“Vua thép” Tân Sửu tiếp tục lập kỷ lục mới
Trong khi năm 2020 là “năm đại hạn” của nhiều doanh nhân vì dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lũ thì với thì với “vua thép” Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, đây lại là thời điểm vị tỷ phú tuổi Sửu thăng hoa trong sự nghiệp và liên tục lập phá các kỷ lục của chính mình.
Định vị thương hiệu tại các thị trường lớn trên thế giới
Mới đây, Hòa Phát tiếp tục được Forbes Việt Nam vinh danh, đứng ở vị trí thứ 14 trong danh sách, tăng 4 bậc so với năm 2019. Giá trị thương hiệu của Hòa Phát đã tăng từ 128,9 triệu USD năm 2019 lên 134,4 triệu USD năm 2020. Đáng chú ý so với danh sách lần đầu tiên Forbes công bố năm 2016, sau 5 năm, giá trị thương hiệu của Hòa Phát đã tăng hơn gấp 2 lần.
Nếu xét theo lĩnh vực, Hòa Phát dẫn đầu ngành vật liệu xây dựng, bỏ xa DN đứng thứ hai của bảng xếp hạng trong lĩnh vực này với giá trị gấp 6,7 lần. Thương hiệu Hòa Phát giữ vững vị trí dẫn đầu lĩnh vực vật liệu xây dựng qua suốt các kỳ xếp hạng, đặc biệt thăng hạng trong danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu với giá trị không ngừng tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường nội địa nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công, Hòa Phát cũng ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng mạnh. Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng của công ty tăng 95% so với cùng kỳ trong 9 tháng năm 2020, lên 370.000 tấn. Điều này chủ yếu nhờ cảng nước sâu tại tổ hợp Dung Quất đi vào hoạt động từ nửa sau năm 2017, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển của Hòa Phát.
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Đáng chú ý, theo Hòa Phát, khoảng 70% sản lượng tiêu thụ phôi thép của công ty được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này cho thấy Hòa Phát hiện có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty Trung Quốc nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô và quản lý chi phí tốt. Ngoài ra, hiện nay thị trường xuất khẩu thép xây dựng của Hoà Phát bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, Campuchia, Lào, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Ghana. Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát còn xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn phôi vuông để sản xuất thép xây dựng.
Bên cạnh mặt hàng thép, sản lượng xuất khẩu của Tôn Hòa Phát cũng tăng rất ấn tượng. Sản lượng xuất khẩu Tôn Hòa Phát từ đầu năm đến nay cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái với các thị trường lớn như Mỹ, Úc, EU, Thái Lan… Hòa Phát không chỉ giữ thị phần số 1 Việt Nam ở các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép mà còn chiếm thị phần số 1 về cung cấp bò Úc tại Việt Nam và dẫn đầu thị trường trong sản lượng cung cấp trứng gà khu vực phía Bắc.
Vững vàng trong bảng xếp hạng đại gia
Tính đến ngày 30/12/2020, thị giá cổ phiếu Hoà Phát đang ở mốc 41.150 đồng/cổ phiếu. Nếu so với thời điểm đầu năm, cổ phiếu HPG đã tăng tới 113,8% giá trị. Điều đáng nói, HPG liên tục có mặt trong danh sách những cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất phiên. Trung bình cả năm 2020, mỗi ngày có tới 12,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Cao điểm có ngày có tới hơn 55,6 triệu cổ phiếu HPG được nhà đầu tư trao tay (phiên giao dịch ngày 25/11/2020).
Sản xuất tôn Hòa Phát tại nhà máy của công ty.
Chính nhờ việc cổ phiếu HPG tăng cao, với việc sở hữu 864 triệu cổ phiếu, đến thời điểm hiện tại ông Trần Đình Long đã vững vàng ở vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán với tổng giá trị tài sản đạt mốc gần 36 nghìn tỷ đồng (chỉ xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng). So với đầu năm 2020, tài sản của ông Long đã tăng thêm 19,4 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, thời điểm tháng 3/2018, ông Long được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú thế giới với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, những năm tiếp theo không thấy tên ông trong danh sách tỷ phú. Chỉ đến tháng 5/2020, ông Long đã quay trở lại câu lạc bộ tỷ phú thế giới khi giá trị tài sản chạm mốc 1 tỷ USD cùng với đà phục hồi của cổ phiếu Hòa Phát. Hiện, theo tính toán của Forbes, ông Long đang sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ USD và xếp thứ 1756 trong danh sách tỷ phú USD trên thế giới.
4 đại gia Việt tuổi Sửu có khối tài sản nghìn tỷ, người cuối cùng rất quen thuộc
Họ đều là những doanh nhân tuổi Sửu nổi tiếng trên thương trường với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản bao người mơ ước.
Doanh nhân Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long (SN 1961, quê Hải Dương) - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong những đại gia tuổi Tân Sửu thành đạt, sở hữu khối tài sản "siêu khủng". Ông nổi tiếng trên thương trường với biệt danh "ông vua" ngành thép.;
Năm 1992, doanh nhân gốc Hải Dương đã cùng bạn của mình thành lập Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng, chuyên buôn bán đồ cũ như máy móc, nội thật, ống thép... từ Nga về Việt Nam. Từ đó sự nghiệp kinh doanh của ông bắt đầu.
Đến năm 2007, ông Long chính thức thành lập tập đoàn và đưa lên một tầm cao mới. Ông từng nhận định lợi nhuận sau thuế của tập đoàn trong năm 2016 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng - một con số không hề nhỏ trong giới kinh doanh. Cũng trong năm đó, ông lần đầu bước lên vị trí là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt.
Ông Trần Đình Long là một trong những đại gia tuổi Sửu thành đạt, sở hữu khối tài sản "siêu khủng".
Năm 2018, vị đại gia tiếp tục lọt vào Danh sách tỷ phú của Forbes với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới. Nhưng năm 2019, ông đã bị loại khỏi danh sách này dù tài sản ước tính chừng 1 tỷ USD.
Cuối năm 2020, tập đoàn của doanh nhân Trần Đình Long sở hữu tổng tài sản là ;131,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019. Doanh nghiệp này cũng đang sở hữu kho tiền lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi ngân hàng là hơn 2 nghìn tỷ đồng và hơn 10,9 nghìn tỷ đồng các khoản tương đương tiền. Vì thế, ông đã quay trở lại thị trường chứng khoán Việt với vị trí người giàu thứ 2.
Nữ doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh
Bà Trương Thị Lệ Khanh (SN 1961 - Tân Sửu, quê An Giang) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn được mệnh danh là "bà hoàng" của ngành thuỷ sản Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại...
Năm 1997, người phụ nữ miền Tây chính thức thành lập công ty với mục đích chính là xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa phi lê và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và cá basa.
Bà Trương Thị Lệ Khanh được mệnh danh là "bà hoàng" của ngành thuỷ sản Việt Nam.
Năm 2003 ngành xuất khẩu cá tra bùng nổ cũng là lúc lần đầu tiên công ty của nữ đại gia miền Tây vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. 4 năm sau đó, doanh nghiệp này chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị còn chuyển sang kinh doanh nhiều sản phẩm khác có liên quan đến dự án về nuôi trồng, chế biến cá tra, gạo... với sự ra đời của hàng loạt công ty con.
Hiện bà Khanh đang sở hữu gần 80 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 43,16% với tổng tài sản khoảng 3.000 tỷ đồng. Năm 2020, bà là một trong 2 đại diện của Việt Nam lọt bảng vàng 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của tạp chí Forbes.
Ông Trần Trọng Kiên
Ông Trần Trọng Kiên (SN 1973 - Quý Sửu, quê Hà Nội) được biết đến là đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Ông từng theo học 6 năm tại trường Đại học Y Hà Nội. Nhưng khi ra trường, ông không theo nghiệp y khoa mà lại bước chân vào lĩnh vực du lịch. "Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối khó khăn về tài chính. Tôi không muốn chứng kiến gia đình tôi, đặc biệt là những đứa con tôi cũng phải lớn lên trong sự thiếu thốn. Đó chính là lý do tôi bỏ lại tấm bằng bác sĩ để đến với kinh doanh", vị đại gia từng chia sẻ.
Năm 1994, ông thành lập một doanh nghiệp chuyên điều hành tour du lịch cho khách hàng có khả năng chi trả cao với số vốn ban đầu 2.000 USD. Năm 2001, tập đoàn của vị doanh nhân Hà thành ra đời trên nền doanh nghiệp trên với phiên bản mới. Ông giữ ghế Chủ tịch HĐQT kiêm CEO. Và doanh nghiệp trên trở thành một trong những nhánh kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.
Ông Trần Trọng Kiên được biết đến là đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.
Năm 2004, ông Trọng Kiên mua khách sạn Festival Huế, đồng thời mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khách sạn, phát triển hoạt động du lịch tại khu vực Đông Nam Á cũng như các nước châu Á. Năm 2009, ông bất ngờ nổi tiếng trên thương trường với thương vụ mua lại một công ty du lịch của Thái Lan. Sau năm 6, công ty ấy đã vươn lên và lọt Top 10 công ty lữ hành lớn nhất tại xứ sở chùa Vàng.
Tháng 9/2014, tập đoàn chính thức đưa ba chiếc thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam và hoạt động với thương hiệu mới. Nhưng sau nhiều năm hoạt động và khai thác dịch vụ thuỷ phi cơ, thương hiệu này vẫn báo lỗ. Năm 2017, ông Trọng Kiên tìm kiếm liên doanh hợp tác với AirAsia trong một dự án nhằm đưa hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á vào thị trường Việt Nam nhưng không thành công.
Dẫu vậy, vị doanh nhân vẫn nuôi tham vọng với thị trường hàng không và quyết định thành lập một công ty hàng không vào tháng 6/2019 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, ông Kiên là cổ đông lớn nhất với 60%.
Nữ đại gia Lê Hoàng Diệp Thảo
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973, quê Đắk Lắk) là nữ doanh nhân tuổi Quý Sửu nổi tiếng trên thương trường. Ngoài 20 tuổi, bà bất ngờ lên xe hoa với "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ - khi ấy là một anh chàng sinh viên chưa tốt thiệp của Đại học Y, đang muốn dấn thân vào thương trường. Năm 1996, bà cùng chồng khởi nghiệp, thành lập Hợp tác xã cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Bà là đồng sáng lập và đồng sở hữu tập đoàn này.
Ngày 20/08/1998, công ty mở quán cafe đầu tiên tại TP.HCM và đồng thời cũng là nhà của hai vợ chồng ở địa chỉ 587 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Năm 2000, với chiến lược nhượng quyền, công ty đã có 400-500 quán cà phê trên toàn Việt Nam. Năm 2001 công ty mở xưởng sản xuất cà phê Hoà tan và bắt đầu phát triển thương hiệu cà phê G7. Đến năm 2002, công ty thực hiện nhượng quyền ở một số quốc gia như Nhật bản và Singapore.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo là nữ doanh nhân tuổi Quý Sửu nổi tiếng trên thương trường.
Năm 2008, bà Thảo thành lập và giữ vai trò TGĐ công ty Trung Nguyên International và công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên. Đặc biệt, sau khi ly thân với chồng, bà mở công ty riêng về cà phê. Tháng 10/2016 thương hiệu cà phê của riêng bà ra mắt thị trường Hoa Kỳ. Ngày 10/07/2018 công ty khai trương cửa hàng đầu tiên của chuỗi thương hiệu tại số 2 Lê Lợi, phường Hội Thương, thành phố Pleiku.
Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó TGĐ của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên. Và cũng từ đây, tranh chấp quyền quản lý công ty giữa vợ chồng bà chính thức nổ ra.
Năm 2019, tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại TP.HCM đã công nhận ông Vũ và bà Thảo thuận tình ly hôn. Toà tuyên giao bà Thảo nuôi các con chung, chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỷ đồng, tính từ 2013 cho đến khi học xong đại học.
Tài sản bất động sản được tòa xử chia đôi: bà Thảo được sỡ hữu, quản lý, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; ông Vũ được quản lý đất và tài sản gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ. Về tài sản cổ phần tại các công ty chia theo tỷ lệ 60 cho ông Vũ và 40 cho bà Thảo.
Theo bản án, ông Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần của các công ty và giao bà Thảo sở hữu tiền, vàng, ngoại tệ đang sở hữu tại các ngân hàng trị giá hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phải thanh toán chênh lệch cho bà Thảo số tiền 1.510 tỷ. Như vậy, sau khi ly hôn, tổng tài sản ròng của bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên đến 3.749 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lê Hoàng Diệp Thảo gia nhập nhóm phụ nữ giàu nhất Việt Nam và xếp ở vị trí thứ 4.
5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2020 Đến thời điểm này đã lộ diện 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup vẫn dẫn đầu. 2020 là năm đầy thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, các doanh nghiệp lớn vẫn "vượt bão" thành công giúp tài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025