Vua Thái Lan lần đầu bình luận về phong trào biểu tình
Quốc vương Maha Vajiralongkorn ngày 1/11 nói Thái Lan là “vùng đất của thỏa hiệp”, gợi ý về lối thoát cho bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng qua.
Bình luận công khai đầu tiên của Quốc vương Vajiralongkorn về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hơn 4 tháng qua ở Thái Lan được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn độc quyền chung với CNN và Channel 4 News tại Cung điện Hoàng gia, thủ đô Bangkok.
Khi được hỏi ông sẽ nói gì với những người biểu tình xuống đường kêu gọi cải cách, Quốc vương Vajiralongkorn trả lời CNN ông “không có bình luận” song thêm rằng “Chúng tôi yêu quý tất cả người dân giống nhau”.
Vua Vajiralongkorn trong lễ đăng quang tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 5/2019. Ảnh: AP.
Khi được hỏi liệu có bất kỳ cơ hội thỏa hiệp nào với những người biểu tình đang thách thức quyền lực của ông không, Vua Vajiralongkorn cho biết “Thái Lan là vùng đất của thỏa hiệp”.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên nhà vua 68 tuổi của Thái Lan trả lời truyền thông nước ngoài kể từ năm 1979, khi còn là thái tử.
Vua Vajiralongkorn hôm qua cũng tham dự một nghi lễ tôn giáo nhằm đánh dấu thời điểm giao mùa tại Cung điện Hoàng gia. Ông thay trang phục cho tượng Phật Ngọc, bức tượng Phật quan trọng nhất ở Thái Lan, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa mưa sang mùa đông.
Trong những bộ quần áo màu vàng, hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia tụ tập tại cung điện và được Vua Vajiralongkorn, Hoàng hậu Suthida và Công chúa Sirivannavari chào đón.
Công chúa Sirivannavari chia sẻ với CNN rằng Thái Lan là một đất nước hòa bình. “Chúng tôi yêu quý người dân Thái Lan, dù bất kể chuyện gì xảy ra”, cô nói.
Phong trào biểu tình ở Thái Lan nổi lên từ tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức với cáo buộc ông thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền. Người biểu tình cũng kêu gọi cải cách chế độ quân chủ để giảm bớt quyền lực của nhà vua. Họ yêu cầu đảo ngược những thay đổi cho phép quốc vương kiểm soát một số đơn vị quân đội và một cung điện trị giá hàng chục tỷ USD.
Theo hiến pháp Thái Lan, hoàng gia được tôn sùng ở vị trí cao nhất nhưng về nguyên tắc không được can dự vào chính trị, điều chính Vua Vajiralongkorn từng nhấn mạnh trong cuộc bầu cử năm ngoái. Người biểu tình tuyên bố ngay cả khi Thủ tướng Prayuth từ chức, họ vẫn biểu tình để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Cảnh sát Thái Lan bắt 21 người biểu tình
21 người bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Bangkok, khiến hàng trăm người khác đụng độ với cảnh sát và ném sơn xanh vào họ.
Trong số những người bị bắt giữ hôm 13/10 có lãnh đạo phong trào biểu tình Jatupat Boonpattararaksa và ca sĩ Chaiamorn Kaewwiboonpan. Cảnh sát cho biết những người bị bắt sẽ bị buộc tội thích đáng.
"Người biểu tình hôm nay không tuân thủ luật pháp, vì vậy cảnh sát phải hành động để lập lại trật tự và không có hành động nào không phù hợp", phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachai nói.
Ngay sau khi 21 người bị bắt, hàng trăm người biểu tình đã xô xát và ném sơn xanh vào cảnh sát, đồng thời hét lớn "hãy thả bạn của chúng tôi ra" khi đoàn xe chở Vua Maha Vajiralongkorn đi qua.
Một người biểu tình giơ 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ giữa hàng rào cảnh sát ở Bangkok hôm 13/10. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu ngày, vài giờ trước khi đoàn xe hoàng gia dự kiến đi qua Tượng đài Dân chủ Bangkok, người biểu tình đã đối đầu với hàng rào cảnh sát và một số người ném sơn xanh. Cảnh sát đã dỡ bỏ một căn lều được dựng lên cho cuộc biểu tình và kéo một số người lên xe công vụ.
Sau căng thẳng, đoàn xe chở nhà vua Thái Lan đi qua phía bên kia đường. Người biểu tình giơ cao 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ và yêu cầu thả những người bị bắt.
Phong trào biểu tình dâng cao ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, cải cách chế độ quân chủ, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử. Cung điện Hoàng gia đến nay chưa đưa ra bình luận nào về cuộc biểu tình hay yêu cầu cải cách.
Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, người dành phần lớn thời gian sống ở Đức, đang có chuyến trở về Thái Lan hiếm hoi nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của cha ông, Quốc vương Bhumibol Adulyadej được nhân dân tôn kính.
Khi rời cung điện cuối ngày hôm nay, Vua Vajiralongkorn và Hoàng hậu vẫn được hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia đứng dưới mưa chào đón. Nhiều người chỉ trích đám đông biểu tình.
"Họ có thể được dạy rằng chế độ quân chủ không có ý nghĩa gì với đất nước này. Nhưng tôi muốn nhắc nhở họ rằng quốc gia của chúng tôi tồn tại tới ngày nay là nhờ có thể chế mạnh mẽ", Narongsak Poomsisa-ard, một người ủng hộ hoàng gia 67 tuổi, nói.
20.000 người Thái Lan biểu tình Khoảng 20.000 người Thái Lan biểu tình ở thủ đô Bangkok hôm nay, kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách chế độ quân chủ. "Đả đảo chế độ phong kiến, người dân muôn năm", những người tham gia hô vang tại cuộc biểu tình lớn nhất ở Bangkok kể từ khi ông Prayuth lên nắm quyền trong cuộc đảo...