Vừa về nước, ông Obama liền hẹn hò ăn tối với vợ
Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa đệ nhất phu nhân Michelle, vợ ông, tới ăn tối tại một nhà hàng Mexico.
Rất nhiều người đưa máy lên chụp ảnh khi nhìn thấy Tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân xuất hiện tại quán Oyamel hôm 28/5. Ảnh: AP
Ông Obama tối 28/5 đưa vợ tới nhà hàng Mexico Oyamel tại khu phố Penn ở Washington để dùng bữa. Gia đình Obama từng nhiều lần tới nhà hàng này trước đây. Chủ nhà hàng, đầu bếp nổi tiếng nước Mỹ Jose Andres, cũng là một người ủng hộ nhiệt tình đối với Tổng thống Obama, theo AP.
Chuyên cơ Air Force One chở ông Obama trở về Mỹ hôm 27/5, kết thúc chuyến thăm lịch sử của ông chủ Nhà Trắng đến Việt Nam và Nhật Bản.
Tổng thống Obama thăm Việt Nam trong ba ngày từ 23 – 25/5. Nhân chuyến công tác, ông đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đồng thời tập trung thảo luận nhiều vấn đề giúp tăng cường quan hệ song phương.
Video đang HOT
Tối 23/5, ông Obama có cơ hội thưởng thức món bún chả tại một quán ăn trên phố Lê Văn Hưu, Hà Nội. Bữa ăn này lập tức thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Obama còn trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên thăm thành phố Hiroshima, nơi từng hứng chịu bom nguyên tử trong Thế Chiến II, khi đến Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7 trong hai ngày 26 và 27/5. Tokyo và Washington hy vọng động thái này sẽ thể hiện quan hệ đồng minh giữa hai bên và khôi phục những nỗ lực xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Việt - Nhật quan ngại sâu sắc hoạt động xây đảo ở Biển Đông
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng cảnh báo diễn biến mở rộng tranh chấp ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Abe, phải, đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Tokyo chiều nay. Ảnh: Chinhphu.vn
Đón tiếp Thủ tướng Phúc đến thăm chiều nay, ông Abe đã cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hành động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cho rằng các bên liên quan không có những hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông. Các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Ông Abe đã thông báo nước này cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại khẩn cấp 300 triệu Yen cho Việt Nam để giải quyết vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn, Nhật sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp trung và dài hạn.
Tokyo cũng sẵn sàng xem xét cung cấp vốn vay ODA để Hà Nội xây dựng các đập, hồ chứa nước và hỗ trợ, dựa trên đề nghị từ phía Việt Nam. Trước mắt, Nhật sẽ cử đoàn khảo sát của JICA đến Dự án quản lý nước ở tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài. Thủ tướng đến Tokyo thăm Nhật Bản sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại tỉnh Mie.
Thủ tướng Abe khẳng định rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện hơn nữa. Ông cho biết Nhật sẽ tiếp tục cung cấp ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội và trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu. Nhật Bản nhất trí hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và trong triển khai sáng kiến kết nối Mekong - Nhật Bản.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất phối hợp thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn về cơ sở hạ tầng hai nước, trong đó có dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) sau năm 2017.
Thủ tướng Phúc và ông Abe cũng đã chứng kiến các bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 5 văn kiện ký kết, trong đó có 4 văn kiện về vốn vay ODA với tổng số tiền là 166 tỷ Yen, tương đương 1,5 tỷ USD).
Đó là Công hàm trao đổi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số I TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên; ba Hiệp định vay cho 3 dự án: Xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải (gần 55 tỷ Yen, tương đương 500 triệu USD), Cải thiện môi trường nước TP HCM giai đoạn 2 (khoản vay hơn 190 triệu USD), Tuyến đường sắt đô thị số I TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (khoản vay trị giá 820 triệu USD) và Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tập đoàn Hàng không ANA Holdings Inc.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc: Tuyên bố chung của G7 "thổi phồng" vấn đề Biển Đông Ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh G7 ra Tuyên bố chung trong đó bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng trên vùng biển ở khu vực châu Á, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ. Sau hai ngày nhóm họp tại Nhật Bản, ngày 27/5, các nhà lãnh đạo G7 đã ra Tuyên bố chung, trong đó bày...