Vừa sạc vừa chơi điện tử, nam thanh niên nhập viện với bàn tay bị giập nát
Sáng 24-5, theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, tại đây vừa tiếp nhận nam thanh niên tên là V.V.T (ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) nhập viện với bàn tay trái bị giập nát, vùng mặt có nhiều vết thương do điện thoại phát nổ khi vừa sạc vừa chơi điện tử.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức) xem phim chụp bàn tay của nạn nhân.
Theo đó, trong lúc nam thanh niên này vừa sạc vừa chơi điện tử thì chiếc điện thoại bỗng nhiên phát nổ. Ngay sau đó, T được người nhà nhanh chóng chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức trong tình trạng bàn tay trái gần như giập nát.
Tại đây, người bệnh đã được các bác sĩ kịp thời phẫu thuật xử lý vết thương. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức) cho biết, người bệnh đã được tiến hành phẫu thuật xử lý mỏm cụt ngón 1,2; khâu vết thương ngón 3, xử lý vết thương phần mềm vùng mặt và vết thương cẳng chân.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận một nam bệnh nhân tên là N.T (23 tuổi, công nhân xây dựng tại Hà Nội) bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan như: Thủng màng nhĩ, gãy tay trái… do nổ điện thoại khi sạc.
Các bác sĩ khuyến cáo, gần đây, nhiều vụ tai nạn do nổ điện thoại khi đang sạc gây cụt chi, bỏng mặt… Mặc dù đã được cảnh báo nhiều nhưng những vụ tai nạn tương tự vẫn xảy ra. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
5 dấu hiệu ở tay cảnh báo tim đang gặp vấn đề
5 dấu hiệu ở tay có thể cảnh báo tim đang gặp vấn đề mà bạn nên chú ý.
Video đang HOT
Những vấn đề ở tay thường dễ bị mọi người bỏ qua. Tuy nhiên, những thay đổi ở móng tay, ngón tay, lòng bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.
Nổi cục đau ở ngón tay
Hãy để ý các cục cứng phát triển và đau ở ngón tay. Những vết sưng này được gọi là nốt Osler và có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - một chứng viêm có khả năng đe dọa tính mạng.
Viêm nội tâm mạc thường do nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, lây lan qua đường máu và bám vào các vùng yếu của tim. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể làm hỏng van tim vĩnh viễn.
Bác sĩ da liễu Geeta Yadav cho biết: "Các nốt Osler hình thành do tình trạng viêm các mạch máu, sau đó gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp hạ bì, dẫn đến viêm nhiều hơn. Sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán, nhưng tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ tim mạch để xác nhận".
Các nốt Osler có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày và chúng có xu hướng tự biến mất. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng biến mất, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định xem mình có bị viêm nội tâm mạc hay không.
Các vạch màu đỏ hoặc tím dưới móng tay
(Ảnh: Ellyy/Shutterstock)
Những đường màu đỏ hoặc tím bên dưới móng tay, được gọi là xuất huyết dạng mảnh, có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc nhiễm trùng, theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Travel Medicine. Vì vậy, nếu bạn xuất hiện tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm sốt hoặc nhịp tim không đều, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bác sĩ Yadav giải thích: "Nếu là bệnh tim, các vết xuất huyết đó hình thành do vi khuẩn di chuyển qua các mạch máu nhỏ của móng tay. Điều này làm suy yếu các mạch và khiến chúng dễ bị xuất huyết hơn".
Ngón tay dùi trống
(Ảnh: kris4to / Shutterstock)
Một dấu hiệu khác báo hiệu các vấn đề về tim là ngón tay dùi trống. Tình trạng này đặc trưng bởi các đầu ngón tay bị sưng và móng tay cong xuống. Ngón tay dùi trống thường do bệnh tim hoặc nhiễm trùng các buồng tim.
Theo Phó giáo sư Beth Goldstein tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), ngón tay dùi trống có thể xuất hiện từ khi sinh ra, nhưng thường thấy nhất ở bệnh viêm xương khớp. Nếu nó xảy ra do bệnh tim, tình trạng đó thường bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ.
Cục u trên bàn tay
Các cục u nhỏ của bệnh amyloidosis toàn thân xuất hiện dưới dạng những cục mịn như sáp trên da, thường xuất hiện trên bàn tay. Những cục này là do sự tích tụ protein trong tim, có thể cản trở chức năng tim.
Theo Mayo Clinic, bệnh amyloidosis ức chế khả năng chứa đầy máu của các buồng tim giữa các nhịp đập. Điều này dẫn đến lượng máu được bơm khắp cơ thể ít hơn, có thể gây các cục u trên bàn tay. Các triệu chứng của bệnh amyloidosis có thể cảnh báo tim đang gặp nguy hiểm, vì vậy hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng này.
Lòng bàn tay đổi màu
(Ảnh: Emanuele Colombo / Shutterstock)
Lòng bàn tay đổi sang màu nâu hoặc lấm tấm đỏ có thể cảnh báo rủi ro ở tim. Triệu chứng này là một dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong tim hoặc các mạch máu xung quanh.
Các nốt đổi màu không gây đau đớn và thường tự biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua vấn đề này. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng tim cần dùng kháng sinh hoặc điều trị khác hay không.
Bác sĩ Jennifer Lewey từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khuyến nghị bạn nên khám sức khỏe thường xuyên, nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống, lối sống, huyết áp, cholesterol, nhịp tim, lượng đường trong máu và chỉ số khối cơ thể.
Hậu COVID-19, nhiều người có triệu chứng nặng hơn lúc mắc bệnh Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người có thể gặp các di chứng, thậm chí rất nặng nề, cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Người già đến Bệnh viện Hữu nghị khám vì gặp các di chứng hậu COVID-19. Nhiều di chứng sau khi khỏi COVID-19 Buổi sáng tại khu vực khám và điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 của Bệnh...