Vựa rau sạch giữa lòng Đà Nẵng
Chủ vườn rau phải cam kết không được mang phân gia súc, gia cầm tươi hay phun thuốc diệt cỏ trên ruộng rau.
Đà Nẵng đang triển khai đề án trồng 30 ha rau sạch để tránh nguồn thực phẩm bị nhiễm độc. Trong đó, làng rau La Hường bên sông Cẩm Lệ là vựa rau lớn nhất của thành phố.
Vùng rau này có diện tích 7,5 ha thuộc phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ). Từ năm 2010, nơi đây hình thành hợp tác xã ra La Hường và được Sở Nông nghiệp Đà Nẵng chọn triển khai dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp ( OSEAP).
Ngay đầu con đường bê tông dẫn vào làng rau là tấm biển cấm mang phân gia súc, gia cầm tươi hay phun thuốc diệt cỏ trên ruộng rau, tạo cảm giác yên tâm cho thương lái hay những hộ tiêu dùng đến tận vườn mua rau.
Những luống rau sạch được chăm bẵm từ công sức lao động của những nông dân cần mẫn. Rau gồm nhiều loại, từ cải, mồng tơi, muống…
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Cước (65 tuổi, trú phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho biết đã gắn với nghề trồng rau từ lúc còn nhỏ. “Rau ở đây không có phun thuốc sâu, lượng đạm cũng được đo lường đảm bảo chất lượng trước khi xuất bán”, ông khẳng định.
Với cách trồng rau thủ công, có nguồn nước sạch tưới tiêu, nên không chỉ hộ ông Cước mà những thửa ruộng trong làng đều có đầu ra ổn định. “Các siêu thị, cửa hàng lớn đến tận vườn xem cách chăm sóc và nhập hàng về”, ông Cước cho hay.
Nhờ đất giàu phù sa và công chăm sóc của người lao động, những vựa rau luôn xanh tốt. “Cứ nửa tháng, hợp tác xã lại mời lên phường để hướng dẫn cách trồng rau an toàn, sử dụng phân vi sinh đúng cách, liều lượng”, ông Phan Ngọc Phu (55 tuổi), đang sở hữu 4 sào rau muống, ớt ở La Hường nói.
Mướp cũng được trồng tại vườn rau này. Hợp tác xã hỗ trợ người dân làm nhà vòm cho mướp leo và ra quả. Để tránh bị ong đốt, người dân dùng phương pháp thủ công là treo những túi bóng nước nhỏ trên giàn mướp.
Những vườn rau được trồng theo luống, hoặc trồng xen kẻ để tận dụng diện tích đất trống. Nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua rau sạch đều được người trồng cắt bán. “Giá rẻ hơn ở chợ, nhưng quan trọng là biết được rau mình ăn đảm bảo chất lượng”, anh Thái (trú quận Thanh Khê) nói khi vui vẻ xách những bó rau tươi ngon về nhà.
Nhiều khoảng rau ở La Hường còn lẫn cả cây cỏ. Do vùng thấp trũng, nên vào mùa lụt, làng rau bị thiệt hại. “Chúng tôi chờ nước rút mới dọn lại vườn và tiếp tục trồng rau sạch”, ông Phu cho hay.
Ngô, lạc cũng được trồng ở đây. Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp, cho biết rau an toàn được trồng tại 5 vùng ở Đà Nẵng, chủ yếu là quận Cẩm Lệ. Phía Sở tuyên truyền, hỗ trợ người dân sản xuất rau an toàn, không sử dụng thuốc thực vật. “Chúng tôi kiểm soát và xác nhận rau an toàn để người dân có đầu ra ổn định”, ông Ban nói.
Ngoài những nhà vòm được hỗ trợ, nhiều hộ dân chủ động làm giàn bằng tre, căng phủ lưới và bạt để che nắng, phòng chim vào phá rau. Nhờ rau sạch, mỗi năm những người nông dân có được thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/sào rau.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Việt Nam đã thành công trồng rau không cần đất
Ngày 24,2, Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu đã tuyên bố thành công với mô hình trồng rau không cần đất, thông qua các cảm biến, người trồng rau chỉ cần điều khiển từ xa thông qua máy tính bảng để điều khiển không khí, nước tưới, phân bón...
Công nghệ sản xuất rau tiên tiến áp dụng công nghệ thông tin này đã được Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu hợp tác phát triển lần đầu tiên tại Việt Nam. Hiện Trung tâp Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu đang áp dụng hai mô hình sản xuất: nhà kính và nhà máy rau trên 2 loại rau có giá trị gia tăng cao là cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali.
Điểm khác biệt của hai mô hình này là cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm được công sức cho người trồng và cho sản phẩm chất lượng vượt trội. Đặc biệt, vì không sử dụng chất hóa học nông nghiệp nên rau xà lách có thể ăn ngay mà không cần rửa.
Cà chua được áp dụng kỹ thuật IMEC (phương pháp trồng trên tấm phim Hydrogel) cho phép chất dinh dưỡng và nước thấm qua, giúp ngăn chặn toàn bộ vi khuẩn. Với kỹ thuật này, cà chua được trồng với mật độ cao, trung bình 4.000-6.000 cây/1.000 m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết, hiện mới chỉ là mô hình trồng xà lách, cà chua, nhưng về lâu dài hai tập đoàn muốn giới thiệu một công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
Với công nghệ này, sẽ khó có thể phân biệt một cách rạch ròi đâu là nông nghiệp, đâu là công nghiệp, đâu là công nghệ thông tin và đâu là khoa học công nghệ. Biên giới về các khái niệm cũ sẽ bị xóa đi và khái niệm mới - Nông nghiệp thông minh sẽ tượng trưng cho nông nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và cả thế giới.
Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây-Akisai. Đây là một trong những công nghệ hiện đại và thông minh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Fujitsu giới thiệu tại Nhật Bản (năm 2012) đã giúp tối ưu hóa mô hình sản xuất nông nghiệp từ khâu cung cấp vật tư đến canh tác, sơ chế, vận chuyển, phân phối sản phẩm nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, từ việc đầu tư của các tập đoàn lớn vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ có một nên nông nghiệp hiện đại hóa có sức cạnh tranh cao trong thị trường hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là những công nghệ đỉnh cao là một trong những trụ cột và hi vọng FPT và Fujitsu sẽ góp phần hiện thực hóa điều đó.
Theo Danviet
Thành công nhờ liều mình thuê đất trồng rau VietGAP Nhiều hộ dân tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để thuê đất trồng rau sạch. Với sự cần cù, chịu khó, họ đã đưa vùng đất Thuận Nghĩa trở thành nơi cung cấp rau sạch lớn và uy tín bậc nhất tại thị trường Bình Định. Thuê...