Vừa sảy thai được 2 ngày song cô vợ vẫn kiên quyết ly hôn, nguyên nhân đến từ sự việc lúc 12h đêm và một cốc nước nóng
Phụ nữ vừa sảy thai cũng cần kiêng cữ nhất định nên Loan tìm phích để lấy nước sôi. Rót được cốc nước sôi xong, Loan bưng cốc định trở lại phòng ngủ, vừa quay người thì va phải em dâu trùng hợp đi tới.
Đàn ông là phái mạnh, vừa có sự mạnh mẽ về thể chất vừa có sự cứng rắn và bản lĩnh về tinh thần. Khi trở thành một người chồng, điều anh ấy cần phải làm thật tốt chính là bảo vệ được vợ con. Để cô ấy không phải chịu những ấm ức, tổn thương chẳng đáng có. Nhất là trong thời điểm người vợ lâm vào khó khăn, bệnh tật, rất cần sự chở che của người chồng.
Loan (29 tuổi, TP.HCM) chia sẻ cô vừa trải qua 2 biến cố lớn trong cuộc đời. Cô mất đi đứa con đã mong ngóng bao lâu và cô ly hôn chồng, kết thúc cuộc hôn nhân mới đi được vỏn vẹn một năm rưỡi.
“Kết hôn hơn một năm tôi mới mang thai dù vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Có lẽ do cơ địa của tôi khó thụ thai như vậy. Thế nhưng đứa con mà tôi mong chờ và yêu thương, cuối cùng tôi cũng không giữ được. Tôi bị sảy thai khi đang mang bầu tuần thứ 10. Đau đớn vô cùng…”, Loan chia sẻ.
Ảnh minh họa
Đêm thứ hai sau ngày bị sảy thai, Loan tỉnh giấc lúc 12h đêm và chợt thấy khát nước. Loan nhờ Đại – chồng cô ngủ say bên cạnh dậy lấy nước giúp mình nhưng anh ngái ngủ từ chối. Loan đành tự mình dậy rót nước. Phụ nữ vừa sảy thai cũng cần kiêng cữ nhất định nên Loan tìm phích để lấy nước sôi. Rót được cốc nước sôi xong, Loan bưng cốc định trở lại phòng ngủ, vừa quay người thì va phải em dâu trùng hợp đi tới.
Cốc nước sôi đổ tung tóe, bắn vào em dâu Loan vài giọt còn lại cánh tay và một bên mạng sườn Loan hứng trọn. Nhưng người sợ hãi kêu lên không phải là cô mà lại chính là em dâu. Tiếng hét của em dâu Loan khiến mẹ chồng, em trai chồng và Đại lập tức xuất hiện. Biết rõ sự việc, mẹ chồng Loan chỉ mặt cô mà mắng.
Video đang HOT
Bà trách cô làm việc không cẩn thận, đi đứng không nhìn trước nhìn sau, để đến nỗi bắn nước sôi vào người em dâu. Quan trọng là cú va chạm kia, trong khi em dâu đang mang thai tháng thứ 8, bụng đã rất nặng nề. Bà sợ em dâu bị ngã sẽ nguy hiểm đến đứa con trong bụng. Quá đáng hơn là mẹ chồng Loan đem chuyện cô khó sinh đẻ ra so sánh với con dâu út, cho rằng cô vô dụng, không làm được gì ra hồn.
“Rõ ràng mẹ chồng tôi lúc ấy rất tức giận, vì quá lo cho cháu nội nên bà mới dùng những từ ngữ nặng nề như vậy với tôi. Thực ra tôi biết mẹ chồng vốn bất mãn với tôi từ trước. Đợi mãi tôi không mang thai, còn em dâu vừa cưới được 1 tháng đã cấn bầu. So sánh hai người lúc ấy, một bên sắp sinh cháu cho bà, một bên kém cỏi đến cái thai cũng chẳng giữ được. Như thế đủ biết ai có giá trị hơn, bà đứng về phía em dâu cũng là điều dễ hiểu, cho dù người bị bỏng nặng hơn lúc ấy là tôi”, Loan nhớ lại sự việc.
Loan tâm sự cô không quá để ý đến thái độ của mẹ chồng. Điều khiến cô cay đắng và đau xót hơn cả là lúc ấy Đại đứng bên cạnh nhưng anh chẳng hề bênh vực vợ nửa lời, cũng không sốt sắng hỏi thăm cô thương tích ra sao. Mãi đến khi mẹ chồng Loan trút xong cơn giận, vợ chồng cô trở về phòng riêng thì Đại mới hỏi đến vết thương của vợ. Thấy không quá nghiêm trọng, anh liền giục Loan đi ngủ.
Đêm ấy Loan không tài nào ngủ được. Vết bỏng rát trên da thịt qua vài ngày có thể dịu bớt. Nhưng nỗi đau trong trái tim cô thì chẳng biết phải trải qua bao nhiêu ngày tháng mới có thể nhẹ nhõm, nguôi ngoai.
Em trai Đại làm đám cưới sau vợ chồng cô không lâu, khi ấy Loan bàn với chồng chuyện ra ngoài ở riêng nhưng anh không chịu. Dù anh biết thừa mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu nhà Loan không êm đẹp vì Loan chậm mang bầu. Khi em dâu về, mẹ chồng cưng em dâu như trứng mỏng, coi Loan chẳng khác gì người giúp việc trong nhà. Đại chứng kiến tất cả nhưng vẫn tiếp tục từ chối ra ở riêng khi một lần nữa Loan đề cập.
Trong cuộc sống hàng ngày, Đại cũng thờ ơ với những ấm ức, tủi thân và cả bao giọt nước mắt của vợ khi bị mẹ chồng đối xử quá đáng, bất công. Nếu Loan than phiền thì Đại luôn tua đi tua lại một câu nói cũ rích: “Em chịu khó nhịn mẹ một chút, mẹ già rồi”. Thêm chuyện đêm ấy, trong khi Loan vừa bị sảy thai, cả cơ thể và tinh thần đều yếu ớt nhưng cô phải chịu sự công kích nhẫn tâm từ mẹ chồng và thái độ vô tâm từ người đầu gối tay ấp.
“Thất vọng tột độ về thái độ của chồng đêm ấy, cùng với những tổn thương lúc trước dồn lại, nhìn cuộc hôn nhân của mình mà tôi chỉ thấy bế tắc không có lối thoát. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi đã quyết định viết đơn ly hôn”, Loan nói.
Nhìn lá đơn ly hôn vợ đưa, Đại thậm chí còn trách móc Loan đòi hỏi chồng vô lý, không biết nhường nhịn và bao dung cho người nhà là mẹ chồng và em dâu. Đến đây thì Loan biết quyết định của mình là hoàn toàn chính xác.
Thiết nghĩ phụ nữ sinh ra đã thiệt thòi về nhiều phương diện, khi đi lấy chồng lại phải về một ngôi nhà xa lạ, sống với những người chẳng có máu mủ ruột thịt. Do đó họ cần sự bảo vệ, che chở, thấu hiểu và yêu thương từ người chồng hơn bao giờ hết. Nếu người đàn ông không thể làm được điều đó cho vợ thì người vợ có rời đi cũng là điều nên làm. Sống cả cuộc đời dài đằng đẵng bên cạnh người chồng như vậy, tất cả sẽ chỉ là nỗi tủi thân và những giọt nước mắt mà thôi.
Cổ nhân dạy: Đối diện với kẻ tiểu nhân bắt buộc phải làm tốt 1 việc
ặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi là trí tuệ.
Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn
Chuyện xưa kể lại, một lần khi Khổng Tử đang nghỉ trưa, thì nghe thấy tiếng cãi nhau om sòm bên ngoài.
Tử Cống, học trò của Khổng Tử, khi đó đang tranh cãi với một người về vấn đề là một năm có 3 hay 4 mùa. Hai không ai chịu nhường ai, tranh cãi tới cùng, đến mức tía tai đỏ mặt.
Tử Cống cho rằng một năm có 4 mùa, nói người còn lại ngang ngược. Người còn lại lại kiên quyết rằng một năm chỉ có 3 mùa, nói Tử Cống ăn nói linh tinh.
Không Tử nghe xong, đi từ phòng nghỉ ra, Tử Cống bức xúc muốn nhờ thầy nói lý hộ mình. Vậy nhưng, Không Tử bất ngờ phán: "1 năm chỉ có 3 mùa."
Người kia nghe xong vui vẻ hành lễ với Khổng Tử rồi cười đắc ý ra về. Tử Cống tủi thân, rõ ràng là hắn ta sai nhưng sao sư phụ lại đứng về phía hắn.
Khổng Tử đáp: "Châu chấu nơi đồng ruộng sinh ra vào mùa xuân, chết vào mùa thu thì làm sao thấy được mùa đông. Tranh cãi với người vô năng, há chẳng phải cực kỳ vô ích sao?
Tranh cãi với những người như vậy là ngốc, sai không ở đối phương, mà là do bạn hồ đồ. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi là trí tuệ.
3 điều quan trong nữa cần nhớ khi đối diện với kẻ tiểu nhân:
1. Không nhân nghĩa với kẻ tiểu nhân: với người quân tử, ta đối đãi theo cách dành cho người quân tử, với kẻ tiểu nhân, ta đối đãi theo cách dành cho kẻ tiểu nhân, miễn sao trong lòng không hối hận là được.
2. Không nhu mì mềm yếu trước kẻ tiểu nhân: với kẻ tiểu nhân, chúng ta không nên tỏ ra sợ hãi mà cần cứng rắn, mạnh mẽ, để họ biết bạn không phải là người dễ bắt nạt.
3. Giữ khoảng cách, giữ mình trước kẻ tiểu nhân: Đừng dễ dàng bộc lộ quan điểm của bản thân, cũng không nên để họ biết mọi điều về mình, không nhận xét ai xung quanh trước mặt họ. Bởi lẽ những lời nói vô tư của bạn rất có thể sẽ bị kẻ tiểu nhân sử dụng để chống lại bạn.
Về quê biếu tiền mẹ chồng, nào ngờ tôi bị bà đưa một quyển vở ô ly chi chít chữ kèm đề nghị gây sốc Sự tính toán và tỉ mỉ của mẹ chồng khiến tôi không khỏi ngạc nhiên xen lẫn khó chịu. Con dâu dù có thân thiết với nhà chồng đến nhường nào thì cũng vẫn chỉ là người dưng nước lã. Đâu đó còn xuất hiện sự tỵ nạnh, dè chừng và tính toán. Quả thực những điều này nghe phũ phàng, đau đớn...