Vừa rút quân khỏi biên giới gần Ukraine, Nga lập tức thử tên lửa phòng thủ mới
Vừa thông báo rút một phần binh sĩ khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine không lâu, Nga đã thử thành công tên lửa mới được thiết kế để phá hủy vũ khí hạt nhân Mỹ trên không.
Hình ảnh vụ thử tên lửa Nga ở Kazakhstan. Ảnh: EAST2WEST
Theo tờ Dailymail, vụ thử vũ khí mới diễn ra tại bãi thử Sary Shagan ở Kazakhstan. Tên của vũ khí có thể là A-235 PL-19 Nudol. Nga không xác nhận tên loại tên lửa trên. Quá trình phát triển tên lửa này cũng diễn ra bí mật.
Nói về vụ thử, Thiếu tướng Sergei Grabchuk, chỉ huy đơn vị phòng thủ tên lửa thuộc Lực lượng Không quân vũ trụ, cho biết tên lửa chống đạn đạo đã đánh trúng mục tiêu.
Video đang HOT
Tên lửa Nga ở Kazakhstan. Ảnh: EAST2WEST
Tên lửa này có thể ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Điện Kremlin và thủ đô Moskva cũng như các khu vực công nghiệp chủ chốt của nga.
Hình ảnh vụ thử tên lửa Nga ở Kazakhstan. Ảnh: EAST2WEST
Lá chắn tên lửa có thể hạ gục tên lửa kẻ thù đang bay tới cách xa 402km và độ cao gần 50km.
Tên lửa do công ty vũ khí nhà nước Almaz-Antey sản xuất, có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.
Vụ thử diễn ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ giữa Nga và Mỹ sau khi Nga tăng quân số dọc biên giới với Ukraine gần đây. Tuần trước, Nga thông báo sẽ rút binh sĩ khỏi khu vực gần biên giới Ukraine và bán đảo Crimea. Phương Tây đã theo dõi chặt chẽ động thái rút quân khỏi biên giới.
Putin có thể gặp Biden vào tháng 6
Putin có thể gặp người đồng cấp Mỹ trong hai tháng tới, dù quyết định cuối cùng chưa được đưa ra, theo cố vấn Điện Kremlin.
"Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 6. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định tùy thuộc vào nhiều yếu tố", cố vấn chính sách đối ngoại Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hôm nay.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết đề xuất họp thượng đỉnh Nga - Mỹ do Tổng thống Biden đưa ra "được tiếp nhận một cách tích cực" và Moskva đang xem xét.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters .
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin hôm 13/4, Tổng thống Biden đề nghị tổ chức gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo tại một nước trung lập, khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng xoay quanh cuộc khủng hoảng Ukraine.
Căng thẳng giữa Moskva và Kiev leo thang từ tháng 3, khi quân đội Nga triển khai lượng lớn xe tăng, thiết giáp, chiến đấu cơ cùng hàng chục nghìn binh sĩ tới bán đảo Crimea và khu vực biên giới giáp Ukraine. Động thái quân sự quy mô lớn của Nga khiến Ukraine cùng các đồng minh NATO không khỏi bất an.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây không phải là màn khởi đầu cho một cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ nước láng giềng, mà gần như chắc chắn là một phép thử đối với năng lực lãnh đạo cũng như mức độ cứng rắn của tân Tổng thống Mỹ. Lực lượng Nga đã rút về căn cứ từ hôm 23/4.
Mối quan hệ Nga - phương Tây hiện không ở trạng thái tốt nhất. Biden từng gọi Putin là "kẻ sát nhân" hồi giữa tháng 3. Trong cuộc họp với các thống đốc bang và thành viên quốc hội hôm 21/4, Tổng thống Putin nói Nga muốn xây dựng "quan hệ tốt" với phương Tây, "nhưng nếu ai đó nhầm lẫn rằng mục đích tốt của chúng tôi là biểu hiện cho sự yếu đuối, họ nên biết phản ứng của Nga sẽ không tương xứng, nhanh chóng và quyết liệt hơn".
Quân đội Nga thiết lập 'vùng chết', tên lửa kẻ thù không thể xâm nhập Quân đội Nga đang huấn luyện thiết lập "vùng chết" mà thiết bị bay không người lái (drone), tên lửa hành trình và các vũ khí chính xác của kẻ thù hoàn toàn không thể tiếp cận. Hệ thống Polye-21M của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga Theo đài Sputnik (Nga), các nguồn tin quân đội cho biết khái niệm vùng chết đã...