Vua Thái Lan gây bức xúc khi ‘nghỉ dưỡng sang chảnh’ giữa đại dịch
Vua Thái Lan đang cách ly trong một khách sạn sang trọng ở Đức khi cả nước đang chật vật trong đại dịch. Nhưng ở Thái Lan, chỉ trích nhà vua là phạm pháp.
Thái Lan đang tê liệt trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Tờ DW miêu tả các đường phố vốn nhộn nhịp của Bangkok giờ hoang tàn, vắng vẻ. Sân bay Suvarnabhumi, điểm trung chuyển bay quốc tế, đang đón lượng khách chỉ bằng một phần nhỏ ngày thường.
Du lịch, ngành công nghiệp trọng điểm của Thái Lan và chiếm 20% GDP nước này năm 2018, đang bị đình trệ.
Trong khủng hoảng, người dân mong đợi các nhà lãnh đạo thể hiện sự đoàn kết và khích lệ. Nhưng Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn gần như “biến mất” khỏi đất nước ngay khi đại dịch bắt đầu. Ông đến một khách sạn sang trọng ở dãy núi Alps của Bavaria, Đức.
Vua Vajiralongkorn. Ảnh: DW/Royal Press Europe.
Vua Vajiralongkorn được trao đặc quyền cư trú tại Khách sạn Sonnenbichl ở Garmisch-Partenkirchen. Theo chính quyền địa phương, khách sạn không mở cửa nhận khách bình thường. Nhà vua và đoàn tùy tùng là trường hợp đặc biệt được đón tiếp vì là một “nhóm người đồng nhất không có biến động”.
Khách sạn của nhà vua
Nhà vua không cách ly một mình mà đem theo đoàn tùy tùng khoảng 100 người. Vào cuối tháng 3, truyền thông Đức đưa tin nhà vua du ngoạn bằng máy bay riêng xung quanh nước Đức, ghé thăm Hanover, Leipzig và Dresden. Máy bay của Vua Vajiralongkorn chỉ hạ cánh một lúc rồi bay đi, và ông thậm chí còn không xuống máy bay.
Ông chính thức kế vị vua cha, lên ngôi vào tháng 10/2016 và lễ đăng quang được tổ chức vào tháng 5/2019. Trong khi quốc vương quá cố được biết đến là một nhà vua mẫu mực, đáng kính, Vua Vajiralongkorn có cuộc sống gây tranh cãi hơn nhiều.
Video đang HOT
“Hành động của nhà vua giữa cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 là một thảm họa đối với danh tiếng của chế độ quân chủ Thái Lan”, nhà báo kiêm nhà hoạt động Andrew MacGregor Marshall, tác giả của cuốn sách “Vương quốc trong khủng hoảng”, nói.
Ở Thái Lan, bất cứ ai lên tiếng chỉ trích nhà vua sẽ bị trừng phạt theo đạo luật hà khắc, với quy định cấm mọi tuyên bố hay ý kiến tiêu cực về nhà vua và hoàng gia.
Bất cứ ai vi phạm luật này sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm. Trong quá khứ đã có nhiều trường hợp người Thái Lan phải đi tù vài năm do đăng bài trên Facebook. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông đại chúng vẫn là một trong ít cách để tìm hiểu người Thái, và đặc biệt là thế hệ trẻ, cảm nhận thế nào về hoàng gia, theo DW.
Bất chấp rủi ro, nhà sử học lưu vong Somsak Jeamteerasakul đã làm dậy sóng dư luận Thái Lan vào cuối tháng 3 khi đăng lên Twitter thông tin về chuyến bay của nhà vua tới Đức với ghi chú bằng tiếng Thái: “Chúng ta cần một nhà vua để làm gì?”.
Dòng tweet lập tức nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nhiều tuần.
Suốt một thời gian dài sau đó, cư dân mạng đã chế ra nhiều meme châm biếm sự việc này, ví dụ như bức ảnh cắt từ bộ phim Trò chơi vương quyền của HBO.
Một người dùng Facebook đã viết: “Tôi muốn đi sâu vào vấn đề hơn là chỉ xúc phạm ông ta trên Twitter. Tôi muốn mọi người đọc hoặc nghe các bài giảng về chủ đề này và xâu chuỗi một cách có hệ thống tại sao chế độ này phải tồn tại”.
Tuy nhiên, những lời chỉ trích của nhà vua và hoàng gia chủ yếu đến từ thế hệ trẻ, một chuyên gia người Thái Lan giấu tên để đảm bảo an toàn, cho biết. Người Thái trên 30 tuổi vẫn kiên quyết trung thành với chế độ quân chủ ngay cả khi trong lòng họ thật ra không phục vị vua hiện tại.
Nhà vua và quân đội
Hoàng gia Thái Lan vẫn giữ im lặng trước những tranh cãi. Nhưng vào ngày 22/3, Puttipong Punnakanta, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội và truyền thông, đã cảnh báo trên Twitter về việc đăng tải các nội dung trực tuyến đe dọa an ninh quốc gia.
Chính phủ – được quân đội hậu thuẫn lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 – đứng về phía nhà vua.
Marshall, chuyên gia nghiên cứu về Thái Lan, không tin rằng sự bất mãn ngày càng tăng với nhà vua có thể dẫn đến biến động lớn, vì sức mạnh của quân đội hậu thuẫn nhà vua là quá lớn.
Nhà vua đã trực tiếp nắm quyền kiểm soát một đơn vị quân đội và cảnh sát tinh nhuệ. Ông cũng kiểm soát toàn bộ tài sản của hoàng gia, trước đây được quản lý bởi Cục Quản lý tài sản Hoàng gia (CPB). Theo ước tính, tổng giá trị số tài sản này trong khoảng 30 – 60 tỷ USD.
Các chuyên gia tin rằng mặc dù nhiều người trẻ tuổi Thái Lan chỉ trích nhà vua, họ chỉ chiếm một phần nhỏ dân số. Chính sách cụ thể và sự suy yếu của chế độ quân chủ chỉ có thể diễn ra sau một thay đổi mang tính thế hệ, DW nhận định.
Những khu nghỉ dưỡng 'ngóng khách' giữa dịch
Dù lệnh phong tỏa dần được nới lỏng, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển tại Italy vẫn hoang mang khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ chính phủ để đón khách du lịch.
Thông thường vào thời điểm này trong năm, thị trấn ven biển Sperlonga, Italy sẽ rất nhộn nhịp, đón những lượt khách đầu tiên của hè, dù thời tiết còn khá lạnh.
Nhưng năm nay, mọi bãi biển hoang vắng.
Dù Italy đang dần mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng để chống dịch Covid-19, chính phủ nước này vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể cho các resort, dịch vụ gần bãi biển để phục vụ khách.
Không chỉ Sperlonga, nhiều khu nghỉ mát bên bờ biển Địa Trung Hải hay ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang vật lộn với tình cảnh tương tự.
Chủ nhiều nhà hàng, khách sạn tại khu du lịch ở Italy chưa dám mở cửa đón khách.
"Chúng tôi hy vọng được biết càng sớm càng tốt những hướng dẫn làm việc và khi nào có thể bắt đầu. Nếu không, chúng tôi chết mất", Lucio Daniele Faiola, sở hữu một khu nghỉ dưỡng ở Sperlonga, nói với AP.
Dù thiếu thông tin, Lucio đã tiến hành một số công việc để bảo vệ tài sản của mình, bắt đầu với việc sơn lại hàng rào màu trắng. Một nhân viên khu nghỉ mát khác lái chiếc máy làm sạch bãi biển, san bằng cát.
Leone La Rocca, chủ tịch hiệp hội du lịch địa phương, cho biết Sperlonga có hơn 10.000 bãi biển luôn đông đúc khách vào mùa hè; 30% lượng khách đến từ Nga, Đức, Áo và Na Uy.
Mọi năm, nhiều nhà hàng ở đây thường vẫn mở cửa khi hết mùa du lịch nhưng giờ đều phải đóng cửa từ đầu tháng 3, khi cả nước thực hiện phong tỏa.
Hiện trong khi các chủ nhà hàng, khách sạn đợi thông báo hướng dẫn mới từ chính phủ, những quán ăn nhỏ trong các con ngõ cũng đìu hiu, vắng vẻ, mông lung về tương lai.
Những bãi biển vắng khách mùa dịch ở Italy.
Tính đến ngày 5/5, Italy có 211.938 ca nhiễm virus, với 29.079 người đã tử vong.
Đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona ở châu Âu đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc diễn ra lâu nhất trên toàn thế giới, khi người dân sẽ được phép tự do đi dạo và thăm người thân từ ngày 4/5, các nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại để kinh doanh thức ăn mang về, theo AFP.
Tuy nhiên, theo cố vấn Walter Ricciardi của Bộ Y tế, Italy sẽ tiếp tục bị phong tỏa nếu số ca nhiễm hay ca tử vong tăng cao trở lại. Ông cẩn trọng: "Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầy rủi ro. Italy phải mất khoảng 2 tuần để nhận định tình hình".
Ngại Covid-19, 'thiên đường nghỉ dưỡng' Hawaii trả tiền cho du khách quay về Cơ quan Du lịch Hawaii, đơn vị thường phụ trách việc chào đón các du khách đến 'thiên đường nghỉ dưỡng' của nước Mỹ này giờ đây đang tạm thời chuyển sang công tác giúp đỡ du khách rời đi. Cơ quan này đã dành riêng 25.000USD (khoảng 588 triệu đồng) trong ngân sách cho các chi phí 'tiễn khách' du lịch, nếu...