“Vua săn rắn độc” đất Hà thành
Không kinh doanh rắn, nhưng trong nhà lúc nào cũng có tới vài chục con “phì” (rắn hổ mang). Thậm chí, giới đi săn còn tôn ông là “vua,” bởi cái tài săn rắn độc đã thuộc vào hàng lão luyện ở đất Hà thành.
Gần nửa thế kỷ qua, chỉ với bàn tay thô ráp, gầy guộc bằng da bằng thịt ấy, nhưng biết bao con “phì” ma mãnh, hung hãn đã bị săn hạ, giúp ông có những món rắn ngon đãi khách mỗi dịp Tết đến xuân về.
Quá nửa đời săn rắn
Lân la tại quán nước ở đầu làng Lệ Mật (Long Biên-Hà Nội,) tình cờ bà lão chủ quán đồ rằng ở vùng này có hàng trăm người thợ săn, nhưng chỉ có duy nhất một ông “vua” rắn độc. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm về ngôi nhà cấp bốn nằm sâu trong một con hẻm nhỏ, nơi dòng người đang chen nhau vào mua rắn độc về chế biến, xum vầy bên bữa cơm tất niên…
Mới 51 tuổi, nhưng Nguyễn Quang Triết đã có tới 40 năm thâm niêm làm nghề săn rắn. Cũng nhờ cái nghề săn “tử thần” ấy mà nhiều người biết đến ông như một “kỳ nhân.” Bên chén trà xanh nghi ngút khói, ông Triết hồ hởi bảo: “Nhờ mấy con &’phì’ mà gia đình tôi đông vui hẳn. Khách tới đây đa phần là người ở các nhà hàng, họ đến mua rắn về chế biến ẩm thực, cũng có người mua về ngâm rượu, làm thuốc…”
“Vua săn rắn độc” Nguyễn Quang Triết: “Tôi còn thích khuất phục mãnh xà”.
Video đang HOT
Ông Triết sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, bố và mẹ đều là những người có tiếng săn bắt rắn ở làng Lệ Mật. Cũng chính nhờ cái nghề đi săn “tử thần” ấy nên ngay từ thuở còn bé, ông đã được thưởng thức những món rắn ngon.
“Từ cách săn rắn của cha, đến kỹ năng săn rắn mềm mại của mẹ, rồi tôi “say” nghề lúc nào chẳng biết. Thật sự mà nói thì lúc đầu mới đi săn cũng sợ lắm, nhưng dần thành quen. Giờ cứ gặp rắn là mừng, không kể rắn lành hay rắn độc,” ông Triết bộc bạch.
Thông thường mỗi chuyến đi săn của “vua săn rắn độc” kéo dài 1-2 tháng, có khi 3-4 tháng cũng chẳng lạ. Và sau mỗi chuyến đi săn như vậy, ông lại mang cả bao tải rắn lên tới hàng trăm con về nhập cho các nhà hàng…
Minh chứng cho lời nói, “vua săn rắn độc” dẫn chúng tôi vào thăm gian nhà ông dành riêng cho loài “tử thần.” Vừa trò chuyện, ông vừa thò tay vào chuồng, lôi ra con hổ mang hung hãn chừng 3-4kg, khoe: “Con này tôi mới bắt cách đây nửa tháng ở vùng núi Bảo Yên (Lào Cai). Trong này còn có hơn 20 con như thế đang… đợi Tết.”
Khuất phục mãnh xà
Đang “say” câu chuyện với người khách lạ thì bỗng nhiên một con “phì” chui ra khỏi chuồng, phi thẳng về phía ngọn cây na trong vườn tìm lối thoát. Con “phì” mánh khóe, nhưng ông Triết cũng nhanh trí không kém. Chỉ với thanh thép nhỏ, ông nhẹ nhàng chế ngự đối thủ rồi cầm gọn đuôi con phì bỏ vào chuồng chỉ trong tích tắc.
Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, ông cười khì bảo: “Có gì đâu, &’làm lâu rồi cũng lên lão nghề’ thôi. Với tôi, bắt rắn cũng đơn giản như cầm củ khoai, củ sắn vậy.” Nói đơn giản là thế, nhưng ông cũng phải thừa nhận loài phì mà mình đang sở hữu, chúng rất hung dữ, nếu chủ quan sẽ bị cắn ngay. Thế nhưng, với bản lĩnh “nhà nghề,” 40 năm bắt rắn ông chưa từng bị “mổ” lần nào.
‘Vua săn rắn độc’ đất Hà Thành
Theo kinh nghiệm của ông Triết, để bắt được rắn độc, người thợ cần phải nhẹ nhàng và thận trọng. Càng nhẹ nhàng thì rắn càng mềm và không giật mình, hay kịp phản pháo lại bàn tay của người đi săn. Ngắt lời, ông Triết đóng cánh cửa chuồng rắn rồi dẫn khách vào nhà. Trong căn phòng thơm mùi men rượu rắn, ông Triết lần lượt mang ra hai bình rượu khổng lồ, bên trong có hai con “phì,” mỗi con nặng tới 6kg đang ngẩng đầu trên mặt nước.
Giới thiệu về món “hàng độc,” ông Triết bảo: “Hai con &’phì’ này tôi bắt từ Lạng Sơn và ngâm được gần hai năm rồi. Vì nó to, đẹp nên nhiều người hỏi mua với giá hàng chục triệu đồng nhưng tôi không bán”.
Trong hàng ngàn chuyến đi săn “tử thần,” ông Triết bảo rằng kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần phát hiện và bắt được cặp rắn hổ mang đang nằm tắm nắng tại một hang đá ở vùng núi Bảo Yên, Lào Cai. Đây cũng là lần ông cực khổ nhất vì nóng vội trước con mồi. “Như gặp được vàng chú ạ. Thấy hai con &’phì,’ tôi liền xông tới… tiếc rằng, chưa kịp thả câu thì chúng trườn vào hang đá mất,” ông Triết tần ngần nói.
Sau gần một tháng theo dõi và khoét hang cuối cùng ông cũng bắt được hai con “phì” nặng tới 17kg mang về đổi lấy chiếc xe máy mới…
Cũng theo “vua săn rắn độc,” đồ nghề của ông chỉ “nhõn” cái que thép dài độ chừng 1m, chiếc thuổng cùng giỏ tre để đựng. Việc bắt được “mãnh xà” hay không phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm. Theo ông Triết nhẩm tính, số lượng rắn bắt được có lẽ cũng cả ngàn con…
Rồi ông bảo, nghề này cực lắm, việc &’một bữa chài, vài chục bữa chơi’ cũng chẳng hiếm. Thế nhưng, tháng nào ông Triết cũng lên đường bởi rất “say nghề” và ông nguyện gắn bó đến cuối cuộc đời./.
Theo 24h
"Vương quốc rắn" của đệ nhất phương Nam
Đại tá Trần Văn Dược (Tư Dược) là "đệ nhất phương Nam" chuyên chữa cho người bị rắn độc cắn đồng thời sáng lập Trại nuôi rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Sau khi thầy rắn mất, những thầy thuốc quân y kế tục sự nghiệp của ông, nuôi các loài rắn độc để nghiên cứu, sản xuất huyết thanh, giành lấy sinh mạng con người từ tay tử thần.
Người dân vùng Đồng Tháp Mười đến giờ vẫn còn kể nhau nghe về tài nghệ chữa rắn độc cắn của thầy rắn Tư Dược. Họ kể li kỳ về cái chết của ông, rằng ông Dược (sinh năm Kỷ Tị 1929, mất năm Kỷ Tị 1989) chết lúc tập thể dục buổi sáng, giữa lúc tập huấn cho bộ đội chữa trị rắn cắn.
Vì trước đó ông bắt một con rắn hổ chúa trong vùng Đồng Tháp Mười nên con rắn còn lại theo đến tận trại rắn Đồng Tâm để "trả thù". Rồi cũng có chuyện kể, hồi kháng chiến ở vùng sâu, có một cô gái rất xinh đẹp chừng 16 tuổi bị rắn độc cắn chết tại góc vườn.
Sau khi bắt mạch, xem vết thương của cô gái (được người nhà khiêng đến trước cửa), thầy lang phán một câu xanh rờn: "Mang về lo chôn cất đi, bị rắn hổ chúa cắn, không cứu được". Trong lúc gia đình cô gái đang khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị đem chôn thì y sĩ quân y Tư Dược đi ngang qua, dừng lại thăm hỏi.
Nghe xong chuyện, anh xin gia đình khoan hãy chôn, để anh chạy về đơn vị tìm lá rừng và thuốc cầm máu. Anh biết cô gái chỉ chết lâm sàng, loại độc của rắn không quá kịch độc. Quả nhiên, chưa đầy nửa giờ sau, sau khi Tư Dược giã thuốc rừng cho uống, cô gái đã được cứu sống.
Sau này, cô gái trẻ đẹp nhất mực đòi lấy anh quân y Tư Dược làm chồng, nhưng anh cương quyết từ chối vì đã có vợ con trước ngày đi tập kết, khi quay về công tác chiến đấu trong vùng Đồng Tháp Mười vẫn chưa liên lạc vợ con.
Anh Trần Thiện Tín, con trai trưởng của Đại tá Trần Văn Dược, cán bộ Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang, cho biết, trước đây, anh có nghe bạn bè của cha mình kể sơ sơ về chuyện đó, nhưng khi hỏi thì ba chỉ cười nói: "Người ta bịa ra đó mà. Cứu người bị rắn cắn thì có thật, biết bao nhiêu người làm sao nhớ".
Sau này, khi trại nuôi rắn và nghiên cứu dược liệu Đồng Tâm được thành lập, người dân trong vùng khi bị rắn độc cắn, chỉ cần đưa đến Đồng Tâm gặp thầy Tư Dược thì coi như cầm chắc được cứu sống. Cả khi ông mất, 100% các ca bị rắn độc cắn trước 12 giờ hoặc muộn nhất 48 giờ nếu kịp đến Đồng Tâm, các y bác sĩ quân y đều cứu được.
Binh nghiệp
Năm 1954, Trần Văn Dược cùng đồng đội lên đường tập kết ra Bắc. Vợ ông, bà Phạm Thị Tranh (sinh năm 1932), khóc tiễn chồng đi. Lúc đó, bà đang mang thai anh Tín.
Ra đến Hải Phòng không lâu, ông được tổ chức phân công vượt đường Trường Sơn về Nam chiến đấu. Ông được phân công về công tác tại Huyện ủy Cái Bè. Theo anh Tín, nghề chữa rắn cắn có từ thời ông nội của anh từ miền Trung vào lập nghiệp mang theo sau đó truyền lại cha anh.
Anh kể, mẹ sinh sớm 2 tháng, cứ tưởng phải bỏ vì nhỏ quá. Nhờ ăn cháo cóc của mấy anh bộ đội mà anh lớn lên từng ngày. Khi vào bộ đội chiến đấu, hễ gặp ai từ Bắc vào, anh đều hỏi thăm về người cha có biệt tài bắt rắn, trị rắn cắn... nhưng không ai biết.
Cho đến ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, bất ngờ có anh bộ đội khoác ba lô, mang súng AK hăm hở sải bước tìm về căn nhà cũ ngày xưa anh sinh ra và lớn lên.
Sau đúng 21 năm biền biệt, những tưởng bao nhiêu niềm vui, sung sướng sẽ vỡ òa... Ai ngờ, đúng vào lúc này, người cha già mòn mỏi chờ tin Tư Dược đang hấp hối trên giường. Cha con chỉ kịp nhận ra nhau, rồi cha Tư Dược trút hơi thở sau cùng.
Lúc về Mỹ Tho tiếp quản, ông Tư Dược hỏi thăm biết con trai Trần Thiện Tín là chiến sĩ trinh sát thuộc Quân khu 8, đang truy kích tàn binh địch ở Vĩnh Long.
Cứu người
Trại rắn Đồng Tâm ngày nay trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Tiền Giang. Với diện tích 12 ha, trại rắn có bảo tàng rắn với hơn 40 tiêu bản được xác lập kỷ lục Việt Nam, cùng hệ thống ao chuồng rộng lớn nuôi các loại rắn dùng để nghiên cứu và lấy huyết thanh.
Đại tá Trần Thị Hà, Giám đốc Trung tâm Đồng Tâm, cho biết: Mỗi năm, Trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận điều trị khoảng 1.000 trường hợp bị rắn độc cắn. Tỷ lệ thành công lên tới 100%".
Mỗi năm có hơn 130.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.
Ít ai còn nhớ, vào ngày 27-5-1977 giữa lúc vành đai chi khu Bình Đức còn ngổn ngang bom mìn và dây thép gai, có một chiếc xe jeep của quân đội, chở 5 người đàn ông và 3 con rắn hổ chạy thẳng vào trung tâm Đồng Tâm rồi dừng lại, dựng chòi, tháo gỡ bom mìn và đóng lồng nuôi rắn.
Đội trưởng Đội nuôi rắn (thuộc Cục quân y Quân khu 9) là Trần Văn Dược, đội phó là ông Lý Văn Kiên - cha vợ anh Trần Thiện Tín. Sau khi sui gia Tư Dược qua đời, ông Kiên lên làm Giám đốc Trung tâm, sau đổi tên thành Xí nghiệp 408, đến năm 1988, nâng cấp thành Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu.
Năm 2005, Trung tâm được Bộ Quốc phòng đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng Khoa cấp cứu rắn độc, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong vùng bị rắn độc cắn. Dự án phát triển Trung tâm nuôi rắn lấy dược liệu chữa trị rắn cắn là đề tài khoa học mà Đại tá Trần Văn Dược ấp ủ lúc sinh thời.
Mỹ Tho, Xuân Quý Tỵ 2013
Theo 24h
Thịt lợn biến thành đặc sản... rắn Lệ Mật Đã từ lâu, làng Lệ Mật (thuộc quận Long Biên, Hà Nội) đã nức tiếng cả nước với đặc sản rắn. Tuy nhiên, các thượng đế "thịnh" rắn không hề biết rằng mình đã "ăn quả lừa" bởi những độc chiêu "hô biến" thịt lợn thành... đặc sản rắn vô cùng tinh vi... Lãi trăm triệu đồng/ngày nhờ kinh doanh rắn Trong một...