Vừa sinh con, người vợ trẻ mong hiến thận để cứu tính mạng chồng
Vừa sinh con, chị Trình đã phải đối mặt với nỗi lo khi chồng bị chứng suy thận độ 5. Căn bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, để cứu tính mạng của chồng, chị sẵn sàng hiến thận nhưng không lo đâu được kinh phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Bước vào căn buồng chật hẹp rộng khoảng chừng 6 mét vuông, dưới ánh đèn mờ mờ và tiếng quạt phe phẩy khe khẽ, người mẹ trẻ một tay bế đứa con chưa tròn 3 tháng tuổi, một tay dỗ dành đứa con lớn năm nay mới lên 3 đang khóc bắt đền đòi bố. Tiếng thằng bé Hùng cứ liên tục “đi bố cơ, đi bố cơ” rồi nó khóc nức nở khiến cổ họng chị như nghẹn lại. Chị mếu máo: “Anh đi viện gần một tháng rồi em ạ, ngày nào thằng bé cũng khóc đòi bố như thế này. Nhiều đêm đang ngủ, giật mình nó dậy hỏi bố đi đâu sao mãi không về, chị phải bảo bố đi làm lấy tiền mua sữa và quần áo đẹp cho con thì thằng bé mới chịu ngủ yên”.
Một mình vừa chăm bé Lâm (3 tháng tuổi), chị Trình phải dỗ dành bé Hùng (3 tuổi) vì con khóc đòi bố.
Sinh con được 3 tháng, chồng phát hiện bệnh nên chị Trình mong muốn được hiến thận cứu chồng.
Gương mặt ngây thơ, Hùng đang loay hoay vơ chiếc gối, kê chiếc chăn như mẹ hướng dẫn để chuẩn bị bế em. Đôi bàn tay lóng ngóng của em muốn giữ cho chặt cậu bé Lâm nhưng không được nên làm thằng bé khóc thét. Xót con nhưng chị Trình phải vội vã lao ngay ra ngoài bởi có người mách chỗ vay tiền để gửi lên cho chồng. Nhìn dáng người phụ nữ khổ sở vừa tất tả chạy vừa ngoái lại nhìn con khóc, bác Nguyễn Đình Hòa (hàng xóm nhà chị Trình) ái ngại cho biết: “Chú Tuyển phát hiện ra bệnh trước ngày vợ đi đẻ chưa đầy một tuần nhưng vì nhà nghèo không có tiền, chú ấy sợ ảnh hưởng đến vợ con nên cứ lùi gắng mãi không đi viện. Thời gian vừa rồi bệnh nặng quá, chú ấy phải đến viện trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp khiến dân làng ai cũng thương xót”.
Phát hiện bị suy thận độ 5, tính mạng anh Tuyển đang bị đe dọa từng ngày.
Video đang HOT
Nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng và cơ thể suy kiệt, anh Tuyển được các bác sĩ khoa Thận tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai cho biết căn bệnh đã bước vào giai đoạn suy thận độ 5 (giai đoạn cuối và ở mức độ nguy hiểm nhất) nên phải nhanh chóng mổ cầu tay và tiến hành lọc máu. Không có tiền, lại thương vợ vừa sinh con đã phải ngược xuôi lo chạy vạy từng đồng nên anh có ý định xin về nhà. Gương mặt buồn thiu, mệt rệu rã anh tâm sự: “Bác sĩ nói bệnh của anh đã nặng lắm rồi, trước mắt phải lọc máu để giữ được mạng sống còn biện pháp lâu dài hơn là ghép thận. Bản thân anh cũng muốn được sống để về đi làm còn nuôi vợ, nuôi con nhưng khó khăn lắm em ạ. Số tiền quá nhiều nên anh không dám mơ đâu nhưng thật lòng mà nói anh không cam lòng. Hai đứa con của anh còn nhỏ quá, nhất là thằng bé Lâm, gần như anh còn chưa được bế ẵm nó mà giờ đã mang bệnh tật thế này rồi”.
Nói đoạn, anh bật khóc, sự bất lực hiện rõ trên gương mặt người đàn ông đáng lẽ ra là trụ cột trong gia đình giờ lại trở thành gánh nặng. Vướng con nhỏ nên không thể trực tiếp lên bệnh viện chăm chồng được nhưng qua điện thoại anh Tuyển cho biết vợ nhất định đòi hiến một quả thận để anh có cơ hội được sống nhưng không thể lo đâu được kinh phí. Về phương pháp này anh cũng đã được các bác sĩ đề cập đến nhưng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng là một điều không tưởng với gia đình nghèo của anh.
Mẹ phải lo đi vay tiền để gửi lên bệnh viện cho bố nên cậu bé Hùng thường xuyên ở nhà trông em.
Không có tiền gửi lên cho chồng chữa bệnh, hôm nay may mắn chị vay thêm được gần 1 triệu của người hàng xóm vừa bán đàn lợn nên cũng có phần hồ hởi lắm. Chị bảo anh đang bệnh phải chữa trị ở viện tốn kém đủ các thứ tiền, ngày thường ở nhà nấu nồi cơm lên không có gì ăn thì hái mớ rau, mớ cỏ trồng được và luộc quả trứng gà nhà đẻ là xong bữa. Nhưng ở viện dù có tằng tiện hết mức mỗi suất cơm cũng phải từ 10 đến 15 nghìn đồng nên gần 1 triệu này chị phải gửi lên luôn để anh còn có tiền ăn uống.
Thương vợ, thương con và không muốn làm gánh nặng nên anh Tuyển muốn xin bệnh viện về nhà.
Bản thân chị Trình vừa sinh con, nhưng bữa cơm đạm bạc của chị và bé Hùng chỉ vỏn vẹn đĩa rau luộc và mấy con cá lẹp vì trứng gà chị còn phải góp lại để mang bán lấy tiền gửi cho anh. Nghe mẹ nói chuyện sẽ gửi trứng cho bố, bé Hùng dù thèm lắm cũng không dám đòi ăn, em còn ngô nghê cho biết: “Mẹ gửi trứng cho bố ăn xong rồi bố lại gửi sữa cho Hùng”. Nghe con nói chị Trình cố gượng cười nhưng ngay lập tức bặm chặt môi quay mặt đi để không bật khóc trước mặt con. Sự sợ hãi một mai chồng không còn nữa khiến chị hốt hoảng gấp gáp hỏi tôi : “Em ơi, chị cho anh thận rồi nhưng làm thế nào để có tiền chi phí bây giờ? Anh ấy bệnh nặng lắm rồi mà mẹ con chị chỉ biết ngồi đây khóc, không làm được gì cả…”.
Nỗi sợ hãi một mai chồng không còn nữa khiến chị bần thần không suy nghĩ được gì nữa.
Ngày nào đi học về cậu bé Hùng cũng đứng ở ngõ chờ bố về.
Câu hỏi của chị khiến cổ họng tôi nghẹn đắng không biết trả lời sao nữa. Quay sang nhìn Hùng, cậu bé hồn nhiên vẫn đang ăn dở bát cơm cho dù chỉ với mấy cọng rau nát. Còn với Lâm, em còn bé bỏng quá để biết được bố đang đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết mong manh trong sự bất lực của mẹ vì gia cảnh quá nghèo.
Theo DT
Luật hóa để tránh việc kẻ xấu lợi dụng gây mất ANTT
Sáng 21-5, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ). Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Cần chú trọng an toàn hàng hải
Nhiều ĐBQH đề nghị nên đưa vào luật GTĐTNĐ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên sông nước. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) cho rằng, sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn tiềm ẩn tai nạn, do vậy, dự thảo luật nên có quy định rõ hơn trong việc cứu hộ, cứu nạn cũng như số lượng người tối đa trên các tàu, thuyền để hạn chế xảy ra chìm tàu, phà, gây nguy hiểm cho tính mạng người dân. Bên cạnh đó, quy định mặc áo phao khi đi đò ngang chưa có tính khả thi. Bởi, thực tế cho thấy nhiều người vô ý thức, thậm chí học sinh không chấp hành quy định này.
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến cứu hộ, cứu nạn, đăng ký, đăng kiểm, một số ĐBQH nhận xét, việc phân cấp quản lý kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ còn chồng chéo, gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý hành vi vi phạm trật tự an toàn GTĐTNĐ, do đó cần phân cấp cho các địa phương trong việc quản lý cảng, bến thủy nội địa, tách bạch hơn trong quản lý hàng hải và GTĐTNĐ.
Chốt lại thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh lý các vấn đề đã được ĐBQH nêu. Cụ thể, quy định đăng ký bến bãi không được có thêm thủ tục rườm rà. Cùng với đó, cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức để có giải pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Tranh luận về Luật Biểu tình
Chiều 21-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau là có nên sớm ban hành Luật Biểu tình hay không. ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, Luật Biểu tình cần sớm được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để Quốc hội xem xét ban hành. Ông Đinh Xuân Thảo nói: "Chính phủ đã thống nhất đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Biểu tình. Cá nhân tôi thấy nên sớm có luật này. Với tình hình hiện nay, nếu không có luật, lực lượng công an sẽ rất vất vả. Tôi thấy một số dự luật trong chương trình chưa thực sự cấp bách có thể lùi lại để ưu tiên xem xét Luật Biểu tình trước".
ĐB Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) hoàn toàn đồng tình: "Nên có Luật Biểu tình với những quy định cụ thể. Khi có hành lang pháp lý rõ ràng, sẽ không thể xảy ra những cuộc biểu tình trái pháp luật". ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An) cũng nhất trí: "Cần có Luật Biểu tình để tránh việc kẻ xấu lợi dụng gây hậu quả xấu như vừa xảy ra. Tôi đề nghị xem xét Luật Biểu tình càng sớm càng tốt để quản lý được trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để người dân thể hiện được quan điểm của mình".
Trong khi đó, ĐB Lê Hiền Vân (Hà Nội) cho rằng, xem xét Luật Biểu tình lúc này là chưa hợp. "Quốc hội bỏ dự luật này ra tôi đồng tình rất cao. Ý kiến đề xuất của một số đại biểu tôi cũng không đồng tình vì Luật Biểu tình ở nước ta hiện nay chưa cần thiết" - ông Lê Hiền Vân nói. ĐB Nguyễn Văn Thanh (Hà Nội) cũng không đồng tình: "Luật Biểu tình trong tình hình hiện nay không nên đưa ra. Biểu tình quy định trên giấy nhưng thực tế diễn ra thế nào ai kiểm soát được...".
Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son: "Chúng ta không ngăn cản lòng yêu nước của nhân dân, nhưng khi có tuần hành, biểu tình phải thực hiện theo đúng pháp luật. Còn khi chưa có Luật Biểu tình, chúng ta thực hiện theo Nghị định 38/NĐ-CP".
Theo ANTD
Quy định cứu nạn giao thông đường thủy còn quá cứng nhắc Sáng 21-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Sáng nay 21-5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp...