Vua Thái sa thải 6 quan chức hoàng cung ‘vì hành vi cực kỳ xấu xa’
Theo thông báo ngày 23/10 từ hoàng cung Thái Lan, trong 6 quan chức bị sa thải có 1 phụ nữ, 1 quan chức cảnh sát cấp cao, 2 vệ sĩ hoàng gia.
Những người này bị cáo buộc có hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, làm tổn hại cho hoàng gia nên bị sa thải và tước bỏ mọi danh hiệu, cấp bậc hoàng gia.
“Nhà vua ra lệnh sa thải họ khỏi cơ quan hoàng gia vì hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và có những hành động cực kỳ xấu xa”, thông cáo của hoàng cung Thái Lan cho hay.
Vua Maha Vajiralongkorn tại Bangkok.(Ảnh: Reuters)
Quyết định này của nhà vua Thái Lan được đưa ra sau khi Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi bị hủy bỏ mọi tước hiệu, quân hàm và huân chương với cáo buộc âm mưu lật đổ Hoàng hậu Suthida.
Bà Sineenat Wongvajirapakdi bị tước danh hiệu chỉ vài tháng sau khi được phong Hoàng quý phi.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Video đang HOT
Hoàng quý phi Thái Lan bị phế truất : Khi thường dân lọt vào cuộc sống hoàng gia
Sự giàu có, địa vị, quyền lực và cả những ưu đãi là một giấc mơ đối với bất cứ ai trên thế giới có cơ hội bước chân vào gia đình hoàng gia, nhưng những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy cuộc sống trong hoàng tộc không đơn giản như mọi người nghĩ.
Bức ảnh vua Thái Lan chụp với Sineenat Wongvajirapakdi.
Theo SCMP, thông tin vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn tước mọi danh hiệu, bao gồm cả quân hàm thiếu tướng vì "bất trung" đã gây chấn động trên thế giới.
Chỉ 3 tháng sau khi trở thành hoàng quý phi, Sineenat Wongvajirapakdi đã phải rời đi để "không làm ảnh hưởng đến hình ảnh hoàng gia", theo tờ Royal Gazette. "Nhà vua đã quan sát hành động của hoàng quý phi ngay từ đầu và nhận thấy cô không phù hợp cho vị trí này. Sineenat không biết dừng lại, luôn đặt ra tham vọng lớn, thậm chí muốn ngang hàng với hoàng hậu".
Vài ngày trước khi bị phế truất, Sineenat vẫn còn tham gia các sự kiện từ thiện, đại diện cho hoàng gia Thái Lan.
Sự ra đi chóng vánh
Giới quan sát liên hệ việc vụ việc với tình cảnh của người vợ thứ ba của nhà vua - thời ông còn là thái tử. Bà Srirasmi Suwadee cũng bị tước mọi danh hiệu, chấm dứt hôn nhân vào năm 2014 vì người thân lợi dụng danh phận hoàng gia để tư lợi cá nhân.
Hồi đầu năm nay, quốc vương Malaysia cũng phải thoái vị sau khi cưới cựu hoa hậu Nga Oksana Voevodina. Vài tháng sau, cả hai đã ly hôn và Voevodina trở về Moscow sinh sống.
Sineenat bị tước mọi danh hiệu chỉ sau 3 tháng trở thành hoàng quý phi.
Những vụ việc trên phản ánh một điều rằng cuộc sống của thường dân khi bước chân vào hoàng gia châu Á không hề dễ dàng. Hoàng hậu mới của Nhật Bản, Masako, là thường dân thứ hai đặt chân vào dòng dõi gia tộc nắm quyền kế vị ở Nhật. Công nương Meghan Markle, vợ hoàng tử Harry ở Anh và là cựu diễn viên Mỹ, cũng thừa nhận cuộc sống hoàng gia không đơn giản như cô nghĩ.
Những gì thực sự xảy ra với Sineenat Wongvajirapakdi có lẽ công chúng không bao giờ được biết. Một số tin đồn nói rằng tầm ảnh hưởng của Sineenat trong hoàng gia Thái Lan ngày càng lớn, khiến những người "có vai vế phật lòng".
Với tư cách là hoàng quý phi, Sineenat không hẳn là thành viên hoàng tộc, nhưng cũng không phải người hầu. Trên thực tế, cô được giao nhiệm vụ phụ trách chương trình từ thiện của nhà vua và có vẻ như đang làm tốt điều này. Nhưng các chuyên gia cho rằng việc Sineenat mâu thuẫn với các thành viên hoàng gia cũng chỉ là điều sớm hay muộn.
Nhiều người dân Thái Lan cảm thấy những điều Sineenat làm được là tốt, nên họ đặt các câu hỏi như: "Cô ấy đã làm gì sai? Phế truất chỉ sau 3 tháng? Chuyện này tốt cho cả đất nước?"
Bước chân vào hoàng gia không hề dễ dàng
Vua Muhammad V là nạn nhân của cuộc tình với người đẹp Nga Oksana Voevodina.
Dù Sineenat đã phải đối mặt với chuyện gì, đây chỉ trường hợp mới nhất của hàng loạt thường dân với tham vọng bước chân vào hoàng tộc, trong 26 gia tộc hoàng gia cuối cùng trên thế giới.
Saad Salman, chuyên gia nghiên cứu về hoàng gia, nói: "Hoàng gia đã hình thành trên thế giới từ hàng ngàn năm, với những sức ép và cả trách nhiệm riêng, đi kèm với nó là những quyền lợi và của cải kếch xù. Đó là lý do trong quá khứ, hoàng gia thường chỉ lấy người trong hoàng tộc, dù đó là hôn nhân cận huyết".
"Những năm qua, việc thường dân cưới thành viên hoàng gia không còn là chuyện hiếm. Họ phải đối mặt với sức ép chưa từng có trước đây, và không phải ai cũng vượt qua được", Salman nói.
"Trở thành một phần của hoàng gia không có nghĩa là chỉ ngồi một chỗ hưởng vinh hoa, họ được giao trọng trách cụ thể nào đó, thường là về ngoại giao, với trách nhiệm lớn. Chỉ riêng hôn nhân đã đem tới một sự thay đổi lớn, nhưng càng khó hơn khi một thường dân bỗng nhiên bị công chúng chú ý, với vai trò mới", Salman nói thêm.
Meghan Markle và hoàng tử Anh William.
Bên cạnh đó, thường dân bước chân vào hoàng gia đều phải chiụ sức ép, dù họ giàu sang hay chỉ có cuộc sống bình thường. Salman nhắc đến những khó khăn của công nương Na Uy Mette-Marit hay hoàng hậu Nhật Bản Masako.
Mette-Marit là mẹ đơn thân khi cưới thái tử Haakon vào năm 2001 và ngay lập tức chịu sự chỉ trích mạnh mẽ. Một tuần trước đám cưới, Mette-Marit đã phải công khai xin lỗi về quá khứ của mình, nhằm tìm kiếm sự thông cảm.
Ngược lại, Masako có "tương lai tươi sáng" khi cưới thái tử Naruhito vào năm 1993. Nhưng Masako chịu sức ép vô cùng lớn vì với tư cách là người dòng dõi kế vị, bà phải sinh được con trai.
Salman nói với những thường dân có cơ hội đặt chân vào hoàng gia, không cần thiết phải quá vội vàng thay đổi. "Họ nên thích nghi dần dần, không ai đặt thời hạn cả. Tốt nhất là cứ từ từ và từng bước xây dựng hình ảnh của riêng mình', Salman nói.
Theo danviet
Nhà vua Thái Lan tước bỏ mọi tước hiệu của Hoàng quý phi Sineenat Cựu y tá quân đội Sineenat Wongvajirapakdi, 34 tuổi, đã bị tước đi tước hiệu Hoàng quý phi do "không trung thành với Nhà vua," cũng như "hành động chống đối việc phong Hoàng hậu." Người phối ngẫu hoàng gia của vua Thái Lan Maha Vajirusongkorn, cựu y tá quân đội Sineenat Wongvajirapakdi, đã bị tước bỏ tước hiệu Hoàng quý phi. (Nguồn:...