“Vua săn cá khủng” ở hồ Yên Mỹ
Chuyện “săn” cá ở hồ Yên Mỹ là chuyện thường. nhưng “săn” được cá lớn như ông Phạm Quốc Thái (SN 1968, thôn Mỹ Trung, xã Yên Mỹ, Nông Cống) lại rất hiếm. Người ta gọi ông là “khắc tinh loài cá” hay “ vua săn cá khủng”.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, ngay từ nhỏ, ông Thái đã phải bỏ học bám sông nước để mưu sinh cùng gia đình. Ngày hai buổi, ông lặn mò dưới hồ Yên Mỹ (nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) kiếm con cua, con ốc cho bữa ăn. Cũng chính từ công việc ấy, ông cùng gia đình đã vượt qua những trận đói khát. Cho đến giờ, công việc săn bắt cá lại giúp ông cưu mang cả gia đình, nuôi con cái lớn khôn, học hành.
Chỉ với loại ngư cụ này, ông Thái có thể bắt được những con cá tầm 40-50 kg
Chiều muộn, khi ánh mặt trời bắt đầu khuất núi cũng là lúc ông Thái cùng vợ bắt tay vào công việc “săn cá” cho đến thâu đêm. Nhắc đến ông Thái, ai cũng nghĩ ngay đến một người chuyên bắt được những loài cá nước ngọt có trọng lượng lớn nhất ở hồ đập Yên Mỹ. Bởi thế, người ta thường nghĩ ông là “khắc tinh” của loài cá. Các loại cá ông Thái đánh bắt được bằng lưới chỉ đơn giản là cá chép, cá mè, cá trắm… nhưng có nhiều con nặng đến hàng chục kg.
Ông Thái được biết đến là tay có duyên với những con cá trọng lượng lớn từ 20 – 40kg. Ở làng này, nhiều người đánh cá giống như ông Thái nhưng không có ai gắn với nghề này lâu như ông và cũng chưa bao giờ có ai may mắn vớ được cá to như ông.
Ông bảo những lần giăng được những con cá nặng đến 40 – 50kg, kinh nghiệm là không vội kéo mà để con cá vùng vẫy một hồi trong lưới cho mệt lử, sau đó thì dùng sức khống chế nó. Những lần gặp cá to như thế, ông thường phải vật lộn có khi gần cả giờ đồng hồ mới bắt được cá đưa lên thuyền. Cá lên cũng là lúc người kiệt sức.
Mỗi lần bắt được cá to, ông và vợ lại xẻ thịt cá mang đi bán. Mỗi kg cá lớn như vậy có giá từ 100.000 – 150.000 đồng. Ông bảo ngày xưa cá to nhiều, giờ thì hiếm hơn nên mỗi tháng ông chỉ bắt được khoảng 4-5 con cá loại “khủng”.
Cứ khi mặt trời lặn xuống núi là công việc mưu sinh vật lộn sông nước của đôi vợ chồng vua săn cá này bắt đầu
Gắn bó với nghề “săn” cá, kinh nghiệm của ông cho biết, cá thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông, dụng cụ đánh cá phải tốt, phù hợp với từng loài cá, môi trường nước khác nhau. Càng lạnh thì cá rời hang ra kiếm ăn càng nhiều. Không chỉ đánh cá bằng lưới, ông Thái còn có biệt tài huýt sáo dụ cá ngoi lên. Bởi thế, vào mùa này, trời lạnh căm căm, người dân đến giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động thì vợ chồng ông Thái lại bắt đầu vật lộn với cuộc mưu sinh sông nước.
Video đang HOT
Ông Thái tự hào: “Chính nhờ cái nghề ấy mà tôi có thể nuôi vợ, nuôi con cái học hành. Ngày xưa, ở cái hồ đập này lượng cá tôm nhiều nhưng nay càng ngày cá càng hiếm rồi. Cũng cứ cố bám nghề cho con cái lấy tiền đi học. Cô con gái đầu của tôi đang học năm nhất trường ĐH Nông nghiệp, con trai thứ hai đang học cấp II. Dù thế nào cũng phải để chúng nó học hành đến nơi đến chốn để chúng nó không khổ như mình. Đời mình có cái nghề bắt cá, mò cua chứ đời nó phải cho học cái chữ thì mới sống được”.
Nói về biệt danh “vua săn cá khủng”, ông khiêm tốn: “Xưa nay, tôi theo đuổi cái nghề này, cũng lúc được lúc thua, lúc có cá to, lúc được cá nhỏ chứ chẳng phải lúc nào cũng bắt được cá to như người ta nói đâu”.
Cụ Sương, một người cao tuổi nơi hồ Yên Mỹ cho biết: “Ở vùng này, nếu như xưa kia ở trên núi có câu chuyện được lưu truyền đến đời nay rằng có một cụ ông chuyên thuần phục được những chúa sơn lâm hung dữ, uy hiếp dân nghèo thì ngày nay, ở hồ này, chúng tôi gọi Thái như một ông vua, khắc tinh của những loài cá nước ngọt. Nhiều người bắt cá nhưng cũng chỉ có lão ta bắt được cá “khủng”. Âu cũng là cái duyên với nghề”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
"Dù thế nào em vẫn mong được sống"
Đó là ước mơ của chàng trai có một cuộc đời bất hạnh. Mẹ bỏ đi, bố mất, không những thế, tai nạn còn cướp đi 82% sức khỏe của bản thân. Nằm liệt một chỗ, cậu vẫn mong từng ngày được sống.
Phải nói cuộc đời của em Trần Văn Ánh (SN 1994), thôn Ngư Thôn, xã Thăng Long, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) là cả một chuỗi ngày dài bất hạnh.
Ngay khi em còn nhỏ, cái nghèo đã khiến người mẹ rời xa ba bố con em mà bỏ đi. Không thể một mình nuôi các con, 5 năm sau ngày vợ bỏ đi, bố Ánh đã đi bước nữa. Nhưng cũng chỉ được 2 năm sau khi sinh thêm một em gái cùng mẹ kế thì bố em qua đời với căn bệnh ung thư quái ác. Một thời gian sau, không chịu nổi cảnh sống éo le. Người mẹ kế của em bỗng nhiên mắc bệnh điên dại rồi cũng bỏ đi biệt tích.
Anh em Ánh được người bác ruột mang về cưu mang. Cả 3 anh em lớn lên trong đói nghèo cơ cực. Đói nghèo đã khiến các em không được học hành đến nơi đến chốn. Ánh cùng người anh đã phải bỏ học khi chỉ mới qua ngưỡng cấp II để đi làm thuê mưu sinh. Cố lắm, người bác mới để cho cô em út Trần Thị Thương theo đuổi con chữ cho đến bây giờ. Hiện Thương đã học lớp 9.
Sau tai nạn, Ánh mất đi 82 % sức khỏe
Tưởng cuộc đời như thế với em đã quá nhiều bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở đó, năm ngoái trong một lần đi làm về muộn. Trời nhá nhem tối, Ánh đã đâm vào chiếc ô tô đậu ven đường. Lần tai nạn ấy dường như đã cướp đi cuộc đời của em. Hai lần cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá và Bệnh viện 103 Hà Nội, Ánh đã trải qua những thời khắc chết đi sống lại.
Cuối cùng thì em vẫn may mắn thoát khỏi tử thần nhưng đôi chân của em thì không còn đi lại được, một mắt cũng bị hỏng, sức khỏe của em mất 82%. Gần 1 năm nằm liệt một chỗ, những vết thương toàn thân đã làm người em biến dạng và hiện tại vết thương gãy xương đùi thì liên tục âm ỉ chảy máu.
Không có tiền, Ánh đành phải về nằm điều trị tại nhà. Trong căn nhà cấp bốn tồi tàn, tối tăm, không một vật dụng gì giá trị ngoài chiếc giường cũ kỹ. Trong góc nhà, ông Trần Văn Tuyết (người bác ruột đã cưu mang từ khi anh em Ánh không còn bố mẹ) tận tụi bón cho đứa cháu từng thìa cháo. Đã gần 70 tuổi, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng vậy mà khi Ánh bị tai nạn, cả ông và vợ đã phải chạy khắp nơi vay mượn rồi cắm cả căn nhà này để có tiền cứu Ánh sống trở lại. Tiền hết, tật vẫn mang, vợ chồng ông Tuyết dường như đã bất lực khi người cháu vẫn chỉ nằm một chỗ với những vết thương mỗi ngày lở loét.
Dù sống chung với đau đớn bệnh tật, em vẫn mong được sống, được chữa bệnh để trả ơn người bác đã cưu mang em
Lén lau đi những giọt nước mắt đang chực trào, người đàn ông còm cõi già nua một đời nghèo khổ ấy cho biết: "Khi cháu Ánh bị tai nạn gia đình đã vay mượn họ hàng rồi cắm sổ đỏ căn nhà đang ở được hơn trăm triệu đồng mới có thể cứu được cháu. Nhưng cháu chỉ qua được cơn nguy kịch thôi chứ vẫn phải điều trị tại nhà. Mỗi tháng cũng phải 3-4 triệu tiền thuốc. Nhà thì cũng đã cắm biết lấy gì để tiếp tục nuôi nó rồi tiền thuốc men nữa đây, chỉ được mấy đồng thằng anh nó đi làm thuê thôi nhưng làm sao mà đủ. Còn cháu út vẫn đang đi học. Cứ thế này thì rồi cũng phải nghỉ học như các anh nó thôi. Thương mấy anh em nó lắm nhưng sức già, tuổi cao, tôi cũng không biết làm cách nào nữa..."
Còn Ánh thì cuộc sống kể từ khi bị tai nạn như địa ngục trần gian, em bảo nhiều lúc chỉ muốn chết quách đi cho khỏi đau đớn mà những người thân của em cũng không phải khổ nhưng rồi em lại khát khao được sống, khát khao một ngày nào đó có thể lại đứng dậy và đi được trên đôi chân của mình.
Người đàn ông cả đời sống trong nghèo khổ bất lực vì không biết làm cách nào để chữa bệnh cho cháu
"Em chỉ mong được sống, được chữa khỏi bệnh để làm việc đền đáp và phục dưỡng bác em tuổi già. Cả cuộc đời bác vất vả vì nuôi mấy anh em em rồi" - Ánh tâm sự.
Không biết rồi ước mơ của em có trở thành sự thật khi mà đói nghèo, bất hạnh luôn bủa vây trong ngôi nhà nhỏ ấy...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1241: Ông Trần Văn Tuyết, thôn Ngư Thôn, xã Thăng long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Số điện thoại: 096.9437235 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Chung cư dọa sập, 80 hộ dân "cố thủ" không di dời Mặc dù khu nhà chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào song gần 400 con người vẫn "cố thủ" bên trong, không chịu di dời. Chính quyền địa phương bất lực. Khu chung cư Phan Chu Trinh nằm trên đường Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa gồm 4 tòa nhà cao tầng...