Vừa rước dâu xong, mẹ chồng đã bắt tôi tháo hết vàng cưới đưa cho bà theo truyền thống
Mẹ chồng nói, vợ chồng tôi còn trẻ, chưa biết quản lý tài chính. Tiền mừng cưới và vàng nên đưa bà giữ hộ. Bà có 4 con trai, từ trước đến nay, 3 con dâu lớn đều đưa vàng cưới cho bà cầm. Đó là nguyên tắc tồn tại nhiều năm trong gia đình, vì vậy tôi cũng phải theo.
Tôi mới lấy chồng được 4 ngày nhưng đã quay về nhà mẹ đẻ vì ứng xử cay nghiệt và tính tham lam của mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi chuyên chơi lô đề, cờ bạc… Nhiều lần, bà nợ đến vài chục triệu do ham đỏ đen. Chồng tôi ngậm đắng, cày tiền trả giúp mẹ.
Trước khi kết hôn, anh cũng thú nhận hết chuyện gia đình, để tôi thông cảm và chuẩn bị tư tưởng.Tôi nghĩ, sau này làm dâu, mình không can thiệp vào việc của mẹ chồng là được. Kinh tế vợ chồng làm ra, tính toán tiết kiệm, không cho chồng đi giải quyết hậu quả cho mẹ như vậy.
Quan điểm này tôi cũng nêu rõ với chồng và nhận được sự đồng thuận của anh.
Ngày cưới, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Hai bên ăn uống linh đình, vui vẻ.
Nhà đẻ tặng tôi 1 cây vàng làm của hồi môn, còn mẹ chú rể trao cho tôi số vốn nhỏ là 2 chỉ vàng.
Tiệc cưới tàn, vợ chồng tôi về phòng nghỉ ngơi. Cánh cửa chưa kịp khép, mẹ chồng bất ngờ đi vào, giục tôi tháo vàng đưa cho bà.
Tôi ngạc nhiên trước yêu cầu đó, quay ra hỏi: “Vàng của con, mẹ giữ làm gì ạ?”.
Mẹ chồng nói, vợ chồng tôi còn trẻ, chưa biết quản lý tài chính. Tiền mừng cưới và vàng nên đưa bà giữ hộ.
Video đang HOT
Bà có 4 con trai, từ trước đến nay, 3 con dâu lớn đều đưa vàng cưới cho bà cầm. Đó là nguyên tắc tồn tại nhiều năm trong gia đình, vì vậy tôi cũng phải theo.
Ngoài ra, mẹ chồng còn cho biết, 2 chỉ vàng bà trao cho tôi chỉ nhằm mục đích làm màu với thiên hạ. Bà phải đi vay tiền để mua, giờ tôi tháo ra cho bà bán, lấy tiền trả nợ.
Tôi tất nhiên không đồng tình, lên tiếng phản đối. “Một cây vàng là nhà ngoại con cho, là tài sản cá nhân, con đủ lớn để tự định đoạt. Hai chỉ vàng kia mẹ tuyên bố tặng, giờ đi đòi lại như vậy rất buồn cười”.
Hai mẹ con lời qua tiếng lại ngay đêm tân hôn của tôi. Mặc dù tôi chỉ nói lý lẽ, không văng tục câu nào nhưng mẹ chồng làm ầm ĩ nói tôi hỗn xược. Chồng tôi thấy mẹ và vợ căng thẳng, chỉ nói nước đôi rồi đưa ra phương án: Vàng bên nhà gái tôi giữ, còn 2 chỉ vàng đưa lại bà.
Tôi mới về làm dâu ngày đầu, không muốn căng thẳng nên đành đồng ý. Mẹ chồng nhận 2 chỉ vàng rồi ném cho tôi cái nhìn đầy lửa giận.
Chồng tôi phân tích, “Anh biết là mẹ không đúng nhưng mình là phận con, chiều bà cho dĩ hòa vi quý”.
Câu nói của chồng như thêm dầu vào lửa. Tôi không đồng tình với suy nghĩ đó của anh. Anh thừa biết mẹ là người ham vui đỏ đen, bao nhiêu cũng thấy thiếu.
Nếu sau này việc gì cũng nhân nhượng, cũng chiều bà, đến lúc bà ôm đống nợ lớn, hai vợ chồng tôi lại è cổ ra trả giúp hay sao?
Chưa kể, số vàng của hồi môn, tôi đưa bà cầm nhưng nhỡ may bà khát bạc, lại mang đi sát phạt.
Tôi xin nói thêm, chồng tôi là con út. Vợ chồng tôi ở với bà, 3 anh lớn ra ở riêng. Chồng tôi kiếm ra tiền, hợp với mẹ và cũng là người hiếu thảo nhất với bà.
Sau hôm đó, tôi khổ sở vì bị mẹ chồng săm soi, giở đủ trò để nhiếc móc. Bữa nào bà cũng chê cơm tôi nấu là đồ cho động vật ăn chứ không phải người.
Từ bé đến lớn, tôi được nuôi dạy trong gia đình nề nếp, chuẩn mực về lời ăn tiếng nói. Chồng tôi cũng là người tử tế. Tôi chẳng hiểu sao anh lại có người mẹ như vậy?
Mẹ tôi biết chuyện, xót con liền sang nhà thông gia đón con gái về. Mẹ tôi khuyên ly hôn sớm cho đỡ khổ. Cả đời ở với mẹ chồng quá quắt, sa đà tệ nạn cũng chẳng sung sướng gì.
Chồng tôi đứng giữa hai bên, khuyên tôi về xin lỗi mẹ và hứa sẽ dọn ra ở riêng.
Tôi không biết nên tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa hay không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Chuẩn bị về lại mặt, mẹ chồng đứng sẵn ở cửa săm soi: 'Vàng cưới cứ để mẹ cầm, nhỡ có ai lấy', nàng dâu nhẹ nhàng đáp lại 1 lời khiến bà im bặt
'Con cứ để vàng cưới lại mẹ cầm cho. Ngộ nhỡ kẻ nào dòm ngó thì lại mất' - mẹ chồng nói với Loan.
Ngày cưới Loan, mẹ chồng cô kì kèo từng tráp lễ. Ban đầu bà muốn 'chơi lớn' vì con trai duy nhất lấy vợ nên đã tự xin 9 tráp lễ, phong bì lễ đen 30 triệu. Nhưng ngay ngày hôm sau, khi đã đi tham khảo nhiều nơi làm tráp, bà tự thấy xót tiền nên đã về gọi cho bố mẹ Loan, xin rút xuống còn 5 tráp. Bố mẹ Loan là người dễ tính nên họ cũng dễ dàng đồng ý.
Ngày ăn hỏi, Loan xị mặt ra khi nhìn thấy 5 tráp lễ của mình bé con cỏn, sơ sài vài thứ rẻ tiền như trầu cau, bánh nướng. Tiền lễ đen theo như nhà trai hứa cũng chẳng thấy đâu. Mẹ chồng tương lai thì cứ hề hề cưới nói rằng: 'Thôi thì tiền ấy trước sau gì chả cho chúng nó. Ông bà (ý chỉ bố mẹ Loan) cho cũng giống tôi cho. Nên tôi cứ giữ, sau các cháu cần vào việc gì thì tôi chi'.
(Ảnh minh họa)
Sau đám cưới, mẹ chồng Loan vội vàng kiểm phong bì. Những ai mừng ít thì bà bĩu môi chê, nói xấu rất nhiều. Nào là 'nhà giàu mà ki kiệt thế, đi ăn cả nhà mà mừng có 1 triệu bạc', rồi thì 'ối dồi, ngày xưa mình đi đám cưới của con trai ông ấy mừng 200.000 đồng, mà giờ cũng mừng lại có thế. Ô thế không tính tiền mất giá à?'... Chồng Loan nghe thấy cũng phát ngại với vợ.
Chưa hết, tiền mừng cưới của vợ chồng Loan, mẹ chồng cũng đòi cầm hết. Bà liên tục than ngắn thở dài rằng bị lỗ, giờ không có tiền trả người ta. Loan tính nhẩm sương sương mẹ chồng đã lãi 20 triệu rồi, mà không hiểu sao mẹ chồng cứ than thở như vậy.
Cuối cùng vì quá ái ngại với mẹ chồng, cô đành rút 1 nửa tiền mừng cưới của 2 vợ chồng ra đưa cho bà. Nhưng vừa liếc nhanh số tiền, bà vẫn giãy đành đạch lên nói rằng số đó làm gì thấm vào đâu, gấp đôi còn chẳng ăn ai. Thế là vợ chồng Loan đành phải đưa cả tiền mừng cưới cho bà, lúc ấy mẹ chồng cô mới bớt than ngắn thở dài.
Do tính chất của công việc cùng đường sá xa xôi, Loan không thể về lại mặt nhà bố mẹ đẻ ngay được mà cuối tuần trước cô và chồng mới về.
Biết con dâu sắp về nhà mẹ đẻ, cả tối hôm trước mẹ chồng Loan cứ đi đi lại lại rồi viện cớ vào phòng vợ chồng cô để xem Loan có lấy của nhà chồng về đằng ngoại không? Loan biết thừa điều đó. Cô cố tình chuẩn bị hành lý thật lâu và thật khuya để mẹ chồng không đợi được nữa, đành đi ngủ trước.
Ấy vậy mà sáng sớm hôm sau, khi Loan vào nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt, mẹ chồng đã vào phòng riêng của cô từ bao giờ, bà lục lọi lại cái balo quần áo Loan đã sắp sẵn từ tối hôm trước và biết cô có mang vàng cưới về mẹ đẻ.
Chồng Loan ở dưới nhà chuẩn bị xe, khi lên phòng cũng phải giật mình vì sự xuất hiện đột ngột của mẹ chồng trong phòng. Loan cũng chẳng kém chồng mình. Thấy Loan bước ra, mẹ chồng chẳng nói chẳng rằng đi thẳng xuống dưới nhà. Vợ chồng cô đưa mắt nhìn nhau vì không thể hiểu hành động của bà.
(Ảnh minh họa)
Đến lúc lên đường, khi Loan xách balo xuống dưới nhà, mẹ chồng cô đã đứng sẵn ở cửa từ bao giờ. Thấy Loan bà nói luôn: 'Con đi đường thì cầm vàng cưới làm gì nhỡ đâu kẻ gian nó dòm ngó. Cứ đưa đây cho mẹ giữ hộ. Chẳng bao giờ sợ mất. Mang về quê người ta trông thấy lại tưởng nhà mình lắm vàng khoe khoang'.
Lúc đó Loan mới biết hóa ra mẹ chồng cứ săm soi phòng cô từ tối qua đến giờ là vì số vàng này. Bà lại muốn cầm nốt đây. Nghĩ vậy Loan đáp lại lời mẹ chồng: 'Có đâu mà nhiều hả mẹ. Có mấy chỉ của đằng ngoại nhà con. Đằng nội không có gì thì ai cũng biết rồi. Hôm đấy mẹ có trao gì đâu mà sợ người ta nghĩ. Giờ thiên hạ nó khôn lắm nó biết thừa ấy mà.
Vàng này con cầm về bán đi để thêm vào tiền cỗ với mẹ con đó ạ. Chứ tiền cưới của bọn con mẹ cầm hết rồi còn gì. Bố mẹ con cũng đâu có tiền đâu nên con phải mang về chứ phụ vào chứ. Hôm qua con cũng bàn với anh Quân rồi, nên mẹ không phải lo xa đâu. Có khi để ở nhà còn mất hơn ấy chứ'.
Nghe Loan nói thế mẹ chồng có chút xấu hổ vì hôm cưới con trai, bà tiếc tiền lại sợ con dâu cầm hết nên không trao của cải gì. Ý định muốn cầm nốt số vàng cưới của con dâu cũng không thực hiện được vì Loan đã nói thế mẹ chồng chẳng thể phản pháo. Bà cũng lờ mờ nhận ra rằng nàng dâu của nhà mình không phải dạng vừa, không phải đứa nhu mì nói gì cũng phải nghe,
Còn Loan sau khi về quê cô gửi lại mẹ số vàng hồi môn này. Cô chưa có ý định bán ngay nhưng không thích mẹ chồng suốt ngày dòm ngó rồi lục lọi phòng mình, nên cô đem gửi mẹ đẻ.
Khổ vì vợ cờ bạc tối ngày 'nuôi' số đề Anh Nguyễn Văn Ph., Hà Nội đành phải mang đứa con trai anh yêu quý đi xét nghiệm ADN sau khi người vợ 'nghiện' lô đề, cờ bạc thách thức 'nó không phải con anh'. Anh Ph. đến trung tâm xét nghiệm ADN Hà Nội đề nghị được xét nghiệm giám định huyết thống cha con với bé trai 7 tuổi. Anh Ph....