“Vực dậy” thương hiệu miến dong Nguyên Bình
Nghề làm miến dong tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình ( Cao Bằng) đã có từ lâu đời và trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên chưa phát triển được thương hiệu và nâng cao giá trị sản xuất.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của HTX Cốc Phường là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân nơi đây từng bước thay đổi cuộc sống.
Phát triển thương hiệu
HTX Cốc Phường đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. HTX được kiện toàn và đi vào vận hành sản xuất từ năm 2014, chủ yếu là tập hợp các thành viên duy trì nghề truyền thống làm miến dong. HTX có 9 thành viên đều được quan tâm hỗ trợ thiết bị sản xuất sản phẩm miến dong truyền thống.
HTX đã đầu tư nhà xưởng, 4 máy ép miến, 9 thùng khoắng bột inox, 2 máy dập túi sản phẩm, 4 thùng lọc bột và một số thiết bị khác với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng.
Nghề làm miến đã giúp nhiều hộ dân xã Thành Công thoát nghèo. Ảnh: I T
Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, HTX còn tổ chức các lớp tập huấn để người nông dân nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc dong riềng và lập phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp với nhu cầu sản xuất của HTX.
Nhờ sản xuất khoa học, thay đổi giống mới, vùng nguyên liệu dong riềng của xã Thành Công phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ít bị sâu bệnh, không đòi hỏi đầu tư lớn, năng suất trung bình trên 20 tấn/ha và cho lượng bột nhiều hơn 2 – 3 lần so với giống cũ ở địa phương.
Nắm bắt được phương pháp sản xuất cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, HTX đã cho ra sản phẩm miến dong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sợi miến có đặc điểm dai, sau khi nấu để lâu không bị bở, nát.
Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ổn định và đạt hiệu quả cao hơn. Trong khâu sản xuất đã giảm được chi phí công sức lao động, điều kiện sản xuất, chế biến an toàn, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước tình trạng trên thị trường xuất hiện những sản phẩm giả, nhái miến dong Nguyên Bình, sản phẩm của HTX đã nhận được văn bằng bảo hộ thương hiệu tập thể nhờ đáp ứng được các tiêu chí trong sản xuất. Đây là bệ phóng cần thiết để HTX và địa phương tiếp tục xây dựng miến dong thành sản phẩm chủ lực.
Video đang HOT
Có thể nói việc HTX đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, tổ chức sản xuất miến dong với quy mô tương đối lớn… chính là cách hữu hiệu giúp sản phẩm miến dong có chất lượng tốt, hình thức đẹp và đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với sản xuất thủ công. Bên cạnh đó, do được bảo hộ về mặt nhãn hiệu nên người dân khá yên tâm, chú trọng sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đầu ra thuận lợi đã giúp HTX mang về thu nhập bình quân một thành viên của HTX hàng năm từ trồng và làm miến dong đạt khoảng 80-100 triệu đồng, hộ thu nhập cao đạt trên 140 triệu đồng/năm.
Hoạt động của HTX không chỉ giúp phát triển diện tích cây dong riềng theo hướng hàng hóa, phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa phương mà còn góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu miến dong Nguyên Bình.
Theo ông Du Văn Síu – Chủ tịch UBND xã Thành Công, việc phát triển trồng dong riềng làm nguyên liệu cho HTX Cốc Phường đã góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Nhiều người đã có việc làm và thu nhập ổn định nhờ hoạt động sản xuất của HTX.
Thấy được vai trò của HTX Cốc Phường, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã tạo điều kiện để HTX vay vốn phát triển sản xuất.
Theo Danviet
Trường Đại học Y Hà Nội: Tập huấn kiến thức dịch bệnh COVID-19 cho các bác sĩ trẻ tình nguyện trước khi đưa về vùng khó khăn
Chiều nay 20/2, Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế đã tổ chức bàn giao 28 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các địa bàn miền núi khó khăn, đồng thời, tập huấn bổ sung kiến thức cho các bác sĩ trẻ trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh COVID-19.
Các bác sĩ trẻ tình nguyện sẽ về công tác tại các địa bàn miền núi, vùng cao đặc biệt khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Đây là các bác sĩ chuyên khoa cấp I vừa tốt nghiệp trong tổng số 354 bác sĩ đang được đào tạo 11 chuyên ngành, theo dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".
Dự án này nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đến năm 2020 sẽ đưa 300-500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa phương, khắc phục tình trạng các bác sĩ ở tuyến huyện miền núi còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, khiến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân rất khó khăn.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nôị trao Bằng chuyên khoa cấp 1 cho các bác sĩ
Trong 28 bác sĩ trẻ tình nguyện đợt này, có 23 bác sĩ là người dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Tày, Dao, Mường và Nùng) được đào tạo 9 chuyên ngành mà các vùng núi, hải đảo đang rất cần: Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền.
Các bác sĩ này sẽ về công tác tại 13 huyện nghèo của 8 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Sơn La và Tuyên Quang.
Đến nay, sau 8 khóa đào tạo, dự án đã bàn giao 151 bác sĩ cho 51 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên.
Đại diện Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nôị trao Bằng chuyên khoa cấp 1 và chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ
Theo PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nôị, việc đào tạo các bác sĩ trẻ tình nguyện có chương trình thiết kế riêng. Trường cử mỗi thầy cô kèm một bác sĩ trẻ ở từng khóa đào tạo, trong đó có ít nhất 70% kỹ năng thực hành tay nghề tại bệnh viện. Sau khi tốt nghiệp, Trường cấp Bằng chuyên khoa cấp 1 cho các bác sĩ.
PGS.TS. Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - đại diện các đơn vị tham gia đào tạo, tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện - bày tỏ: Bệnh viện tham gia dự án từ đầu, đã tiếp nhận và đào tạo nhiều bác sĩ trẻ ở lĩnh vực hô hấp, ngoại khoa lồng ngực.
PGS.TS. Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - phát biểu tại lễ bàn giao
"Trong quá trình đào tạo, chúng tôi đặt chất lượng lên đầu, nên yêu cầu các bác sĩ trẻ phải đạt chuẩn như các bác sĩ của Bệnh viện, để đảm bảo họ đủ năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Với kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng dự án không còn là thí điểm, mà trở thành thường xuyên. Trong quá trình đào tạo và bàn giao cho địa phương, chúng tôi luôn đảm bảo quy trình, chế độ, chính sách và tiếp nhận các em trở về khi hoàn thành nhiệm vụ."- Ông Phú nhấn mạnh.
Tại lễ bàn giao, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế và các bệnh viện, địa phương tiếp tục ký kết đào tạo và tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện về các vùng khó khăn.
Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế và các bệnh viện, địa phương tiếp tục cam kết đào tạo và tiếp nhận các bác sĩ trẻ tình nguyện
Đặc biệt, trước bối cảnh dịch COVID-19 đang lan nhanh ở nhiều nước, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức tập huấn bổ sung về phòng chống COVID-19 cho các bác sĩ trẻ ngay sau lễ bàn giao.
TS. Phạm Quang Thái -Phó Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội và là thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO trên toàn cầu - cùng TS. Phạm Quang Thái -Phó Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - đã cung cấp cho các bác sĩ trẻ những thông tin mới nhất về dịch COVID-19, cùng những kiến thức khoa học cơ bản để có thể chẩn đoán phát hiện, điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh COVID-19.
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội, thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của WHO
Theo PGS.TS. Lê Minh Giang - Trưởng Phòng quản lý Sau đại học (Trường Đại học Y Hà Nội), cùng với quá trình đào tạo 24 tháng qua tại Trường Đại học Y Hà Nội, các kiến thức mới nhất và khoa học về COVID-19 do các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm trang bị sẽ giúp các bác sĩ trẻ có thể vững vàng độc lập hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương.
(Ảnh: Văn Trọng)
Theo baogiaothong
Tiếp nhận 67 công dân Việt Nam do lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả Ngày 19-2, Đại úy Đoàn Đình Việt, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 67 công dân Việt Nam có hành vi nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê bị lực lượng chức năng phía Trung Quốc bắt giữ và trao trả qua cửa khẩu. Đồn Biên...