“Vua vàng trắng” liều trồng thập cẩm đủ loại cam, quả sai “phát hờn”
Trên diện tích gần 17 ha cao su đang thời kỳ thu hoạch bị gãy đổ sau cơn bão lịch sử năm 2013, ông Bế Văn Mai ở tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã chuyển đổi dần sang trồng cây cam.
Những cây cam của ông Mai sai quả trĩu cành, ai nhìn cũng thích mắt.
Trước đây, ông Bế Văn Mai được biết tiếng là “vua vàng trắng” trên vùng đất phía tây huyện Bố Trạch với hơn 17ha cao su đang thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày cho thu lãi vài triệu đồng. Năm 2013, cơn bão đến đã làm gãy đổ phần lớn diện tích cao su của huyện, trong đó gần 17ha cao su của gia đình ông Bế Văn Mai cũng bị thiệt hại nặng nề.
Sau bão, đứng trước vườn cao su bị gãy đổ, ông Bế Văn Mai nghĩ đã đến lúc cần sự thay đổi, cần phải tìm một loại cây trồng vừa không bị ảnh hưởng bão nhưng phải mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.
Mô hình trồng cam VietGAP của ông Bế Văn Mai (bên trái) mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Vườn cam nhà ông Mai cây nào cũng đeo hàng chục chùm quả như thế này.
Ông Bế Văn Mai tâm sự: “Ngay sau khi nghĩ đến việc phải tìm loại cây trồng mới để thay thế cho cây cao su, năm 2014, tôi lặn lội tìm đến các trang trại trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao ở Cao Phong (Hòa Bình), Khoái Châu (Hưng Yên), Nghĩa Đàn (Nghệ An), Can Lộc (Hà Tĩnh)… để tìm kiếm loại cây trồng phù hợp..”.
Theo ông Mai, sau khi tìm hiểu, nắm bắt về đặc điểm của từng loại cây trồng, đồng thời so sánh với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, ông quyết định lựa chọn một số giống cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình để trồng.
Với số vốn 3,5 tỷ đồng vay mượn từ bạn bè, người thân, năm 2015, ông Bế Văn Mai khai hoang trồng mới hơn 4 ha cây cam, trong đó 1,5 ha cam lòng vàng, 1,5 ha cam V2, 1 ha cam đường Canh và 300 gốc chanh ta, chanh đào.
Đến năm 2017, ông Mai tiếp tục đầu tư trồng mới thêm 2ha với các giống cam Mật, cam Xã Đoài, cam chanh Hà Tĩnh và cam chanh giòn Thượng Lộc (trong đó Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ trồng mới 1 ha). Đến nay, toàn bộ diện tích cam đều sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó hơn 4 ha cam V2, lòng vàng, đường canh trồng từ năm 2015 đã bước đầu cho thu hoạch với sản lượng ổn định.
Ngoài ra, để chủ động nguồn nước tưới, ông Bế Văn Mai còn đào hơn 1 ha ao hồ dự trữ nước. Đồng thời đầu tư hệ thống tưới tiêu hiện đại trên toàn bộ diện tích trồng cam nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Video đang HOT
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ ông Bế Văn Mai thực hiện mô hình sản xuất cam sạch theo quy trình VietGAP. Hiện tại, sản phẩm cam của trang trại đã được chứng nhận VietGAP và có tem truy xuất nguồn gốc, nhờ đó đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
Mặc dù là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt, nhưng qua gần 4 năm đưa cây cam vào trồng trên đất cao su chuyển đổi đã cho thấy sự thích nghi, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương cũng như có tính hiệu quả về kinh tế.
Theo tính toán của ông Bế Văn Mai, sau khi cây cam đã cho thu hoạch ổn định, nếu không gặp bất lợi về điều kiện thời tiết, sâu bệnh, thì mỗi ha cam sẽ cho thu hoạch từ 30-50 tấn quả mỗi năm, mang lại nguồn thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.
Riêng vụ cam từ đầu năm 2019 đến nay, trang trại đã xuất bán được 30 tấn quả cam; hiện tại đang tiếp tục thu hoạch 12 tấn, và cuối năm sẽ có khoảng 15 tấn cam để phục vụ cho người tiêu dùng dịp Tết cổ truyền.
Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường, hiện tại ông Bế Văn Mai đang thực hiện kỹ thuật chăm sóc để có thể thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu, gối vụ… để có sản phẩm cam sạch xuất bán quanh năm, vừa có thể bán được giá cao, vừa giảm tải áp lực “nguồn cung” vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Sau những tháng ngày trăn trở, lăn lộn với cây cam, ông Bế Văn Mai đã bắt đầu thu được mùa quả ngọt. Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng gò đồi huyện Bố Trạch.
Thời gian qua, đã có nhiều nông dân trong tỉnh Quảng Bình đến tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình trồng cam của ông Mai. Với những nỗ lực của mình, ông Bế Văn Mai được xem là điển hình nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Theo Danviet
Vườn đất dốc nhìn đâu cũng thấy cam, trai Sơn La lãi 800 triệu/năm
28 tuổi, anh Hoàng Văn Trường, bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) được nhắc tới nhiều khi là một trong những người có thu nhập cao từ trồng cam đường Canh và cam Vinh trên đất dốc.
Với 2,3 ha trồng cam, sau khi trừ chi phí anh Trường thu lãi 800 triệu đồng mỗi năm, một nguồn thu nhập ổn định khiến ai cũng phải thán phục.
Sinh ra trong 1 gia đình thuần nông chân chất, anh Hoàng Văn Trường sớm trau dồi kiến thức nông nghiệp và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Dù tuổi còn trẻ nhưng anh Trường đã sở hữu 2,3ha cam Vinh, cam đường Canh sai trĩu quả, khiến nhiều người trong bản Củ 2 nể phục. Để có vườn cam như ý muốn, anh đã phải bỏ 1 thời gian dài theo đuổi ước mơ làm giàu từ lĩnh vực nông nghiệp.
Từ 1 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, anh Trường đã vươn lên làm giàu.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có đủ điều kiện ăn học như bạn bè cùng trang lứa, anh Trường ở nhà làm nương cùng bố mẹ. Khoảng 3 năm sau anh lập gia đình. Mới đầu anh chỉ biết làm nương ngô, nương sắn, thu nhập rất thấp, được mùa thì mất giá, anh phải bù lỗ tiền mua phân bón rất nhiều.
"Tiền nợ ở các đại lý phân bón lên đến hàng chục triệu đồng tôi còn nợ. Lúc đó bản thân tôi chỉ nghĩ, phải làm sao tìm kiếm hướng đi mới để đưa gia đình có cuộc sống khá giả hơn. Nghĩ là làm, tôi khăn gói xuống các nhà vườn lớn trồng cam ở tỉnh Hưng Yên và Hòa Bình để học hỏi kinh nghiệm".
Trong quy trình chăm sóc cây trồng, anh Trường hầu như không dùng các loại thuốc hóa học hoặc chất bảo quản.
Nhờ cách chăm sóc tốt mà vườn cam của anh Trường luôn sai quả.
"Tôi học hỏi kinh nghiệm trồng cam hơn 2 năm. Sau đó, tôi trở về nhà thuê nhân công cải tạo lại 2,3 ha nương đất dốc bố mẹ đã phân chia cho trước khi lập gia đình, rồi mua giống cây cam đường Canh, cam Vinh về trồng. Để cho vườn cam phát triển tươi tốt, tôi đầu tư vốn khoan giếng, xây dựng hệ thống ống dẫn nước khắp nương tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Khoảng 3 năm sau, vườn cam của gia đình đã cho quả bói, bước đầu đã cho thu nhập đáng kể "- anh Hoàng Văn Trường kể lại.
Hiện tại 2,3ha vườn cam của anh Trường có hơn 1.000 gốc cam Canh, cam Vinh đang cho thu hoạch quả.
Về quy trình trồng và chăm sóc vườn cam đường Canh, cam Vinh, anh Trường đào hố rộng 30cm, sâu 30cm, hàng cách hàng 3m và bón phân chuồng, phủ một lớp đất mỏng rồi đưa cây giống xuống trồng. Anh Trường hầu như không dùng thuốc hóa học hay chất bảo quản, kích thích trong trồng cam.
Bên cạnh đó, anh còn dùng phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng ủ mục, ủ đậu tương cùng với ngô ngâm sau đó lấy nước bón cho vườn cam. Nhờ vậy, 2,3ha vườn cam của gia đình anh luôn trĩu quả quanh năm, được rất nhiều khách hàng lựa chọn và thương lái thu mua với giá cao.
Anh Trường đang điều tiết hệ thống nước tưới tiêu cho vườn cây.
Theo kinh nghiệm trồng cam của anh Trường: "Sau một vụ thu hoạch quả, tôi phải cắt tỉa các cành khô, còi cọc, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả nhiều và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ cho vườn cam. Cách làm này sẽ tạo điều kiện cho cây bù đắp đầy đủ chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả...".
Ngoài ra vào thời điểm cây cam hoa kết trái, anh ngâm tỏi ớt, giềng, xả cùng với nước khoảng 1 tuần, sau đó phun vào cây để chống sâu bệnh. Phương pháp này, tôi học hỏi từ người quen ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) nên rất hiểu quả, vườn cam luôn xanh tốt và cho quả ngọt, ít bị nám...
Ngoài trồng cam, anh Trường còn ghép các loại cây giống bán cho các nhà vườn tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận.
Anh Trường đang bán cây giống cho 1 người dân ở trên địa bàn xã Chiềng Ban.
Hiện tại, vườn cam của anh Hoàng Văn Trường có hơn 1.000 gốc cam đường Canh, cam Vinh mỗi năm cho thu khoảng 30 tấn. Bình quân 1kg cam đường Canh, cam Vinh anh Trường bán tại vườn với giá 25.000 đồng - 40.000 đồng tùy từng loại mẫu mã khác nhau. Ngoài trồng cam, anh còn bán cây giống cho các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên, mỗi năm cho thu nhập hơn 800 triệu đồng.
"Từ khi gia đình tôi trồng cam đường Canh, cam Vinh, kinh tế của gia đình luôn tăng cao và cho thu nhập gấp10 lần so với trồng ngô, sắn. So với trước đây, đời sống kinh tế đã khấm khá lên hẳn, tôi cũng sắm sửa được ô tô và có nhà cửa khang trang", anh Trường phấn khởi chia sẻ thêm.
Theo Danviet
Hòa Bình: Hội "rót" vốn, dân trồng vườn cam lòng vàng trĩu quả Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã giúp hàng trăm lượt hội viên nông dân vay vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu tại các cơ sở. Chúng tôi đến thăm mô hình...