quốc gia. Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.
Trong bối cảnh đó, đối ngoại nhân dân có sứ mệnh rất quan trọng là góp phần bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, huy động nguồn lực quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và đoàn kết rộng rãi của nhân dân các nước đối với công cuộc phát triển bền vững đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để thực hiện được sứ mệnh này, trước hết, cần nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về vai trò và nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Cần nắm vững quanđiểm của Bác Hồ: “Cách mạng Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào cũng cần đến vai trò, sự đóng góp của đối ngoại nhân dân”.
Với thế mạnh rất riêng của mình, đối ngoại nhân dân có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt, góp phần mở rộng và làm sâu sắc cơ sở xã hội cho các mối quan hệ đối ngoại của đất nước, hỗ trợ đắc lực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.
Thứ hai, cần nắm chắc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong triển khai công tác đối ngoại nhân dân, bảo vệ trên hết và trước hết lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Thứ ba, đối ngoại nhân dân cần tiếp tục phát huy hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tạo thành sức mạnh to lớn trên mặt trận đối ngoại, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. Trong triển khaicông tác đối ngoại nhân dân, cần chú ý các nội hàm hợp tác mới, thiết thực với người dân nước ta và các nước, các vấn đề phát triển bền vững, bao trùm…
Thứ tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cần bám sát phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới, phát huy thế mạnh có được từ vị thế mới và “sức mạnh mềm” của đất nước, triển khai hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, góp phần: (i) mở rộng mạng lưới đối tác, tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi với nhân dân các nước, trước hết là các nước láng giềng, ASEAN và các đối tác quan trọng; (ii) nâng cao chất lượng, hiệu quả vận động và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (iii) quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam nhằm huy động sự ủng hộ quốc tế đối – công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.
Thứ năm, nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cần tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả sự tham gia của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại các cơ chế nhân dân đa phương khu vực và quốc tế nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước…, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Cuối cùng, song đặc biệt quan trọng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống từ trung ương tới các tổ chức thành viên, xây dựng đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân tâm huyết, gắn bó, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Tôi tin tưởng rằng, trên nền tảng những thành tựu và kinh nghiệm của 70 năm qua, với ý chí quyết tâm của cả đội ngũ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ kế thừa truyền thống vẻ vang của cha anh, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân, là cầu nối hoà bình và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nỗ lực chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và phát triển.
Chúc tất cả các đồng chí và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn.
Đối ngoại nhân dân: Vun đắp hữu nghị, thúc đẩy hòa bình, đóng góp thiết thực
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV, và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh đối ngoại nhân dân có sứ mệnh rất quan trọng. Ảnh: VGP/Hải Minh
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Đại sứ các nước, đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tới dự.
Theo Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga, ngày 17/11/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị thành lập Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, khẳng định nguyện vọng thiết tha vì hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã đồng ý lấy ngày 17/11/1950 là Ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Trong những năm qua, VUFO đã tích cực, chủ động, không ngừng củng cố, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức, cá nhân có thiện chí với Việt Nam, đã thiết lập quan hệ đối tác với hơn 1.000 tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế.
Liên hiệp phát huy được vai trò của mình tại các diễn đàn, cơ chế nhân dân đa phương khu vực, liên khu vực và quốc tế; chủ động tham gia, đóng góp vào công tác vận động, đấu tranh dư luận bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chủ quyền biển đảo, an ninh nguồn nước, tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực của Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, thiết lập quan hệ với trên 1.200 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cùng các bộ ngành, địa phương vận động được gần 5 tỷ USD viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong giai đoạn 2003-2019, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Công tác củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức được chú trọng, với 116 tổ chức thành viên, trong đó có 64 tổ chức thành viên ở trung ương và 52 tổ chức thành viên ở địa phương với hàng trăm chi hội hữu nghị.
Bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh với những thành tích đã đạt được, Liên hiệp đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2003), Huân chương Lao động hạng Nhất và các Huân chương cao quý của các nước bạn. Nhiều tập thể và cá nhân của Liên hiệp đã được tặng thưởng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước về những thành tích xuất sắc và cống hiến cho công tác đối ngoại nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá lịch sử phát triển của Liên hiệp là minh chứng cụ thể về sức mạnh của đối ngoại nhân dân trong việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chúc mừng và biểu dương các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về những thành tựu đáng tự hào trong suốt 70 năm qua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới... Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi".
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng bày tỏ chân thành cảm ơn bạn bè quốc tế đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ giúp đỡ quý báu, chí tình cả về tinh thần và vật chất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh đối ngoại nhân dân có sứ mệnh rất quan trọng là góp phần bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, huy động nguồn lực quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và đoàn kết rộng rãi của nhân dân các nước đối với công cuộc phát triển bền vững đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để thực hiện được sứ mệnh này, trước hết, Phó Thủ tướng cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về vai trò và nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; nắm vững quan điểm của Bác Hồ : "Cách mạng Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào cũng cần đến vai trò, sự đóng góp của đối ngoại nhân dân".
Với thế mạnh rất riêng của mình, đối ngoại nhân dân có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt, góp phần mở rộng và làm sâu sắc cơ sở xã hội cho các mối quan hệ đối ngoại của đất nước, hỗ trợ đắc lực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.
Đối ngoại nhân dân cần nắm chắc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong triển khai công tác đối ngoại nhân dân, bảo vệ trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đối ngoại nhân dân cần tiếp tục phát huy hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tạo thành sức mạnh to lớn trên mặt trận đối ngoại, thực hiện thắng lợi các nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, trong đó chú ý các nội hàm hợp tác mới, thiết thực với người dân nước ta và các nước, các vấn đề phát triển bền vững, bao trùm...
Liên hiệp cần bám sát phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả", tích cực đổi mới, sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới, phát huy thế mạnh có được từ vị thế mới và "sức mạnh mềm" của đất nước, triển khai hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, góp phần mở rộng mạng lưới đối tác, tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác; nâng cao chất lượng, hiệu quả vận động và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam nhằm huy động sự ủng hộ quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cần tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả sự tham gia của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại các cơ chế nhân dân đa phương khu vực và quốc tế nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước..., thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, Liên hiệp cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống từ trung ương tới các tổ chức thành viên; xây dựng đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân tâm huyết, gắn bó, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ kế thừa truyền thống vẻ vang của cha anh, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân, là cầu nối hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, cùng với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nỗ lực chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và phát triển./.
Lan tỏa tình đoàn kết hữu nghị 70 năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã không ngừng phát triển và kết nối với bạn bè thế giới, qua đó quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình và luôn sẵn sàng trở thành người bạn có trách nhiệm. Liên hiệp các tổ chức hữu...