Vừa rời M.U, Gill quay lại “trả thù” Man City
Rời chức Giám đốc điều hành ở M.U, nhưng David Gill vừa được UEFA trao quyền hạn mới. Gill là người có quyền cấm các đội bóng dự cúp châu Âu nếu vi phạm luật công bằng tài chính.
Rời M.U vào cuối mùa này, David Gill đã trở thành một thành viên trong ban điều hành của UEFA. Chức vụ của Gill hiện là chủ tịch ủy ban
quản lý CLB châu Âu.
Rời M.U, Gill nhanh chóng l àm sếp ở UEFA
Chủ tịch Man City và Chelsea cần cẩn trọng trong chi tiêu
Video đang HOT
Ban quản lý các CLB châu Âu là nơi làm nhiệm vụ cấp phép cho các CLB dự Champions League và Europa League. Ban này sẽ đánh giá tài chính, thành tích của các CLB để quyết định xem họ có được dự cúp châu Âu hay không.
Gill là người ủng hộ mạnh mẽ luật công bằng tài chính. Ông là một trong bốn nhân vật ở Premier League đề xuất một đạo luật tương tự bằng tiếng Anh, áp dụng ở Premier League từ tháng Giêng năm nay.
18 tháng trước, phát biểu trước báo giới, Gill khẳng định: sẽ thảo luận với chủ tịch UEFA Platini về các biện pháp trừng phạt đích đáng với những đội bóng vi phạm nguyên tắc tài chính ở châu Âu.
Hiện ở Anh, hai đội bóng có nguy cơ bị cấm tham dự cúp châu Âu là Chelsea và Man City. Hai đội này đang vật vã cân bằng ngân sách, để đảm bảo họ sẽ không thua lỗ quá 38 triệu bảng, mức giới hạn của luật công bằng tài chính, vào năm tới.
Cả hai đội này đã xem Gill là đối thủ trong những năm gần đây. Và cần tiếp tục đề phòng người cũ của M.U. Chỉ cần Chelsea và Man City có một số sai phạm nhỏ, David Gill chắc chắn sẽ trừng phạt họ.
Theo TTVH
Bản quyền truyền hình bóng đá: Chưa xong Premier League đã lo EURO 2016
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã làm công văn gửi Bộ Thông tin & Truyền thông để đề nghị Bộ chỉ đạo giải quyết bản quyền bóng đá giải Ngoại hạng Anh.
Nhìn chung nội dung được nêu lên trong bản công văn này không có gì mới so với những gì đã được báo chí đăng tải trong thời gian vừa qua, khi Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm không chấp nhận độc quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào, và giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013-2016 chỉ được cao hơn giá bản quyền 3 mùa giải trước đó không quá 15% đến 20%.
Vấn đề bản quyền giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam chưa được giải quyết êm thấm thì nay lại xuất hiện vấn đề bản quyền EURO 2016.
Công văn của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam khẳng định: "Trong trường hợp không thống nhất được với IMG (đơn vị nắm giữ bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam-PV) và BTC giải Ngoại hạng Anh về việc chia sẻ bản quyền phát sóng như trên, Đài THVN cần sử dụng quyền phủ quyết của đơn vị nắm giữ 51% vốn trong Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) để phủ quyết việc Canal Plus chuyển giao bản quyền phát sóng độc quyền cho VSTV hoặc không cho phép phát sóng giải Ngoại hạng Anh trên các kênh chương trình của Đài THVN.
Đây không những là sự đồng thuận cần được tạo thành sự thống nhất có nguyên tắc chung mà còn là trách nhiệm của Đài THVN trước lợi ích của người dân và sự nghiệp phát triển truyền hình nói chung, cũng như truyền hình trả tiền tại Việt Nam".
Cũng trong công văn này, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã đề cập tới việc mới đây Công ty CAA Eleven, đơn vị được LĐBĐ châu Âu (UEFA) chỉ định là đại diện kinh doanh bản quyền phát sóng vòng loại và VCK EURO 2016 trên lãnh thổ Việt Nam, đã gửi hồ sơ mời đấu giá bản quyền phát sóng 2 sự kiện nói trên đến các đơn vị hoạt động truyền hình tại Việt Nam.
Thời hạn gửi hồ sơ cho CAA Eleven là trước 17h00 ngày 4/7/2013 theo giờ Việt Nam. Trong 2 ngày 13/6/2013 và 14/6/2013 vừa qua, đại diện CAA Eleven đã sang Việt Nam và gặp một số đơn vị quan tâm để trình bày phương thức đấu giá bản quyền phát sóng và các vấn đề liên quan.
Trước tình hình này, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam "đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có chủ trương giao cho một đơn vị đầu mối đại diện cho các đài truyền hình và đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền Việt Nam đàm phán với đối tác CAA Eleven và UEFA để mua bản quyền phát sóng sự kiện này tại Việt Nam. Tránh tình trạng các đài truyền hình và đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền cạnh tranh với nhau làm giá bản quyền tăng cao không hợp lý, gây ra tình trạng rối loạn thị trường, tạo điều kiện cho các đơn vị nước ngoài nâng giữ bản quyền một cách vô lý".
Trao đổi với TT&VH, đại diện một đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam cho biết việc Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam có công văn gửi Bộ Thông tin & Truyền thông về vấn đề chỉ đạo mua bản quyền vòng loại và VCK EURO 2016 là động thái nhanh nhạy và hợp lý, bởi xuất phát từ thực tế đã xảy ra với thương vụ bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam thì nếu không có sự chỉ đạo kịp thời từ cơ quan quản lý Nhà nước thì không loại trừ khả năng sẽ có đơn vị truyền hình nào đó tại Việt Nam tìm cách nắm giữ độc quyền bản quyền EURO 2016.
Theo TTVH
UEFA chống phân biệt chủng tộc nhưng phải nghe nhạc phân biệt chủng tộc UEFA đã có một phen bối rối trước trận đấu giữa U21 Anh và U21 Na Uy sau khi một DJ biểu diễn một bản nhạc có những lời lẽ gây phân biệt chủng tộc. Một pha bóng trong trận U21 Anh gặp U21 Na Uy - ảnh Daily Mail Bản nhạc này được chơi ngay trước khi UEFA đưa ra thông điệp...