Vựa rau – lúa Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới
Sau 2 huyện Đan Phượng, Thanh Trì, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ – Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia ký quyết định công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới ( NTM) năm 2015.
Thu nhập tăng thêm 135 triệu đồng/ha/năm
Đông Anh là huyện ven đô có 23 xã triển khai xây dựng NTM. Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, bài bản, từ mức đạt bình quân 8 tiêu chí NTM/xã, đến nay, toàn huyện đã có 21/23 xã đạt chuẩn NTM. Ông Phạm Văn Châm – Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, trong năm 2016, 2 xã còn lại cũng sẽ hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Sản xuất rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: T.Q
Trong 5 năm qua, huyện Đông Anh đã huy động 2.642 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp cho chương trình xây dựng NTM. Từ đây, huyện đã đầu tư làm hàng nghìn km đường giao thông liên xã, liên thôn và đường ngõ xóm, giao thông nội đồng. Tính riêng tổng kinh phí dành cho xây dựng các tuyến đường giao thông đã lên tới 1.194 tỷ đồng.
Ông Châm cho biết thêm, sau 5 năm xây dựng NTM, huyện Đông Anh đã có sự chuyển mình rõ nét. Diện mạo các làng quê ngày càng khang trang, đường sá được đầu tư rộng rãi hơn, to đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. “Huyện đã xác định triển khai xây dựng NTM, nâng cao thu nhập cho nhân dân là vấn đề cốt lõi. Do đó, bên cạnh việc tập trung khai thác thế mạnh của các làng nghề truyền thống, huyện Đông Anh còn tập trung ưu tiên vào phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị cao” – ông Châm nhấn mạnh.
Cũng theo ông Châm, trong thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao với diện tích chuyển đổi đạt 1.283ha. Đến nay, rất nhiều vùng chuyển đổi đã phát huy hiệu quả kinh tế, cho giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm như: Vùng sản xuất rau an toàn ở các xã Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá; vùng cây cảnh ở xã Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Tiên Dương, Nam Hồng, Kim Nỗ, Hải Bối; vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng chất lượng cao ở xã Thụy Lâm, Dục Tú, Xuân Nộn, Liên Hà; vùng trồng chuối tiêu hồng nuôi cấy mô ở xã Tám Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Đại Mạch, Kim Chung…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, trên địa bàn huyện đã có 230 trang trại được phê duyệt, trong đó 60 trang trại hoạt động hiệu quả với tổng đàn lợn hơn 68.000 con, đàn gia cầm, thủy cầm trên 2,1 triệu con. Nếu như năm 2011, giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 110 triệu đồng/năm, thì đến nay đã tăng lên 245 triệu đồng/ha/năm.
Video đang HOT
Theo ông Châm, Đông Anh là huyện ven đô, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cụm, điểm công nghiệp nằm trên địa bàn chính là cơ hội để nhân dân trong huyện chuyển dịch cơ cấu lao động, tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm và có thu nhập cao. “Thực tế, đã có hàng nghìn lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làm công nhân tại các khu, cụm công nghiệp nên có thu nhập ổn định. Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 25 triệu đồng/người/năm, thì đến nay đã đạt tới 43 triệu đồng/người/năm”- ông Châm khoe.
Hướng đến các tiêu chí bền vững
Đối với thủy lợi, toàn huyện Đông Anh đã nâng cấp hơn 780km kênh cấp 3 phục vụ tưới cho 8.100ha đất nông nghiệp. Về trường học, nếu như năm 2010, toàn huyện mới có 25/84 trường học đạt chuẩn (chiếm 29%) thì đến nay đã có 44/86 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 51,16% tổng số trường. Về y tế, đã có 21/23 xã đạt chuẩn quốc gia (theo chuẩn mới). Toàn huyện đã có 107 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đạt chuẩn; các thôn cũng đều có sân thể thao phục vụ nhân dân rèn luyện sức khỏe…
“Dù huyện đã đạt chuẩn NTM, song chúng tôi vẫn xác định và chỉ đạo các xã tiếp tục xây dựng và nâng cao các tiêu chí NTM theo hướng bền vững, làm đến đâu chắc đến đó, nhất là luôn nỗ lực để giữ vững và nâng cao hơn nữa tiêu chí thu nhập của nông dân” – ông Châm khẳng định.
Ông Châm cho biết thêm, mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh đem đến nhiều lợi thế, nhưng cũng đi kèm với nhiều khó khăn, thách thức. “Để khắc phục những khó khăn này, huyện Đông Anh đã ban hành một số giải pháp. Theo đó, đối với ô nhiễm môi trường làng nghề, huyện đã thực hiện quy hoạch các khu làng nghề tập trung và xây dựng các khu xử lý chất thải xa khu dân cư như: Cụm công nghiệp Nguyên Khê, Vân Hà, Liên Hà hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường” – ông Châm cho hay.
Theo Danviet
Tây Đô tạo sự khác biệt xây dựng nông thôn mới
"Đạt được kết quả như hôm nay là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; sự quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo, phân công từng thành ủy viên trực tiếp chỉ đạo các xã nông thôn mới (NTM); lồng ghép phát động thi đua trong cả hệ thống chính trị, hướng đến nâng cao đời sống và thu nhập người dân nông thôn" - bà Hoàng Kim Cương - Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM TP.Cần Thơ nhận định.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ xây dựng NTM
Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: Tuy xuất phát điểm xây dựng NTM của thành phố còn thấp, nhiều khó khăn, nhưng sau hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn thành phố thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể.
Bộ mặt huyện NTM mới Phong Điền mang dáng dấp của đô thị hiện đại. Ảnh: C.L
Tổng nguồn vốn huy động từ
năm 2011-2015 2.909 tỷ đồng ngân sách nhà nước
4.388 tỷ đồng vốn tín dụng
697 tỷ đồng do dân góp Xây dựng hạ tầng nông thôn
tại Cần Thơ 23/36 xã đã hoàn thiện
100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu
100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
6/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM
Năm 2016, thành phố đặt mục tiêu công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền); xã Trung Hưng (huyện Cờ Đỏ); xã Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh); xã Thới Thạnh, Trường Xuân A (huyện Thới Lai). Đồng thời phấn đấu có 5 tiêu chí, gồm: Thủy lợi, bưu điện, y tế, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh đạt 100%; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí... Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM TP.Cần Thơ, các xã này đã đạt được thành tựu nhất định và cần được tập trung mọi nguồn lực để sớm về đích trong năm nay; phấn đấu đến hết năm 2016 có 100% cán bộ, công chức, viên chức và các thành viên tham gia xây dựng NTM được đào tạo, tập huấn các nội dung về NTM, đội ngũ cán bộ từ thành phố đến ấp đạt chuẩn theo Quyết định 1996 của Thủ tướng Chính phủ...
Bên cạnh đó, về hạ tầng nông thôn, hiện đã có 23/36 xã đã hoàn thiện, 100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; nước sạch nông thôn đạt trên 56%, nước hợp vệ sinh đạt trên 95%; sử dụng điện nông thôn đạt trên 98%. Hiện đã có 16/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM.
"Điểm khác biệt trong xây dựng NTM ở TP.Cần Thơ là việc thực hiện thêm 1 tiêu chí, tiêu chí số 20 về dịch vụ công. Đây là tiêu chí cải cách hành chính, có bộ phận 1 cửa tiếp nhận và trả kết quả cho người dân tại các xã. Hiện có 100% các xã đã đạt tiêu chí này ở mức độ 2. Chính sự đồng thuận của người dân là mấu chốt để tạo nên những thành tích trong xây dựng NTM của TP.Cần Thơ, người dân không những góp công sức, hiến đất, ngày công lao động mà còn đóng góp tiền. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp và nhà tài trợ trong xây dựng NTM" - bà Kim Cương thông tin thêm.
Rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị
Cũng theo bà Cương, năm 2011 thu nhập bình quân của vùng nông thôn là khoảng 13 triệu đồng/45 triệu đồng bình quân của thành phố (thấp hơn khoảng 3 lần); hiện nay thu nhập bình quân của vùng nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/ 69 triệu bình quân của thành phố (tương đương một phần hai). Có thể thấy từ việc phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển cầu, đường, nạo vét kênh mương, thủy lợi và đê bao sản xuất đã có được sự tăng lên về thu nhập, rút ngắn khoảng cách nông thôn, thành thị.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho hay: "Hiện nay, huyện đã có 5/9 xã được công nhận NTM, dự kiến cuối năm nay sẽ có thêm xã Thạnh Quới được công nhận NTM. Vĩnh Thạnh là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn sẽ tiếp tục nâng cao phát triển vùng sản xuất lúa, lúa xen canh màu; đồng thời tùy vào điều kiện của mỗi xã sẽ kết hợp xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản hiệu quả. Hiện huyện có 18 hợp tác xã nông nghiệp, có 59 cánh đồng lớn sản xuất lúa".
Được biết, tháng 3.2016, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) chính thức khởi động. Tại TP.Cần Thơ, VnSAT được triển khai trên địa bàn 3 huyện, với 16 xã tham gia, mục tiêu là giúp nông dân áp dụng công nghệ sản xuất lúa tiên tiến, lợi nhuận tăng thêm 30%, giá trị sản xuất vùng lúa ĐBSCL tăng thêm từ 40-60 triệu USD/năm.
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ chia sẻ: "Dự án giúp nâng cao cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, nâng cao năng lực quản lý của các tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao... Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, qua đó giúp các xã có điều kiện hoàn thành các tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, giảm tỷ lệ hộ nghèo".
Trong thời gian tới thành phố tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí theo hướng nâng cao các tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã được công nhận NTM; hạ tầng cơ cở nông thôn đạt 100%; thu nhập của người dân nông thôn đạt 2/3 bình quân của thành phố; phấn đấu công nhận huyện Vĩnh Thạnh là huyện NTM vào năm 2018.
Theo Dantri
Cây keo, cây sắn "kéo" xã nghèo vươn lên Những năm qua, trồng rừng và cây sắn tại Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam) được tập trung phát triển, hai loại cây nguyên liệu này đã trở thành cây sản xuất chính, có giá trị kinh tế cao, đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhanh chóng. Thế mạnh về rừng Ông...