Vừa sinh đứa cháu đích tôn, bà nội bĩu môi “chả giống nhà mình”, tôi đáp một lời khiến bà im phăng phắc
Chẳng biết bà vô tư hay có ý gì nhưng đó là câu nói quả thực không nên thốt ra trong thời điểm như vậy.
Nhà tôi và nhà chồng ở gần nhau, chỉ cách có một cây số. Mẹ chồng tôi nổi tiếng ghê gớm đến mức ngày xưa khi tôi quyết định lấy con trai bà, bạn bè tôi còn phải bảo tôi quá dũng cảm khi chấp nhận làm con dâu của mẹ anh.
Những ngày đầu làm dâu, tôi đã từng sốc nặng vì tính cách của mẹ chồng mình. Bà là một người rất nhiều chuyện, hay soi mói người khác. Bà cũng rất đa nghi, hay nghi ngờ người khác làm chuyện xấu trong lưng mình. Thỉnh thoảng, mấy người hàng xóm lại gọi giật tôi lại, bảo rằng hôm qua mẹ chồng sang chơi nói xấu tôi thế này thế khác. Tôi nghe cũng chỉ biết để mà thay đổi cách sống chứ không muốn đôi co, nói đi nói lại làm gì.
Đặc biệt, mẹ tôi là người thích nói gì thì nói đấy, bà nói không kiêng nể bất cứ một ai, cứ nói cho sướng miệng mình, chẳng cần biết điều đó có làm người khác tổn thương hay không? Lời nói của bà có lúc là vô tư, có lúc lại chứa đầy hàm ý sâu xa. Thời gian đầu, tôi rất hay suy nghĩ về những câu nói như dao găm của mẹ chồng. Tuy nhiên, dần dần, đúng là ở với nhau lâu thì sẽ được tôi luyện bản lĩnh, tôi thực hiện chủ trương: “ Ít nghe, ít nói, ít nghĩ” cho đỡ đau đầu. Thôi thì, nhẫn nhịn một chút cho yên cửa yên nhà.
Nhưng mà hình như không nói thì mẹ chồng lại tưởng tôi có tật giật mình.
Mẹ chồng tôi là người thường xuyên nói những lời dễ khiến người khác tổn thương. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi tôi mang thai đứa con đầu lòng, ban đầu bà rất quan tâm, lo lắng cho con dâu. Nhưng khi biết em bé là con gái, bà thay đổi thái độ hoàn toàn, mặc kệ tôi muốn làm gì thì làm, sinh cháu ra bà cũng chẳng thèm chăm sóc, bế ẵm.
Rồi đến khi tôi có bầu bé thứ hai là một bé trai thì bà chăm lo cho tôi như công chúa. Không bắt phải làm việc gì, mua đủ cả thứ đồ ngon, bổ cho tôi ăn. Cũng vui vì bao nhiêu lâu sau khi làm con dâu của mẹ mới được mẹ chăm sóc cho một chút. Thế nhưng, khi tôi vừa sinh con xong, bà nhìn thấy cháu liền bĩu môi: “ Sao nhìn nó chẳng giống nhà mình gì cả, giống hệt nhà ngoại, chán quá“.
Mẹ chồng tôi là người thường xuyên nói những lời dễ khiến người khác tổn thương. (Ảnh minh họa)
Thực sự nghe câu nói của mẹ chồng, tôi bực mình vô cùng. Phụ nữ mang thai rồi sinh con bản tính nóng nảy, nhạy cảm, tôi nói lại luôn: “ Mẹ ơi, nếu mà con quyết định được hình hài của cháu thì con cứ “nặn” cháu giống hệt mẹ thì thôi. Còn chồng con nhìn cái ảnh hồi mới 1, 2 tuổi cũng giống hệt mẹ đấy mà! Em bé là con của vợ chồng con, cháu đích tôn của bố mẹ, mẹ nói thế cháu nó buồn đấy ạ“.
Nghe tôi nói vậy, mẹ chồng ngại ra mặt, không nói thêm câu gì rồi đánh trống lảng quay ra nựng cháu. Tôi thì biết nhìn mẹ chồng mà ngán ngẩm, sinh cháu gái bà không thích, sinh cháu trai cho bà cũng không xong.
Theo afamily.vn
Nhờ tết, con tôi đã 'có lại' nhà nội
Sau 5 năm rời nhà chồng, giờ tôi và gia đình ấy đã có lại được mối quan hệ bình thường, con trai tôi đã 'có lại' nhà nội.
5 năm nuôi con một mình, tôi không ít lần cay đắng khi nghĩ đến việc cha của con mình vô trách nhiệm, nhà nội cũng không đoái hoài đến đứa cháu trai mà họ từng xem là "cục vàng". 5 năm đó, một mình tôi xoay sở với những trận ốm của con. Ông bà nội, sau vài lần thăm hỏi cho qua chuyện, cũng không lần nào tìm thăm cháu nữa.
Mọi việc bắt đầu từ khi tôi kiên quyết ly hôn. Chồng nhỏ hơn tôi 3 tuổi, lại là con trai một nên anh mang tính khí của một chàng trai mới lớn, quen được chiều chuộng nhiều hơn là đàn ông đã có gia đình. Sinh con được 2 tháng, tôi khóc không biết bao nhiêu lần vì chồng vô tâm. Ngay cả khi tôi đau lưng đến không đứng lên được vì sinh mổ, anh cũng mặc con khóc chỉ vì đang dở một ván game. Buổi tối, anh lấy cớ con khóc anh không ngủ được nên lên lầu 3 ngủ, để mặc 2 mẹ con xoay sở. Ban ngày thì sáng ra anh đi làm, chiều về có hôm còn ghé quán nhậu bù khú với bạn bè. Khóc lóc, khuyên chồng cách gì cũng không được, tôi đưa đơn ly hôn ngay khi con vừa tròn một tuổi.
Vì con còn nhỏ nên toà án quyết tôi được quyền nuôi con. Chính vì điều này mà ông bà nội cháu giận dữ, tìm cách thuyết phục tôi đổi ý. Nhưng, sự vô tâm của người chồng ấy đã khiến tôi không còn chút cảm xúc nào. Người đàn ông tôi từng yêu không còn nữa, khi cưới về anh hiện nguyên hình là một đứa trẻ, vô lo. Tôi không còn lý do gì để gắn bó.
"Ba mẹ sẽ không tha thứ nếu con bế cu Kin ra khỏi nhà này"- ba chồng tôi đã hét lên như thế. Bù lại, nếu tôi chấp nhận ở lại, ông bà sẽ ngay lập tức làm di chúc để toàn bộ gia sản lại cho con tôi. Nhưng, tôi đến với cuộc hôn nhân này đâu phải vì gia sản? Và Kin là con tôi, tôi không có lý do gì để không đưa con đi.
Kin là cháu đích tôn nên ông bà cưng như "cục vàng". (Ảnh minh hoạ)
Sự mất mát quá lớn đã khiến ông bà chuyển yêu thương thành ghét bỏ. Nói đúng hơn, ba mẹ chồng ghét tôi, đứa con dâu không nghe lời, nên không có bất kỳ sự hỗ trợ nào, để tôi phải nếm mùi vất vả. Có thể, ông bà bỏ mặc cháu cũng với lý do khác, là biết đâu cuộc sống quá vất vả, tôi sẽ lại bế Kin quay về.
Cứ thế, 5 năm tôi rời nhà chồng, từ việc mặc kệ cho "bõ ghét", sợi dây yêu thương của ông bà dành cho cháu trai lơi dần. Tôi, trong 5 năm đó, vì muốn chứng minh cho ông bà rằng tôi vẫn nuôi dạy con tốt, nên cũng không cố hàn gắn mối quan hệ.
Giờ đây, nhìn con lớn lên mỗi ngày với hàng vạn câu hỏi, tôi bắt đầu thấy mình đã quá ích kỷ. Nhiều lần tôi muốn con trai gặp ông bà nội, chỉ để con cũng có được sự ấm áp của ông bà như bao đứa trẻ khác, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, cũng không đoán được ông bà đã nguôi sự giận dữ của ngày xưa chưa. Gần Tết, thấy chị bạn chuẩn bị quần áo để mùng Một con sang nhà ông bà chúc Tết, tôi thấy mình có lẽ đã đến lúc phải làm gì đó. Tết mà, nếu không vui, có lẽ ông bà cũng sẽ không nặng lời, tôi nghĩ thế.
Mùng Hai, tôi dặn con thật kỹ việc dạ, thưa rồi đưa con về nhà chồng cũ. Ngôi nhà vẫn như thế ngày tôi đi. Mở cửa, má chồng tôi có chút ngỡ ngàng khi thấy người đứng trước mặt là ai, nhưng mắt bà lấp lánh vui khi thấy Kin. Được tôi dặn dò, khi thấy bà, con trai tôi khoanh tay lễ phép: "Con chào nội, con đến chúc Tết nội". Bà ôm cháu vào lòng, hét toáng lên: "Ông ơi, ra xem này".
Kể từ đó, ông bà ôm rịt lấy cháu. Dường như việc tôi chủ động đến tìm đã khiến ông bà cởi được sợi dây vô hình, cả hai người hết đòi tôi chở cháu sang lại muốn đến nhà tôi để chơi với cháu, đồng thời xem cuộc sống của hai mẹ con ra sao.
Hết ngày nghỉ Tết, Kin phải đi học, lúc này ông bà đề nghị sẽ kiêm luôn việc đưa đón cháu đến trường. Hôm bà đến đưa cháu đi học kèm một phần cháo sườn cho cô con dâu cũ, hôm thì đến cùng một hộp thịt kho, bà nhờ người làm kho để mang sang... "5 năm qua hai mẹ con vất vả nhiều rồi, giờ để ba mẹ phụ con một chút", nghe bà nói mà tôi muốn rơi nước mắt. Nỗi ân hận dâng lên. Tôi biết, với ba mẹ chồng cũ cũng vậy, kể từ khi gặp lại cháu trai, ông bà cũng không nguôi nỗi ân hận. Riêng tôi, chỉ cần "lùi" một bước thôi, vậy mà 5 năm qua tôi đã không làm, 5 năm qua tôi đã khiến con mình mất đi ông bà nội.
Chồng tôi vẫn là một cậu bé con to xác, anh quan tâm con theo cách của một kẻ vô tâm, nhưng không sao cả, con trai tôi khi lớn lên sẽ tự có những nhận định cho riêng mình. Điều quan trọng nhất là giờ con trai tôi đã có ông bà nội.
Hoàng Hương
Theo phunuonline.com.vn
"Em họ" nhà chồng về ăn Tết cùng, tôi không thể ngờ sự thật về thân phận của cô ta... Hôm trong năm, tôi có nghe mẹ chồng nói năm nay sẽ có người cháu ở nước ngoài về ăn Tết cùng. Tôi cũng tin là thật, háo hức chuẩn bị mọi thứ cho chu toàn. Nào ngờ... Chưa bao giờ tôi cảm thấy cuộc sống của mình lại cay đắng đến nhường này. Tôi đã bị lừa dối một cách trắng trợn,...