Vua Thái Lan chủ trì lễ khánh thành nhà ga
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida dự lễ khánh thành một ga tàu điện ngầm giữa lúc hàng nghìn người biểu tình vẫn tụ tập.
Lễ khánh thành ga tàu điện ngầm Lak Song được tổ chức hôm nay ở ngoại ô phía tây thủ đô Bangkok dưới sự chủ trì của Quốc vương Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida. Sự kiện nằm trong lịch trình bận rộn những tuần gần đây của họ, khiến tần suất xuất hiện trước công chúng tăng lên.
Hàng nghìn người, hầu hết mặc áo vàng, đã tập trung gần ga tàu và chờ đợi nhiều giờ để chào đón Quốc vương và Hoàng hậu. Nhiều người giơ cao ảnh chân dung của họ, vẫy quốc kỳ Thái Lan và những lá cờ màu vàng đại diện cho Quốc vương.
Quốc vương Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida tại lễ khánh thành ga tàu ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan, hôm nay. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Quốc vương và Hoàng hậu tới ga Sanam Chai vào khoảng 17h. Họ mỉm cười và vẫy tay chào đám đông đang xếp hàng dọc tuyến đường từ Bảo tàng Siam đến ga tàu.
Đám đông hô lớn “Quốc vương Vạn tuế” khi hai người đi qua. Sau lễ khánh thành, Quốc vương và Hoàng hậu đi tàu từ ga Sanam Chai đến Lak Song trên hành trình dài 12 phút.
Đối lập với đám đông ủng hộ hoàng gia, hàng nghìn người biểu tình chống chính quyền tập trung ở Đài Tưởng niệm Dân chủ cách đó khoảng hai km. Khi đoàn xe của Quốc vương Vajiralongkorn đi qua, họ quay lưng lại, hát quốc ca và giơ cao ba ngón tay nhằm thể hiện sự phản đối.
Phong trào biểu tình ở Thái Lan bắt đầu từ hồi tháng 7 với nhiều yêu sách như sửa đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ, đề nghị được cho là táo bạo tại đất nước có truyền thống tôn kính hoàng gia. Những người biểu tình khẳng định họ không chống lại hoàng gia, trong khi nhiều người ủng hộ hoàng gia cũng xuống đường để thể hiện quan điểm.
“Một số người muốn chống lại Quốc vương, còn chúng tôi phải có mặt để ủng hộ ngài và chứng minh rằng tất cả người Thái đều yêu mến ngài”, Donnapha Kladbupha, 48 tuổi, cho hay.
Đức nói không có bằng chứng Vua Thái phạm luật
Đức nói không có bằng chứng cho thấy Vua Vajiralongkorn vi phạm luật khi sống tại đây, hồi đáp yêu cầu của người biểu tình Thái về việc này.
Quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn trong vài năm qua đã dành phần lớn thời gian tại Đức. Tới tháng 10 vừa qua, hàng nghìn người biểu tình Thái Lan, những người yêu cầu chế độ quân chủ "minh bạch" hơn, đã gửi thư lên Đại sứ quán Đức ở Bangkok, yêu cầu giới chức điều tra về việc liệu Vua Vajiralongkorn có vi phạm luật pháp Đức khi vẫn thực thi quyền lực hoàng gia trong thời gian ở nước này hay không.
Bộ Ngoại giao Đức hôm 12/11 ra tuyên bố cho biết chính phủ nước này "chưa có bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào" cho thấy Quốc vương Thái Lan đã đưa ra những quyết định vi phạm pháp luật như vậy trong thời gian ở Đức.
Bộ này cho biết thêm họ cũng hy vọng Vua Vajiralongkorn không thực hiện các quyết định "trái với hệ thống luật pháp Đức, luật pháp quốc tế hoặc nhân quyền" khi ở nước này.
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn vẫy chào người dân ở Bangkok hôm 23/10. Ảnh: AFP.
Phong trào biểu tình ở Thái Lan bùng phát gần 4 tháng qua, trong đó yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức với cáo buộc ông thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền, điều Thủ tướng bác bỏ. Người biểu tình cũng kêu gọi sửa đổi hiến pháp, giảm quyền lực của hoàng gia.
Sự vắng mặt của Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, dường như càng "đổ thêm dầu vào lửa". Loạt tin tức tiêu cực về ông đã xuất hiện trên báo chí Đức trong khi Ngoại trưởng Heiko Maas nói nước này theo dõi động thái của Vua Vajiralongkorn, cảnh báo sẽ có hậu quả nếu phát hiện "hành động bất hợp pháp".
Vua Vajiralongkorn gần đây cho biết Thái Lan là "vùng đất của sự hòa giải", thêm rằng ông yêu tất cả người dân "như nhau". Hiện chính phủ Thái vẫn chưa thể dập tắt các cuộc biểu tình, trong khi đám đông cũng từ chối "chìa cành ô liu" và tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào đến khi mọi yêu cầu được đáp ứng.
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi nhà vua đối thoại Người biểu tình Thái Lan hôm nay tiếp tục đổ xuống đường tuần hành, kêu gọi Quốc vương Maha Vajiralongkorn ra mặt đối thoại. "Chúng tôi hy vọng ngài sẽ thay đổi hành vi một lần và mãi mãi, trở thành nhà vua của tất cả người dân", lãnh đạo biểu tình Arnon Nampa viết trong bức thư gửi tới Quốc vương đăng...